a. Công dụng
Thước đo góc vạn năng sử dụng một thước đo góc và một cây thước thẳng được gắn với nhau sao cho thước đo góc di chuyển được trong thước thẳng. Thước đo góc vạn năng có độ chính xác cao nhất. Muốn xác định trị số thực của góc ta dùng loại thước này.
b. Cấu tạo
Thước đo góc vạn năng kiểu YH của Liên Xô, dùng để đo các góc trong và góc ngoài từ 0o đến 320o. Cấu tạo của thước gồm có thước chính 1 hình quạt, trên thước chính chia vạch theo độ, một đầu của thước chính có ghép cố định thanh 2 làm mặt đo. Du xích 3 và thước chính 1 có thể chuyển động tương đối được với nhau. Phần 8 ghép liền với du xích 3 và lắp với ke 5 bằng kẹp 4. Ke 5 lắp với thước thẳng 6 bằng kẹp 7. Núm vặn 9 dùng để điều chỉnh vị trí của thước chính.
Hình 3.23. Thước đo góc vạn năng kiểu YH
Khi sử dụng, tùy theo độ lớn và đặc điểm của từng góc cần đo, có thể lắp thước theo nhiều cách khác nhau để đo.
Khi lắp cả thước và ke thì đo được các góc 0o đến 50o (hình XI-8a). Khi đo các góc từ 50o đến 140o thì tháo ke ra thay bằng thước thẳng (hình XI-8b). Khi lắp ke, bỏ thước thẳng ra sẽ đo được các góc từ 140o đến 230o (hình XI- 8c). Khi không lắp ke và thước thẳng sẽ đo được các góc từ 230o đến 320o .
Thước chính có thể điều chỉnh lên xuống trên ke để đo những góc không có đỉnh nhọn.
Nguyên lý du xích của thước đo vạn năng giống như nguyên lý của thứơc cặp. Vì thế, cách đọc trị số đo cũng giống như cách đọc trị số đo trên thước cặp.
Ta thường gặp loại thước có a = 1o ; n = 30 do đó
30 ' 60 30 1 = = o n a = 2’. Như vậy, giá trị mỗi vạch trên du xích của thước đo góc vạn năng này là 2’.
Hình 3.24. Phương pháp sử dụng thước đo góc 3.6.2 Cấu tạo và nguyên lý của thước sin
3.6.2.1 Cấu tạo
Hình 3.25: Cấu tạo của thước sin