2.1.1. Bối cảnh dẫn đến yêu cầu đổi mới hệ thống chính trị
Những năm 80 đầu năm 90 của thế kỷ XX là giai đoạn mà tình hình thế giới
cũng như tình hình trong nước và Thành phố Hồ Chí Minh có những biến đổi căn
bản và sâu sắc về mọi mặt.
Thời kỳ này, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa lâm vào khủng hoảng làm
thay đổi trật tự trong quan hệ chính trị thế giới. Sau một thời gian dài phát triển, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa đã bộc lộ những hạn chế, yếu kém, khôngtheo kịp yêu cầu của thời đại. Tình hình đó buộc các đảng cộng sản cầm quyền ở các nước xã hội chủ nghĩa phải cải tổ, cải cách để khác phục khó khăn, vượt qua khủng hoảng. Bên cạnh đó, sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ trên thế giới cũng trở thành một nhân tố mới tác động đến Việt Nam. Những thành tựu và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ đã làm cho lực lượng sản xuất có bước phát triển mới, làm thay đổi cơ cấu kinh tế, thúc đẩy xu thế hoá quốc tế hoá, làm gia tăng mối quanhệ, sự tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế. Cùng với cuộc cách mạng khoa học công nghệ, xu thế toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế tác động đến tất cả các lĩnh vực của đời sống như chính trị, kinh tế, xã hội, giao lưu văn hóa… đặt ra những thách thức và cơ hội đối với tất cả các nước.
Những xu thế quốc tế hóađó đã tác động mạnh mẽ vào Việt Nam, đòi hỏi Việt Nam phải có những đổi mới căn bản trên mọi lĩnh vực trong đó có HTCT để đảm bảo sự ổn định chính trị và phát triển đất nước.
Tình hình trong nước lúc này cũng đặt ra những nhu cầu hết sức bức xúc vì cuộc khủng hoảng kinh tế –xã hội của Việt Nam đã diễn ra nghiêm trọng, đời sống
36
của các tầng lớp nhân dân sa sút nghiêm trọng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình hình khó khăn của đất nước, như do thiên tai liên tiếp xảy ra, hậu quả nặng nề của hơn 30 năm chiến tranh ác liệt (1945 - 1975), lại phải đối phó với hai cuộc chiến tranh biên giới Tây - Nam và biên giới phía Bắc; sự bao vây cấm vận của các lực lượng quốc tế; tuy nhiên, sai lầm về lãnh đạo và quản lý được xem là nguyên nhân
chủ yếu làm cho nền kinh tế - xã hội của Việt Nam bị khủng hoảng. Từ tình hình thực tế đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đã bước đầu có những đột phá về tư duy nhằm tìm tòi con đường đổi mới cho đất nước. Trên cơ sở này, từ ngày 5 đến 18/12/1986 tại Thủ đô Hà Nội đã diễn ra Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đại hội đã chính thức xác lập đường lối đổi mới toàn diện, từ đổi mới kinh tế đến đổi mới chính trị; từ đổi mới tư duy lý luận, nhận thức, tư tưởng đến đổi mới hoạt động thực tiễn của Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể nhân dân. Bên cạnh những quan điểm đột phá trong quản lý kinh tế, với tinh thần tôn trọng sự thật, nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, đánh giá đúng sự thật, Đại hội cũng đã tự phê phán nghiêm túc những hạn chế của HTCT ở Việt Nam. Đó là một hệ thống còn mang nặng tư tưởng bảo thủ, lạc hậu, đã vấp phải những sai lầm chủ quan, nóng vội, mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân thiếu gắn bó,
tình trạng quan liêu trong các cơ quan lãnh đạo, quản lý và các tổ chức chuyên trách về công tác quần chúng. Trong điều kiện đó nếu không bắt đầu từ đổi mới tư duy về HTCT thì không thể đổi mới đất nước. Đổi mới HTCT là con đường tất yếu phải đi qua để sửa chữa một cách căn bản những khuyết điểm và sai lầm đã mắc phải trong thực tiễn, hình thành những quan điểm mới cho đường lối xây dựng xã hội chủ nghĩa và triển khai có kết quả hơn những nhiệm vụ mà thực tiễn đặt ra. Phương hướng của đổi mới là Đảng phải chăm lo xây dựng mình vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, để từ đó tác động quyết định đến sự phát triển của cách mạng; tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước là công tác cấp bách, là điều kiện tất yếu bảo đảm huy động lực lượng to lớn của quần chúng nhân dân để hoàn thành mọi nhiệm vụ chính trị do Đảng đề ra, đáp ứng được yêu cầu và nguyện vọng của nhân dân. Đặc biệt, Đại hội VI của Đảng chủ trương đổi mới HTCT phải dựa vào sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Đây là những định hướng đặc biệt quan trọng cho quá trình đổi mới HTCT ở nước ta từ năm 1986, được áp dụngở các địa phương trong đó có Thành phố Hồ Chí Minh.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, HTCT được thiết lập từ sau năm 1975 và hoạt động ổn định, bước đầu khắc phục được hậu quả do chiến tranh gây ra; giải quyết được những vấn đề gay gắt về kinh tế, xã hội mà chế độ cũ để lại; quốc phòng, an
37
ninh chính trị được giữ vững. Nhưng cũng như tình hìnhchung của đất nước, những năm 1980, thành phố đang trải qua giai đoạn khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng; đời sống nhân dân rơi vào bấp bênh, thấp kém ở nhiều mặt. Trước tình hình đó, thành phố đã mạnh dạn từng bước áp dụng những cơ chế, chính sách mới trong quản lý ở một số đơn vị kinh tế; qua đó từng bước tháo gỡ những rào cản để tìm ra hướng đi phù hợp. Đường lối đổi mới được xác lập lập tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng là cơ sở đặc biệt quan trọng cho sự đổi mới và phát triển
mọi mặt của Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, để có thể triển khai một cách hiệu quả và sáng tạo đường lối của Đảng thì một yêu cầu tất yếu khách quan cần giải quyết trước tiên là HTCT thành phố phải được đổi mới một cách mạnh mẽ và đồng bộ. Vì tuy mới thành lập, HTCT thành phố trong 10 năm trước đổi mới ra đời và lãnh đạo, quản lý trong điều kiện nền kinh tế bao cấp, kế hoạch hóa do đó khi chuyển đổi sang mô hình kinh tế thị trường thì cũng cần một quá trình chuyển đổi cho phù hợp. Hơn nữa, trong 10 năm xâydựng và phát triển, HTCT thành phố cũng bộc lộ nhiều hạn chế kéo dài chưa được khắc phục. Theo đánh giá của Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ IV (diễn ra từ ngày 22 đến 30/10/1986) những hạn chế trên là do không cảnh giác đầy đủ với những biểu hiện phát sinh của bệnh quan liêu nên kỷ cương sinh hoạt của đảng lỏng lẻo, kỷ luật thiếu nghiêm minh, chưa đảm bảo tốt chế độ tập trung dân chủ, coi nh tự phê bình và phê bình...Và cũng từ đó mà phát sinh nhiều biểu hiện suy thoái tiêu cực khác, như: tham ô, hối lộ, tự tư tự lợi, thu vén cá nhân, công thần địa vị, cục bộ địa phương, bảo thủ trì trệ, bao che, cửa quyền, trấn áp, trù dập, vi phạm quyền làm chủ tập thể của quần chúng. Về chính quyền thành phố thì bộ máy từ trên xuống dưới còn quá cồng kềnh, trùng lắp, chưa phân định rõ giữa chức năng quản lý hành chính - kinh tế với chức năng quản lý sản xuất kinh doanh; nhiều thủ tục rườm rà, hoạt động thiếu đồng bộ…phong cách làm việc quan liêu, hành chính còn nặng; bộ máy chính quyền chưa thực hiện tốt việc thể chế hóa kịp thời và tổ chức thực hiện có hiệu quả một số chủ trương của Thành ủy; việc phân công phân cấp chưa thực hiện triệt để gây ra tình trạng quá
phân tán và tùy tiện ở bên dưới; bên cạnh đó vai trò làm chủ của nhân dân cũng chưa được phát huy hiệu quả bởi vì phương thức hoạt động của các đoàn thể bị hành chính hoá, bộ máy cồng kềnh, chưa bám sát cơ sở và quần chúng lao động. Nhiều vấn đề xã hội đặt ra trong các tầng lớp quần chúng chưa được cấp uỷ đảng, chính quyền và đoàn thể các cấp nghiên cứu, đề xuất những chính sách thoả đáng, phù hợp với tâm sự nguyện vọng của từng đối tượng. Những thực tế tồn tại như trên đòi hỏi HTCT Thành phố Hồ Chí Minh phải được đổi mới một cách mạnh mẽ, đồng bộ bằng những chủ trương, giải pháp vừa mang tính cấp bách vàlâu dài bằng một tư
38
duy khoa học, sáng tạo trên cơ sở đường lối chung đồng thời phải xuất phát từ những đặc thù riêng có của thành phố.
Như vậy có thể thấy, đổi mới HTCT ở Thành phố Hồ Chí Minh là một nhu cầu tất yếu khách quan xuất phát từ bối cảnh chung của thế giới và trong nước, từ thực tiễn của thành phố. Nhu cầu này còn trở nên cấp bách và quan trọng bởi vì thành phố là đầu tàu về kinh tế đồng thời cũng là trung tâm về nhiều mặt của cả nước; sự phát triển của thành phố sẽ đóng góp trực tiếp vào sự phát triển chung của đất nước. Bối cảnh này đặt ra những yêu cầu đối với việc đổi mới tổ chức và hoạt
động của tất cả các bộ phận cũng như mối quan hệ giữa những bộ phận trong HTCT thành phố lúc này.
2.1.2. Đổi mới công tác xây dựng, chỉnh đốn đảng
2.1.2.1. Công tác chỉnh đồn, nâng cao sức chiến đấucủaĐảng
Đại hội Đại biểu lần thứ IV của Đảng bộ thành phố (từ ngày 22 đến 30/10/1986), trên cơ sở yêu cầu của sự nghiệp đổi mới thành phố đã xác định vấn đề có ý nghĩa quyết định hàng đầu đối với công tác xây dựng đảng của Đảng bộ thành phố giai đoạn này là phải tạo ra sự thống nhất về nhận thức, tư tưởng trong toàn bộ đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân thành phố về những đòi hỏi gay gắt, cấp bách của sự nghiệp đổi mới cũng như những nhiệm vụ to lớn, nặng nề mà thành phố phải giải quyết, trong đó có những nhiệm vụ liên quan đến công tác xây dựng
HTCT, xây dựng đảng của đảng bộ. Từ đó, Đại hội đặt ra mục tiêu chung trong công tác xây dựng đảng lúc này là phải xây dựng một Ðảng bộ có lập trường giai cấp công nhân kiên định; triệt để cách mạng, thực sự gắn bó với quần chúng, lấy dân làm gốc, sâu sát cơ sở, sâu sát thực tế, có đầu óc thực tiễn; gắn liền với việc xây dựng nền văn hóa mới, con người mới trên cơ sở kết hợp đạo đức truyền thống dân tộc và đạo đức xã hội chủ nghĩa; tương xứng với một trung tâm công nghiệp, khoa học kỹ thuật, giao lưu quốc tế của khu vực và phía nam Ðông Dương.
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Namđã đề ra
những nội dung đổi mới HTCT với những chủ trương mới, sáng tạo như: thực hiện chế độ bãi miễn cán bộ; thừa nhận những mặt yếu kém và tiến tới hoàn thiện
HTCT… Tuy một số nội dung đã được đề cập từ những Đại hội trước, nhưng lần này cách đặt vấn đề mới hơn, thực tế hơn như: chống tham nhũng, chống đặc quyền đặc lợi, đưa lên phương tiện thông tin đại chúng những vụ sai lầm về phẩm chất; tạo điều kiện để quần chúng tham gia xây dựng Đảng; thực hiện “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”…
Trên cơ sở Nghị quyết Đại hội VI, ngày 12/9/1987, Bộ Chính trị đã ban hành
39
đấu của tổ chức Đảng và bộ máy nhà nước, làm lành mạnh các quan hệ xã hội.
Tinh thần cơ bảncủa Nghị quyết là mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa xây dựng con người mới, nếp sống mới xã hội chủ nghĩa, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, lập lại kỷ cương trong Đảng và ngoài xã hội. Để lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, các tổ chức Đảng phải được xây dựng trong sạch, vững mạnh, luôn giữ mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với dân. Cuộc vận động theo tinh thần Nghị quyết 04-NQ/TW của Bộ Chính trị được tiến hành từ tháng 12/1987 đến hết quýI năm 1988.
Sau Nghị quyết 04-NQ/TW, Ban Chấp hành Trung ương tiếp tục có Nghị quyết số 05-NQ/HNTW Về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng của Hội nghị
BCHTW lần thứ 5 (khóa VI). Căn cứ vào các nghị quyết của Trung ương, Ban
Thường vụ Thành ủy đã ban hành Kế hoạch 03-KH/TU ngày 24/2/1988 triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TW của Bộ Chính trị. Kế hoạch 03-KH/TU
cũng nhấn mạnh đây là một cuộc vận động lớn, toàn diện, phạm vi rộng, tiến hành trong một thời gian tương đối dài. Để triển khai cuộc vận động, Thành ủy chỉ đạo các tổ chức đảng phải tiến hành một đợt tự phê bình và phê bình trong toàn Đảng bộ thành phố, tiếp đó tiến hành kiểm tra, phân tích chất lượng đảng viên. Theo yêu cầu của Thành ủy, trong kiểm điểm, các tổ chức đảng có chú ý cả việc phê phán, xử lý những đảng viên sai phạm với biểu dương, phát huy những đảng viên phấn đấu tốt. Thông qua việc thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TW của Bộ Chính trị bằng Kế hoạch
03-KH/TU của Thành ủy, qua tự phê bình và phê bình, kiểm tra phân tích chất lượng đảng viên và chất lượng cơ sở đảng nhìn chung các tổ chức đảng ở cơ sở, cấp ủy và đội ngũ đảng viên của Đảng bộ thành phố được củng cố nâng cao một mức. Tuy nhiên, theo đánh giá của Thành ủy thì nhiều tổ chức cơ sở đảng chưa phát huy được vai trò hạt nhân lãnh đạo; sinh hoạt thiếu nội dung, kém chất lượng; không có kế hoạch giáo dục và kiểm tra, quản lý đảng viên. Một số đảng viên đã thực sự tha hóa biến chất. Trước những khó khăn thử thách về kinh tế, chính trị trong nước và thành phố, trước những biến động chính trị ban đầu ở một số nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu và Liên Xô, nhiều tổ chức đảng, nhất là tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên đã bộc lộ những mặt yếu kém, chưa đáp ứng yêu cầu của một Đảng lãnh đạo (Phụ lục 1). Đánh giá này cho thấy việc nâng cao chất lượng xây dựng, chỉnh đốn đảng của Đảng bộ thành phố thật sự là một đòi hỏi cấp bách và mang tính quyết định để đáp ứng cho yêu cầu ngày càng cao của công cuộc Đổi mới.
Vào tháng 6/1990, Thành ủy đã ban hành tiếp Nghị quyết 11-NQ/TU Về củng cố một bước tổ chức đảng với nội dung: tiến hành một bước quan trọng củng cố tổ chức đảng, đặc biệt là tổ chức cơ sở đảng, làm trong sạch và nâng cao sức chiến đấu, nâng cao chất lượng đảng viên, đưa ra khỏi đảng một số đảng viên không còn
40
đủ tư cách, tăng cường đoàn kết nhất trí trong đảng, tăng cường mối quan hệ giữa đảng và nhân dân. Đây là một Nghị quyết có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác xây dựng đảng của đảng bộ thành phố trong những năm sau đổi mới. Thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TU, tính đến cuối năm 1991, qua phân loại chất lượng đảng viên của gần 1.500 đảng bộ, chi bộ cơ sở (chiếm 60% số cơ sở đảng) cho thấy: có khoảng 35 – 40% đảng viên phấn đấu tốt, phát huy được vai trò tiền phong gương mẫu và có tác dụng lãnh đạo, khoảng 50% đảng viên đủ tư cách nhưng còn một số mặt yếu như năng lực hạn chế, nhiệt tình giảm sút, hiệu quả công tác thấp, ít được quần chúng tín nhiệm; từ 10% - 15% thuộc loại yếu kém cần xem xét tư cách đảng