26. Thế còn trong trường hợp mạng sống người phụ nữđang bịđe dọa bởi chuyện mang thai hay chuyện sinh đẻ thì sao?
Trong một số trường hợp hiếm hoi, đành phải chấp nhận chấm dứt thai kỳ là để cứu lấy mạng sống của người mẹ. Về nguyên tắc luân lý, khi hai mạng sống cùng bịđe dọa tử vong và chỉ có thể cứu được một mạng sống mà thôi, thì các bác sĩ bắt buộc phải chọn lựa cứu ngay lấy một trong hai mạng sống đó. Có những trường hợp bắt buộc phải cứu người mẹ, nhưng cũng có nhiều trường hợp có thể chọn lựa một trong hai, thì thường là người mẹ cao cảđã sẵn sàng hy sinh mạng sống mình cho chính đứa con của mình.
(Xin xem bài "CHẾT CHO CON ĐƯỢC SỐNG" về bà Gianna Beretta đã được Hội Thánh tôn phong hiển Thánh vì đã can đảm hy sinh chính mạng sống mình để đứa con trai của bà được sinh ra bình an thay vì bị giết chết, http:// huongvedaihoidanchua.net/
ngonnenchodoi/3035.html)
27. Thế còn trong trường hợp đứa trẻ chưa được sinh ra đã được chẩn đoán là bị dị dạng hay khuyết tật thì sao?
Trong thực tế, các chẩn đoán của bác sĩ không phải lúc nào cũng chính xác. Tỷ lệ sai sót và chính xác có khi ngang ngửa nhau. Nếu phải dựa vào các kết quả của các loại thiết bị y khoa thì mức độ sai lầm còn cao hơn nữa. Điều này chính các y bác sĩ có lương tâm nghề nghiệp cũng phải công nhận.
Mặt khác, sự dị dạng của đứa trẻ từ trong bào thai thường là rất nhỏ. Và thực tế cho thấy những trẻ bị khuyết tật được sinh ra vẫn thường sống rất hạnh phúc, lạc quan, có nghị lực lạ lùng để vượt qua nghịch cảnh, và đến khi trưởng thành, họ đều bày tỏ niềm hạnh phúc và tự hào đã được chính cha mẹ chấp nhận cho họđược chào đời.
Trong cuộc sống thực tế, các trẻ bị khuyết tật không phải là những gánh nặng về mặt xã hội, họ đã nỗ lực góp phần cống hiến rất nhiều giá trị quý báu cho gia đình họ và cho
cộng đồng nhân loại.
(Xin xem bài "BÀN CHÂN NĂM NGÓN" về anh Tony Melen- dez ở Hoa Kỳ, bẩm sinh đã không có hai tay, đã nỗ lực vươn lên trong cuộc đời chỉ với hai chân và một tấm lòng chân thành kính thờ Thiên Chúa, http:// huongvedaihoidanchua.net/ ngonnenchodoi/3563.html) 28. Thế còn việc người phụ nữ mang thai vì hiếp dâm hay vì tội loạn luân (incest) thì sao?
Việc phải mang thai do hiếp dâm là trường hợp cực kỳ hiếm có. Tuy nhiên cần phải thấy rằng việc hiếp dâm không bao giờ là tội lỗi của đứa trẻ cả; bên có tội cần phải được trừng phạt chứ không phải là đứa trẻ hoàn toàn vô tội và đáng thương.
Một đứa trẻ vẫn luôn luôn là một đứa trẻ với đầy đủ phẩm giá làm người cho dù nó đã được thụ thai trong bất cứ tình huống nào, do bị hiếp dâm hay do loạn luân.
Mặt khác tính cách bạo động của việc phá thai đối với bản thân người phụ nữ cũng tương đồng với tính cách bạo động và vô luân của việc hiếp dâm mà người ấy đã phải gánh chịu. Việc phá thai không thể nào giúp cho người phụ nữ bị hiếp dâm cảm thấy nguôi ngoai hay tìm lại được bình an trong tâm hồn.
PHẦN VI: CHỐNG LẠI PHÍA BẢO VỆ SỰ SỐNG