Làm văn (7 điểm)

Một phần của tài liệu de-thi-giua-ki-1-ngu-van-lop-11-ho-chi-minh-co-dap-an-dtvj2021t1 (Trang 38 - 41)

Phân tích giá trị phản ánh và phê phán hiện thực trong đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh

---HẾT--- ĐỀ SỐ 10 ĐỀ SỐ 10

ĐÁP ÁN

SỞ GD&ĐT TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG THPT …

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 - 2022 NĂM HỌC 2021 - 2022

MÔN: NGỮ VĂN 11 ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM --- I.ĐỌC HIỂU (3 điểm)Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:

Câu 1: (1 điểm)

- Đoạn thơ trên được viết bằng thể loại thơ tự do, xen kẽ các câu 7 chữ và 8 chữ. - Đoạn thơ có giọng điệu tự nhiên như lời chuyện trò, tâm tình thân mật của tác giả với người yêu ở nơi xa. Đây là ngôn ngữ thơ ca bước ra đời sống, từ chiến trường. Câu 2: Trong đoạn thơ, tác giả đã thể hiện hai cảm xúc chủ đạo (1 điểm)

- Sự thích thú, yêu mến những vẻ đẹp của rừng Trường Sơn trên con đường ra trận. - Nỗi nhớ thương sâu lắng hướng về “em”.

Câu 3: (1 điểm)

- Câu thơ có cách diễn đạt tương tự là Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông.

- Hai câu thơ của Nguyễn Bính và của Phạm Tiến Duật đều nói về nỗi nhớ và đều sử dụng các địa danh để thể hiện nỗi nhớ của mình.

Cách diễn đạt này khắc họa rõ sự chia cách ở những miền không gian xa nhau, vừa thể hiện nỗi nhớ thiết tha sâu nặng lan tỏa tâm tư tâm hồn của con người mà bao trùm cả không gian. Câu thơ vì thế có sự biểu cảm và lay động sâu sắc đối với người đọc.

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Giá trị phản ánh và hiện thực được bộc lộ qua các chi tiết sau trong đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh

1) Bức tranh về cuộc sống, sinh hoạt xa hoa trong phủ Chúa

a) Quang cảnh trong phủ chúa: Cực kỳ lộng lẫy, tráng lệ, không đâu sánh bằng: - Cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm

- Những “ đại đường”, “Quyển bồng” với kiệu son võng điều, đồ nghi trượng sơn son thếp vàng

- Nội cung qua năm sáu lần trướng gấm với những trướng gấm, màn là, sập vàng, ghế rồng, đèn sáng lấp lánh, hương hoa ngào ngạt…

( Hình dung màu sắc, đường nét, hương sắc của vườn cây, lầu son gác tía, mân vàng chén bạc, sơn hào hải vị…)

-> Tác giả là con quan, đã từng nhiều lần vào tử cấm thành mà vẫn ngỡ ngàng trước quang cảnh nơi phủ chúa…

=> Quang cảnh nơi phủ chúa hiện lên cực kì xa hoa, tráng lệ và không kém phần tôn nghiêm của vương giả triều đình.

b) Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa

- Về ăn uống: "Mâm vàng, chén bạc, đồ ăn toàn của ngon vật lạ" - Cách nói năng:

+ Trịnh Sâm thì dùng từ thánh chỉ (4 lần), thánh thượng (3 lần) + Trịnh Cán thì: Thánh thể (1lần)

+ Trong phủ có nhiều loại quan: Quan chánh đường, các vị lương y, của sáu cung ba viện, kẻ truyền tinđông đảo nhộn nhịp.

+ Phủ chúa ra vào phải có thẻ; lương y khám bệnh cũng phải lạy bốn lạy , xin phép mới được cởi áo thế tử…

+ Chúa Trịnh luôn luôn có "phi tần chầu chực" xung quanh, trướng rủ màn che -> Cung cách sinh hoạt ở phủ chúa đều phải tuân theo lễ nghi, khuôn phép cho thấy sự cao sang, quyền uy tột bậc. Đến cả việc đi đứng, nói năng cũng vô cùng kiểu cách.

c) Thái độ của tác giả đối với cuộc sống nơi phủ chúa

Tác giả dửng dưng trước những những quyến rũ vật chất,cảnh sống xa hoa bởi nó được xây bằng xương máu của nhân dân…

+ Không đồng tình với cuộc sống quá no đủ phè phỡn tiện nghi nhưng thiếu khí trời và không khí tự do…

=>Tóm lại: Qua cách nói mỉa mai châm biếm của tác giả, ta thấy sự lộng quyền của nhà chúa với quyền uy tối thượng và nếp sống hưởng thụ cực kỳ xa hoa của chúa Trịnh cùng gia đình; sự thật bù nhìn của vua Lê khi ấy…

2) Thế tử Cán và thái độ con người Lê Hữu Trác: a) Thế tử Cán:

Nơi thế tử ngự là nơi thâm nghiêm tối tăm ; bao quanh là vật dụng gấm vóc, lụa là vàng ngọc…

+ Người đông nhưng im lặng, thiếu sinh khí. + Không khí lạnh lẽo tù túng

+ Hình hài: tinh khí khô hết, mặt khô, rốn lồi to, gân xanh, chân tay gầy gò, …nguyên khí đã hao mòn, thương tổn quá mức…mạch bị tế sác…âm dương đều bị tổn hại.” => Cuộc sống vật chất đầy đủ giàu sang nhưng phẩm chất tinh thần, ý chí nghị lực trống rỗng.Đó cũng chính là hình ảnh suy yếu muc6 ruỗng của tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh Những năm cuối TK XVIII.

b) Thái độ, con người Lê Hữu Trác:

+ Tác giả là một thầy thuốc giỏi, có kiến thức sâu rộng và dạn dày kinh nghiệm. + Ông còn là một thầy thuốc có lương tâm và đức độ.

=> Phẩm chất cao quý: Khinh thường danh lợi, quyền quý, yêu thích cuộc sống tự do thanh đạm chốn quê nhà.

3) Nét đặc sắc trong bút pháp nghệ thuật của tác giả

+ Cách quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, tả cảnh tả người sinh động, không bỏ sót chi tiết nhỏ nào tạo nên cái thần của cảnh và việc. Đây được coi như một tài liệu quý vào thời vua Lê, chúa Trịnh mà cho tới nay vẫn được lưu giữ lại.

+ Cách kể diễn biến câu chuyện và sự việc khéo léo, lôi cuốn người đọc.

+ Thể hiện tâm hồn cao thượng, khát khao cuộc sống tự do không màng danh lợi của vị danh y Hải Thượng Lãn Ông.

-> Phản ánh giá trị hiện thực sâu sắc: Cuộc sống nơi cung vua, phủ chúa dẫu có giàu sang phú quý tột bậc nhưng rốt cục cũng chỉ là vào luồn ra cúi, cá chậu chim lồng mà thôi.

Một phần của tài liệu de-thi-giua-ki-1-ngu-van-lop-11-ho-chi-minh-co-dap-an-dtvj2021t1 (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)