Kiến nghị Nhà nước

Một phần của tài liệu BTL-NHÓM-5-KTDN (Trang 25 - 28)

Về thị trường trong nước: tăng cường mở rộng thị trường, đầu tư thêm nhân lực trong khâu thiết kế kết hợp với thiết kế các sản phẩm phù hợp với sự thay đổi của thị trường.

Chính phủ cần xây dựng chiến lược dài hạn để kết nối hạ tầng giao thông, tạo sức hút cho các nhà đầu tư, tạo nguồn lực thu hút nhân lực. Bên cạnh đó, sản phẩm của công ty tạo ra không những phải tốt về chất lượng mà còn phải đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc tạo được sự tin dùng của khách hàng, sản phẩm phải thật sự ấn tượng để họ coi nó như một phần không thể thiếu trong cuộc sống.

Về công tác thị trường nước ngoài: tạo pháp lý thuận lợi cho hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường nước ngoài, nâng cao trách nhiệm và năng lực của cơ quan và tổ chức làm công tác thị trường ngoài nước, hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, tổ chức tốt việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin thương mại cho các doanh nghiệp.

- Giải quyết nhanh chóng đổi mới công nghệ của công nghiệp dệt đảm bảo sản xuất sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp may trong nước.

- Cân nhắc giữa đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất tập trung và tổ chức sản xuất phân tán ở từng doanh nghiệp riêng lẻ.

Về sự hỗ trợ của Chính phủ và các chính sách thuế:

- Nhà nước nên giảm hơn nữa thuế suất nhập khẩu bình quân và mức thuế này cần tiếp tục giảm trong thời gian tới.

- Nhiều doanh nghiệp cho rằng mức thuế VAT hiện nay áp dụng cho các doanh nghiệp dệt may vẫn cao nên hạ xuống 5%.

- Rà soát, cắt bỏ những thủ tục hành chính không cần thiết nhằm giảm chi phí, thủ tục cho doanh nghiệp; khơi thông mọi nguồn lực cho đầu tư, kinh doanh; thực hiện tốt công tác phòng chống dịch covid -19 đi cùng với thúc đẩy sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với công tác kiểm tra, giám sát và quản lý của Nhà nước chặt chẽ, hiệu quả.

Về chính sách đối với người lao động:

- Đề nghị Chính phủ có chính sách phù hợp để các doanh nghiệp dệt may Nhà nước giải quyết lao động: Nam 55 tuổi với 30 năm công tác, nữ 50 tuổi với 25 năm công tác có thể giải quyết nghỉ chế độ. Hoặc nam 50 tuổi, nữ 45 tuổi có thể giải quyết sớm với phần đền bù lương.

- Vì ngành Dệt may sử dụng nhiều lao động nhưng lợi nhuận thấp nên đóng phí công đoàn 2% trên lương thực trả là quá cao, đề nghị cho đóng 2% trên lương cấp bậc.

Về cơ chế xuất khẩu: tiếp tục mở rộng hơn nữa quyền kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp.

KẾT LUẬN

Trong cơ chế thị trường của nước ta hiện nay, việc nâng cao kết quả tiêu thụ của một doanh nghiệp là một điều hết sức quan trọng, không thể thiếu đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó. Đối với ngành dệt may cũng vậy, nhất là Công ty Dệt may Hà Nội, tiêu thụ sản phẩm là khâu rất quan trọng quyết định đến sự thịnh suy của công ty. Đây là một doanh nghiệp rất lớn, có sức ảnh hưởng tới ngành dệt may của nước ta. Tuy vậy, cũng giống như bao doanh nghiệp khác đều gặp khó khăn trong quá trình tiêu thụ sản phẩm do công ty sản xuất ra. Vậy nên, việc phải thường xuyên phân tích quá trình tiêu thụ sản phẩm của công ty để tìm ra điểm mạnh và yếu, để phát huy và khắc phục rất quan trọng để công ty có thể tồn tại trên thị thường.

Nhìn thấy được vấn đề đó nhóm chúng em đã chọn đề tài “Tìm hiểu hoạt động tiêu thụ của Công ty Dệt may Hà Nội – HANOISIMEX”; làm rõ về tiêu thụ sản phẩm, quá trình tiêu thụ và đề xuất giải pháp cho HANOISIMEX để có thể đưa ra những phân tích về nguyên nhân thực trạng, các vấn đề công ty đang gặp phải; cuối cùng đưa ra một số giải pháp, kiến nghị cho công ty.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc tìm hiểu và nghiên cứu về đề tài cũng như công ty dệt may Hà Nội, nhưng không thể tránh khỏi những khiếm khuyết trong quá trình phát triển và phân tích đề tài. Chúng em rất mong nhận được sự chỉ bảo của cô để bài thuyết trình của chúng em được đầy đủ và hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Công Đoàn, Nguyễn Cảnh Lịch (2012), Giáo trình Kinh tế Doanh Nghiệp Thương Mại, tái bản lần 3, NXB Thống Kê, Hà Nội

2. Trang chủ Công ty Dệt may Hà Nội – HANOISIMEX

https://www.hanosimex.com.vn/

3. Toplistvn (2020), Top 6 Thương hiệu khẩu trang vải kháng khuẩn tốt nhất hiện nay, Công ty cổ phần Toplist, Hà Nội

https://toplist.vn/top-list/thuong-hieu-khau-trang-vai-khang-khuan-tot-nhat-hien-nay- 41613.htm

4. Nhịp sống Việt (2020), Không chỉ Dệt Kim Đông Xuân mà nhiều công ty khác cũng sản xuất khẩu trang vải kháng khuẩn, chị em đã biết chưa? (P1), aFamily Fanpage, Hà Nội

https://afamily.vn/khong-chi-det-kim-dong-xuan-ma-nhieu-cong-ty-khac-cung-san-xuat- khau-trang-vai-khang-khuan-chi-em-da-biet-chua-20200304113300994.chn

5. Simerp (3/2022), Chăm sóc khách hàng sau bán hàng: Quy trình và kịch bản Chuyên Nghiệp, Magenest Blog, HCM

https://simerp.io/blog/cham-soc-khach-hang-sau-ban-hang/#Giu_lien_lac_voi_khach_hang

6. Nguyễn Thị Lan Anh (2020), Chuyên đề tốt nghiệp, Đề tài “Một số biện pháp về tổ chức nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại công ty dệt may Hà Nội.”

7. Trang Chung (2021), Ngành dệt may: 5 kiến nghị đề xuất lên Thủ tướng Chính phủ, Báo Điện tử Chính phủ, Hà Nội

https://baochinhphu.vn/nganh-det-may-5-kien-nghi-de-xuat-len-thu-tuong-chinh-phu- 102201498.htm

Một phần của tài liệu BTL-NHÓM-5-KTDN (Trang 25 - 28)