2. Dung sai mối ghép ren
1.2. Sai lệch và dung sai hình dạng
Sai lệch và dung sai hình dạng hình học được chia làm hai loại: Sai số hình dạng mặt trụ và sai số hình dạng mặt phẳng 1.2.1 Sai số hình dạng mặt phẳng Sai số hình dáng bề mặt phẳng được đặc trưng bởi độ phẳng và độ thẳng - Sai lệch độ thẳng: là khoảng cánh lớn nhất từ các điểm trên prôifn thực đến đường thẳng áp trong giới hạn chiều dài chuẩn L
Hình 3.1
[Giảng viên: Tạ Thị Hoàng Thân ] 35 - Sai lệch độ phẳng: là khoảng cánh lớn nhất từ các điểm trên bề mặt thực đến mặt phẳng áp tương ứng trong giới hạn phần chuẩn L
* Các sai lệch thành phần của độ không phẳng:
- Độ lồi: là sai lệch của độ phẳng (hoặc độ thẳng) mà khoảng cách từ các điểm của bề mặt thực đến mặt phẳng (đường thẳng) áp được giảm đi từ mép ngoài đến và giữa.
- Độ lõm: là sai lệch của độ phẳng (hoặc độ thẳng) mà khoảng cách từ các điểm của bề mặt thực đến mặt phẳng (đường thẳng) áp được tăng lên từ ngoài mép đến vào giữa.
1.2.2 Sai số hình dáng bề mặt trụ (sai lệch về độ trụ)
Chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá sai số hình dáng bề mặt trụ là độ không trụ là khoảng cách lớn nhất từ các điểm của bề mặt thực tới mặt trụ cản tiếp trong giới hạn phần chiều dài chuẩn L.
Các chỉ tiêu thành phần được xác định trong mặt cắt dọc và mặt cắt ngang: * Theo phương mặt cắt ngang (mặt cắt vuông góc với trục) có:
- Sai lệch độ tròn (độ không tròn): Là khoảng cách lớn nhất từ các điểm của prôfin thực đến vòng tròn áp.
Khi phân tích sai lệch hình dáng theo phương ngang người ta còn xét đến các dạng thành phần của sai lệch độ tròn là độ ôvan và độ phân cạnh.
+ Độ ôvan: Là sai lệch độ tròn mà prôfin thực là hình ôvan Độ lồi Độ lõm Hình 3.3
Sai lệch độ tròn
[Giảng viên: Tạ Thị Hoàng Thân ] 36
+ Độ phân cạnh
(độ đa cạnh) là sai
lệch độ tròn mà prôfin
thực là hình nhiều cạnh.
Ta tính theo công thức sau
2 min max d d
* Theo phương mặt cắt dọc: Có sai hình dáng mặt cắt dọc, chỉ tiêu tổng hợp là sai lệch prôfin mặt cắt dọc
- Sai lệch prôfin mặt cắt dọc: Là khoảng cấch lớn nhất từ các điểm trên prôfin thực, nằm trong mặt phẳng đi qua trục của nó, đến phía cạnh tương ứng của prôfin áp trong giới hạn chiều dài phần chuẩn.
- Các chỉ tiêu thành phần bao gồm: Độ côn, độ phình và độ thắt
+ Độ côn: Hai đường sinh là hai đường thẳng nhưng không song song với nhau. Độ ô van Độ phân cạnh Hình 3.5 Sai lệch Prôfin mắt cắt dọc Hình 3.6. Hình 3.6.
[Giảng viên: Tạ Thị Hoàng Thân ] 37
+ Độ phình( độ trống): Các đường sinh không thẳng và lồi ở giữa( các đường kính tăng từ mép biên đến giữa mặt cắt).
+ Độ thắt( độ yên ngựa): Các đường sinh không thẳng và thắt ở giữa( các đường kính giảm từ mép biên đến giữa mặt cắt)