Cơ cấu chấp hành

Một phần của tài liệu Điều khiển điện khí nén ĐCN (Trang 42 - 44)

- Vệ sinh và vận hành được máy nén khí kiểu Root.

2. Cơ cấu chấp hành

Mục tiêu:

- Hiểu được nguyên lý hoạt động của các loại xy- lanh, động cơ khí nén. - Biết được kí hiệu của các loại xy- lanh, động cơ khí nén.

- Vận hành được các loại xy- lanh, động cơ khí nén.

- Cơ cấu chấp hành có nhiệm vụ biến đổi năng lượng khí nén thành năng lượng cơ học. Cơ cấu chấp hành có thể thực hiện chuyển động thẳng (xy- lanh) hoặc chuyển

quay (động cơ khí nén). Cần pít- tông tạo ra lực đẩy F được tính bằng tích của diện tích bề mặt pít - tông A và áp suất trong xy - lanh pe.

2.1. Xy- lanh

2.1.1. Xy- lanh tác động đơn

- Áp lực tác động vào xy- lanh đơn chỉ có ở một phía, phía ngược lại do lò xo tác động hay do ngoại lực tác động. Lực tác động lên pít- tông được tính theo công thức:

Fz = A.pe - Flx - Fms Trong đó:

Fz [N]: Lực tác động lên pít- tông. A [cm2]: Tiết diện pít- tông.

D [cm]: Đường kính pít- tông.

pe [bar]: Áp suất khí nén trong xy- lanh.

Fms [N]: Lực ma sát, phụ thuộc vào chất lượng bề mặt giữa pít- tông và xy- lanh, vận tốc chuyển động pít- tông, loại vòng đệm. Trong trạng thái vận hành bình thường, lực ma sát Fms ≈ 0,15 A.pe

Flx [N]: Lực lò xo.

- Xy- lanh tác dụng đơn được sử dụng cho thiết bị, đồ gá kẹp chi tiết.

Hình MĐ15-03-2 - Xy- lanh tác động đơn.

2.1.2. Xy- lanh tác động hai chiều (xy- lanh tác động kép)

- Nguyên tắc hoạt động của xy- lanh tác dụng kép là áp suất khí nén được dẫn vào cả hai phía xy- lanh.

a. Xy- lanh tác động kép không có giảm chấn

Một phần của tài liệu Điều khiển điện khí nén ĐCN (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)