Biểu thức và các toán tử

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập môn Tin cơ sở (Trang 77 - 81)

CHƯƠNG 1 : THUẬT GIẢI VÀ LƯU ĐỒ

3.2. Biểu thức và các toán tử

Biểu thức là dãy kí hiệu kết hợp giữa các toán hạng, phép toán và cặp dấu () theo một qui tắc nhất định. Các tốn hạng có thể là một biến, hằng, lời gọi hàm.

Biểu thức cung cấp một cách thức để tính giá trị mới dựa trên các toán hạng và toán tử trong biểu thức.

Có các loại biểu thức thơng dụng sau: biểu thức gán, biểu thức số học, biểu thức logic.

70

a. Thứ tự ưu tiên của các phép tốn

Ngơn ngữC++ qui định trật tự tính tốn theo các mức độưu tiên như sau: 1. Các biểu thức trong cặp dấu ngoặc ().

2. Các phép tốn 1 ngơi (tự tăng, giảm, lấy địa chỉ, lấy nội dung con trỏ …). 3. Các phép toán số học.

4. Các phép toán quan hệ, logic. 5. Các phép gán.

b. Phép chuyển đổi kiu

Khi tính tốn một biểu thức phần lớn các phép toán đều yêu cầu các toán hạng phải cùng kiểu.

- Chuyn kiu tđộng: về mặt nguyên tắc, khi cần thiết các kiểu có giá trị thấp sẽ

được chương trình tự động chuyển lên kiểu cao hơn cho phù hợp với phép toán. Cụ thể phép chuyển kiểu có thể được thực hiện theo sơ đồ như sau:

char ↔ int → long int → float → double Ví dụ 3.6a:

int i = 10; float f ; f = i + 5;

Trong ví dụ trên i có kiểu ngun và vì vậy i+5 cũng có kiểu ngun trong khi f có kiểu thực. Tuy vậy phép tốn gán này là hợp lệ vì chương trình sẽ tự động chuyển kiểu cuả i+5 (bằng 15) sang kiểu thực (bằng 15.0) rồi mới gán cho f.

- Ép kiu: trong chuyển kiểu tự động, chương trình chuyển các kiểu từ thấp đến

cao, tuy nhiên chiều ngược lại không thể thực hiện được vì nó có thể gây mất dữ liệu. Do đó nếu cần thiết người sử dụng phải ra lệnh cho chương trình.

Ví dụ 3.6b: int x;

float y = 5 ; // tự động chuyển 5 thành 5.0 và gán cho y

x = y + 2 ; // sai vì mặc dù 5 + 2 = 7 nhưng không gán được cho x

Trong ví dụ trên để câu lệnh x= y+2 thực hiện được ta phải ép kiểu của biểu thức y+2 về thành kiểu nguyên.

Cú pháp tổng quát như sau:

tên_kiu(biu_thc)

Trong đó tên_kiểu là kiểu cần được chuyển sang. Như vậy câu lệnh trên phải được viết lại: x = int(y + 2) ;

71

3.2.2. Các toán t (operator)

Các thành phần tên gọi tham gia trong phép toán được gọi là hạng thức hoặc tốn hạng, các kí hiệu phép tốn được gọi là tốn tử. C++ có rất nhiều phép tốn loại 1 ngơi, 2 ngơi và thậm chí cả 3 ngơi.

Ví dụ 3.7a:

Trong phép tốn x * y;

x, y được gọi là toán hạng. * là toán tử.

Sau đây là một số tốn tử thơng dụng:

a. Các phép tốn s hc: +, -, *, /, %

- Các phép toán + (cộng), − (trừ), * (nhân) được hiểu theo nghĩa thơng thường trong số học.

- Phép tốn x / y được thực hiện theo kiểu của các toán hạng, tức nếu cả hai toán hạng là số nguyên thì kết quả của phép chia chỉ lấy phần nguyên, ngược lại nếu 1 trong 2 toán hạng là thực thì kết quả là số thực.

Ví dụ 3.7b:

11/5 = 2 // do 11 và 5 là 2 số nguyên

11.0/5 = 11/5.0 = 11.0/5.0 = 2.2 // do có ít nhất 1 tốn hạng là thực

b. Toán t quan h (so sánh)

Các phép toán so sánh == bằng nhau != khác nhau > lớn hơn < nhỏ hơn >= lớn hơn hoặc bằng <= nhỏ hơn hoặc bằng c. Toán t logic && và || hoặc ! không, phủ định

Hai tốn hạng của loại phép tốn này phải có kiểu lôgic tức chỉ nhận một trong hai giá trị "đúng" (được thể hiện bởi các số nguyên khác 0) hoặc "sai" (thể hiện bởi 0). Khi đó giá trị trả lại của phép toán là 1 hoặc 0 và được cho trong bảng sau:

72 x y x && y x || y ! x 1 1 1 1 0 1 0 0 1 0 0 1 0 1 1 0 0 0 0 1

Bảng 4: Mơ tả các phép tốn logic.

d. Tốn t gán

Toán tử gán dùng để thay đổi trị của một biến bằng trị của một biểu thức. Kí hiệu: =

Biểu thức gán có dạng: <biến> = <biu thc>;

Trong đó <biến> là một danh hiệu hợp lệ (nằm ở vế trái), và <biểu thức> (nằm ở vế phải) là biểu thức có cùng kiểu với kiểu của <biến>.

Cách tính trị của biểu thức gán: trình biên dịch tính trị của <biểu thức>, sau đó gán trị này cho <biến>. Toàn bộ biểu thức gán này cũng trả về một giá trị là trị của <biểu thức> vừa tính được.

Ví dụ 3.8:

a = 10; // gán trị 10 cho biến nguyên a.

a = 2*b; // tính trị 2*b, sau đó gán kết quả tính được cho biến a.

c = a + 2*b; // tính trị a + 2*b, sau đó gán kết quả tính được cho biến c. Ngôn ngữ C++ cho phép viết gọn các biểu thức gán bằng các toán tử gán sau: Dạng viết thông thường Dạng viết thu gọn

i = i+<bt> i += <bt> i = i-<bt> i -= <bt> i = i*<bt> i *= <bt> i = i/<bt> i /= <bt> i = i%<bt> i %= <bt> … e. Toán tđiều kin ( ? : ) Là tốn tử 3 ngơi, và có dạng: <BT1> ? <BT2> : <BT3> Trong đó:

<BT1> thường là một biểu thức so sánh hay một biểu thức logic. <BT2>, và <BT3> là một biểu thức thơng thường nào đó.

73 Kiểu của biểu thức điều kiện phụ thuộc vào kiểu của <BT2>, <BT3>.

Cách tính giá tr biu thức điều kin

B1: Tính trị của <BT1>

B2: Nếu <BT1> có trị !=0 thì tồn bộ biểu thức điều kiện sẽ nhận trị cho bởi <BT2>. Ngược lại thì chương trình dịch sẽ dùng trị của <BT3> làm trị của toàn bộ biểu thức điều kiện.

Ví dụ 3.9:

a. Biểu thức điều kiện trả về trị nhỏ nhất giữa 2 số nguyên cho trước x và y (x < y) ? (x) : (y)

b. Biểu thức điều kiện trả về trị lớn nhất trong 3 số nguyên cho trước x, y, z (x > y) ? (x > z ? x : z) : (y > z ? y : z)

f. Toán ttăng (++), giảm (––) một đơn vị

Biểu thức có dạng

<biến>++ <biến>-- ++<biến> --<biến>

Sự khác nhau giữa 2 dạng tiền tố và hậu tố chỉ nảy sinh khi biểu thức nằm trong một biểu thức khác như sau:

• Dạng tiền tố: trị của <biến> được thay đổi trước khi tham gia biểu thức chung • Dạng hậu tố: biểu thức chung sử dụng trị cũ của <biến>, sau đó <biến> mới được thay đổi trị.

g. Mt s hàm toán hc

Một số hàm toán học trong thư viện cmath:

- sin(x), cos(x), tan(x), asin(x), acos(x), atan(x): các hàm lượng giác. - exp(x): hàm mũ, trả lại giá trị e mũ x (ex).

- log(x), log10(x): trả lại lôgarit cơ số e và lôgarit thập phân của x (lnx, logx). - pow(x, y): hàm mũ, trả lại giá trị x lũy thừa y (xy).

- sqrt(x): trả lại căn bậc 2 của x.

- abs(x), labs(x), fabs(x): trả lại giá trị tuyệt đối của x. - ceil(x): trả lại giá trị làm tròn lên của x.

- floor(x): trả lại giá trị làm tròn xuống của x.

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập môn Tin cơ sở (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)