1.1. Khái niệm hợp đồng kinh tế(HĐKT) ạKinh tế thịtrường và vai trò của HĐKT:
Trong công cuộc đổi mới đất nƣớc, chúng ta đã đạt đƣợc nhiều thành tựu to lớn và rất quan trọng về kinh tế xã hộị Chặng đƣờng đổi mới tiếp theo đòi hỏi chúng ta phải cố gắng phấn đấu, nỗ lực, nghiên cứu, tìm tòi, giải quyết những vấn đề mới mẻ, phức tạp của nền kinh tế thị trƣờng và hội nhập quốc tế. Trong đó hợp đồng ngoại thƣơng luôn là khâu trọng yếu đƣợc Đảng, Nhà nƣớc quan tâm một cách thiết thực.
Bên cạnh đó với sự phát triển nhanh chóng của lực lƣợng sản xuất và phân công lao động trên qui mô toàn thế giới đang diễn ra ngày càng sâu sắc và xuất hiện ngày càng nhiều các hình thức liên minh, hợp tác, trao đổi hàng hoá đóng một vị trí quan trọng trong các hoạt động kinh tếđối ngoạị Do đó để hoạt động trao đổi hàng hoá đƣợc diễn ra thuận lợi đòi hỏi phải có cơ sở pháp lý nhất định cho các bên và hợp đồng kinh tế là hình thức pháp lý cơ bản của trao đổi hàng hoá.
Kinh tế thịtrường: là nền kinh tếmà trong đó ngƣời mua và ngƣời bán tác động với nhau theo quy luật cung cầu, giá trịđểxác định giá cả và sốlƣợng hàng hoá, dịch vụ trên thịtrƣờng. Vì vậy, kinh tế thịtrƣờng và Hợp đồng kinh tế có vai trò và mối quan hệ đặc biệt quan trọng, mật thiết.
b. Khái niệm HĐKT:
Hợp đồng kinh tế là sự thỏa thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và các thỏa thuận khác có mục đích kinh doanh với sựquy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình. Để làm rõ đặc điểm của loại hợp đồng kinh tế, hãy so sánh giữa hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự.
c. Phân loại HĐKT
Dựa trên những căn cứ khác nhau mà hợp đồng kinh tếđƣợc phân thành nhiều loại khác nhaụ
Căn cứ và tính chất của quan hệ hợp đồng, hợp đồng kinh tế gồm các loại sau: + Hợp đồng kinh tế mang tính chất đền bù:
Là loại hợp đồng mà theo đó quyền và nghĩa vụ của các bên tƣơng xứng nhau (quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngƣợc lại). Trong quan hệ hợp đồng, một bên có nghĩa vụ giao hàng hoá, thực hiện dịch vụ hoặc kết quả công việc đã thoả thuận, bên kia có nghĩa vụ nhận hàng hoá hoặc kết quả đó và thanh toán tiền. Đây là loại hợp đồng phản ánh quan hệ
hàng hoá - tiền tệ với bản chất là quan hệngang giá và đƣợc sử dụng trong các lĩnh vực nhƣ la trao đổi hàng hoá; vận chuyển hàng hoá.
+ Hợp đồng kinh tế mang tính tổ chức :
Là loại hợp đồng đƣợc xác lập trên cơ sở sự đồng ý của cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền, các chủ thể kinh doanh có thể thoả thuận với nhau lập ra một cơ sở kinh tế - kỹ thuật mới để thực hiện mục đích chung. Hợp đồng này không phản ánh quan hệ hàng hoá tiền tệ, không mang tính chất đền bù. Các bên chủ thể có thể thoả thuận góp vật chất, góp sức lao động để lập ra cơ sở kinh doanh mớị Song chủ thể của loại hợp đồng này phải có tƣ cách pháp nhân đầy đủ. Tuỳ theo tính chất của tổ chức, hợp đồng không chỉ có 2 bên chủ thể mà có nhiều bên cùng tham giạ
Căn cứ vào thời hạn thực hiện hợp đồng, hợp đồng kinh tế chia làm 2 loại : + Hợp đồng kinh tế dài hạn:
Là những hợp đồng kinh tế có thời hạn thực hiện từ 1 năm trở lên nhằm thực hiện kế hoạch dài hạn.
+ Hợp đồng kinh tế ngắn hạn :
Là những hợp đồng kinh tế có thời hạn thực hiện từ1 năm trở xuống, gồm hợp đồng năm, nửa năm, quý, tháng để thực hiện kế hoạch năm và những phần kế hoạch trong năm.
Nhƣ vậy, tuỳtheo đối tƣợng của hợp đồng, tính chất của mối quan hệ, giá cả thịtrƣờng.... mà các chủ thể có thể ký kết hợp đồng ngắn hạn hay dài hạn.
Căn cứ vào tính kế hoạch của hợp đồng, hợp đồng kinh tế gồm: + Hợp đồng kinh tế theo chỉ tiêu pháp lệnh :
Là những hợp đồng kinh tế đƣợc ký kết nhằm thực hiện chỉ tiêu pháp lệnh do cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền giao cho các doanh nghiệp Nhà nƣớc. Việc ký kết hợp đồng kinh tế giữa những đơn vị kinh tếđƣợc giao nhiệm vụ kế hoạch là nghĩa vụ, là kỷ luật của Nhà nƣớc. Hợp đồng này mang tính kế hoạch cao, vì thế, tính tự nguyện và bình đẳng giữa các chủ thể của hợp đồng bị hạn chế. Tuy nhiên, trong cơ chế mới loại hợp đồng này không còn đƣợc áp dụng phổ biến nữa mà chỉ những doanh nghiệp Nhà nƣớc hoạt động công ích mới thực hiện nhiệm vụ kế hoạch Nhà nƣớc giaọ
+ Hợp đồng kinh tếthông thƣờng :
Loại hợp đồng này đƣợc ký kết theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, các bên cùng có lợi . Việc ký kết hợp đồng là quyền tự do ý chí của các đơn vị kinh tế , không một tổ chức hay cá nhân nào đƣợc áp đặt ý chí của mình cho các đơn vị kinh tếkhác. Trong cơ chế mới này, loại hợp đồng này đƣợc áp dụng rất phổ biến.
Căn cứ vào nội dung giao dịch của quan hệ hợp đồng gồm: ợp đồ
Là hợp đồng mà theo đó bên bán có nghĩa vụ chuyển giao hàng hoá và quyền sở hữu đối với hàng hoá đó cho bên mua theo đúng điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng, còn bên mua có nghĩa vụ nhận hàng hoá và thanh toán tiền hàng. Quan hệ hợp đồng này là quan hệtrao đổi hàng hoá, gọi là quan hệ hàng hoá - tiền tệ
+ Hợp đồng vận chuyển hàng hoá
Là hợp đồng mà theo đó bên vận tải hàng hoá có nghĩa vụ vận chuyển hàng hoá nhất định đến địa điểm đã ấn định để giao cho bên nhận hàng, còn bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cho bên vận tải một khoản tiền nhất định gọi là cƣớc phí vận chuyển.
+ Hợp đồng xây dựng cơ bản:
Là hợp đồng kinh tếtrong đó bên nhận thầu có nghĩa vụ xây dựng và bàn giao cho bên giao thầu toàn bộcông trình theo đúng đồ án thiết kế và thời hạn nhƣ đã thoả thuận trong hợp đồng, còn ben giao thầu có nghĩa vụ bàn giao mặt bằng xây dựng , các bản thiết kếvà đầu tƣ xây dựng đúng tiến độ đồng thời có nghĩa vụ nghiệm thu công trình và thanh toán cho bên nhận thầụ Hợp đồng này mang tính chất đền bù.
+ Hợp đồng dịch vụ :
Là hợp đồng kinh tế theo đó bên cung cáp dịch vụ có nghĩa vụ thực hiện hành vi nhất định phù hợp với ngành nghềđã đăng ký để thoả mãn nhu cầu của bên thuê dịch vụvà đƣợc hƣởng khoản tiền công nhất định gọi là phí dịch vụ, còn bên thuê dịch vụ có nghĩa vụ tiếp nhận kết quả dịch vụ và thanh toán cho bên thuê dịch vụphí nhƣ đã thoả thuận.
Tóm lại, trên đây là những hợp đồng kinh tế cụ thểđƣợc áp dụng phổ biến trong thực tiễn đời sống kinh tế của nƣớc ta hiện naỵ
d. Ký kết HĐKT
- Về số lƣợng: xuất phát từ mục đích nhƣ quan hệ giao dịch, lƣu trữmà định ra số văn bản cần soạn thảọ
- Đại diện các bên ký kết: Các bên cử một ngƣời đại diện ký. Thông thƣờng Thủtrƣởng cơ quan hay ngƣời đứng tên trong giấy phép đăng ký kinh doanh ký tên. Pháp luật cho phép ủy quyền cho ngƣời khác ký. Việc ký kết hợp đồng có thể thực hiện gián tiếp. Bên soạn thảo hợp đồng ký trƣớc, chuyển cho bên đối tác, nếu thỏa thuận với nội dung bên kia đƣa ra thì ký vào hợp đồng. Trƣờng hợp này cũng có giá trịnhƣ trƣờng hợp trực tiếp gặp nhau ký kết.
ẹ Hiệu lực pháp lý của HĐKT
- Trƣờng hợp HĐKT đƣợc ký kết bằng văn bản: HĐKT đƣợc coi là đã hình thành và có hiệu lực pháp lý kể từ thời điểm các bên đã ký vào văn bản.
- Trƣờng hợp HĐKT đã ký kết bằng tài liệu giao dịch: HĐKT đƣợc coi là đã hình thành và có hiệu lực pháp lý kể từ khi các bên nhận đƣợc tài liệu quy định thể hiện sự thoả thuận về tất cả những điều khoản chủ yếu của HĐKT.
f. Các biện pháp bảo đảm thực hiện HĐKT
Cầm cố tài sản: là việc một bên (gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng. Việc cầm cố tài sản phải đƣợc lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính.
Thế chấp tài sản: là việc một bên (gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng đối với bên kia (gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp. Việc thế chấp tài sản phải đƣợc lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. Trong trƣờng hợp pháp luật có quy định thì văn bản thay thế phải đƣợc công chứng, chứng thực hoặc đăng ký.
Đặt cọc: là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác (gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. Việc đặt cọc phải đƣợc lập thành văn bản.
Ký cƣợc: là việc bên thuê tài sản là động sản giao cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quí hoặc vật có giá trị khác (gọi là tài sản ký cƣợc) trong một thời hạn để bảo đảm việc trả lại tài sản thuê.
Ký quỹ: là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quí hoặc giấy tờ có giá khác vào tài khoản phong toả tại một ngân hàng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng.
Bảo lãnh: là việc ngƣời thứ ba (gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (gọi là bên đƣợc bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên đƣợc bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thoả thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên đƣợc bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình. Việc bảo lãnh phải đƣợc lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. Trong trƣờng hợp pháp luật có quy định thì văn bản bảo lãnh phải đƣợc công chứng, chứng thực.
* Tín chấp: là việc Tổ chức chính trị - xã hội đƣợc pháp luật cho phép bảo đảm (bằng tín chấp) cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác để sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ. Việc cho vay có bảo đảm bằng tín chấp phải đƣợc lập thành văn bản có ghi rõ số tiền vay, mục đích vay, thời hạn vay, lãi suất, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của ngƣời vay, ngân hàng, tổ chức tín dụng cho vay và tổ chức bảo đảm.
Hợp đồng kinh tế trái pháp luật là những hợp đồng không đảm bảo các điều kiện sau:
Điều kiện chủ thể tham gia
Các chủ thể tham gia hợp đồng kinh tế phải có năng lực chủ thể để thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng.
- Trong thực tiễn kinh doanh, thƣơng mại, chủ thể tham gia hợp đồng kinh tế chủ yếu là thƣơng nhân. Khi tham gia hợp đồng kinh tế nhằm mục đích lợi nhuận, các thƣơng nhân phải đáp ứng điều kiện có đăng ký kinh doanh phù hợp với nội dung hợp đồng. Trƣờng hợp mua bán hàng hóa, dịch vụcó điều kiện kinh doanh, thƣơng nhân còn phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh đó theo quy định của pháp luật.
- Đại diện các bên tham gia giao kết hợp đồng kinh tế phải đúng thẩm quyền. Đại diện hợp pháp của chủ thể hợp đồng có thểlà đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền. Khi xác định thẩm quyền giao kết hợp đồng kinh tế, cần lƣu ý quy định tai Điều 145 Bộ luật dân sự.
Theo đó khi ngƣời không có quyền đại diện giao kết, thực hiện hợp đồng, sẽ không làm phát sinh quyền, nghĩa vụđối với bên hợp đồng đƣợc đại diện, trừtrƣờng hợp đƣợc ngƣời đại diện hợp pháp của bên đƣợc đại diện chấp thuận. Bên đã giao kết hợp đồng với ngƣời không có quyền đại diện phải thông báo cho bên kia để trả lời trong thời hạn ấn định. Nếu hết thời hạn này mà không có trả lời thì hợp đồng không phát sinh quyền, nghĩa vụđối với bên đƣợc đại diện, nhƣng ngƣời không có quyền đại diện vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên đã giao kết hợp đồng với mình, trừ trƣờng hợp bên đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện.
* Mục đích và nội dung của hợp đồng kinh tế không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hộị
Hàng hóa, dịch vụlà đối tƣợng của hợp đồng không bị cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật. Tùy thuộc từng giai đoạn của nền kinh tế, xuất phát từ yêu cầu quản lý nhà nƣớc mà những hàng hóa, dịch vụ bị cấm kinh doanh đƣợc pháp luật quy định một cách phù hợp. Hợp đồng kinh tế đƣợc giao kết đảm bảo các nguyên tắc của hợp đồng theo quy định của pháp luật.
* Các bên tham gia hợp đồng kinh tế hoàn toàn tự nguyện.
Việc quy định nguyên tắc giao kết hợp đồng nhằm đảm bảo sự thỏa thuận của các bên phù hợp với ý chí thực của họ, hƣớng đến những lợi ích chính đáng của các bên, đồng thời không xâm hại đến những lợi ích mà pháp luật cần bảo vệ. Theo quy định của Bộ luật dân sự, việc giao kết hợp đồng nói chung và hợp đồng kinh doanh, thƣơng mại nói riêng phải tuân thủ theo các nguyên tắc: tự do giao kết nhƣng không trái pháp luật và đạo đức xã hội: Tự
nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng. Những hành vi cƣỡng ép, đe dọa, lừa dối để giao kết hợp đồng,... là lý do dẫn đến hợp đồng bị“khiếm khuyết” hiệu lực.
Hình thức hợp đồng kinh tế phù hợp với quy định của pháp luật.
Để hợp đồng kinh tế có hiệu lực, hợp đồng phải đƣợc xác lập theo những hình thức đƣợc pháp luật thừa nhận. Theo quy định tại Điều 42 của Luật Thƣơng mại, hợp đồng kinh tếđƣợc thể hiện bằng lời nói, bằng vàn bản hoặc đƣợc xác lập bằng hành vi cụ thể. Đối với các loại hợp đồng mà pháp luật quy định phải đƣợc lập thành vàn bản thì phải tuân theo các quy định đó.
Nhƣ vậy, trƣờng hợp các bên không tuân thủ hình thức hợp đồng khi pháp luật bắt buộc phải thỏa thuận bằng văn bản (ví dụ: hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hợp đồng mua bán nhà nở nhằm mục đích kinh doanh,...sẽ là lý do dẫn đến hợp đồng bị vô hiệụ Hiệu lực của hợp đồng là mục tiêu hƣớng tới của các bên khi tham gia giao kết hợp đồng. Vì vậy, việc tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng là đểđảm bảo quyền lợi của các bên.
1.2. Văn bản HĐKT và các loại văn bản HĐKT
ạ Khái niệm văn bản HĐKT
Văn bản HĐKT là một loại tài liệu đặc biệt do các chủ thể của HĐKT tự xây dựng trên cơ sở những quy định của pháp luật Nhà nƣớc về HĐKT, văn bản này có giá trị pháp lý bắt