Các sựcố thường gặp, nguyên nhân và triệu chứng

Một phần của tài liệu Giáo trình thiết bị lạnh gia dụng (Trang 44)

1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:

7.2. Các sựcố thường gặp, nguyên nhân và triệu chứng

Trong quá trình vận hành và sử dụng hệ thống lạnh, chúng ta bắt gặp rất nhiều sự cố cót hể xảy rạ Phân tích các triệu chứng và năm bắt được nguyên nhân chúng ta sẽcó biện pháp hợp lý nhất đểsửa chữạ

a. Mô tơ máy nén không quay

Các nguyên nhân và triệu chứng môtơ không quay

Nguyên nhân Triệu chứng

1. Mô tơ có sự cố: Cháy, tiếp xúc không

tốt , khởi động từcháy vv.. - Không có tín hiệu gì

2. Dây đai quá căng - Mô tơ kêu ù ù nhưng không chạy được 3. Tải quá lớn (áp suất phía cao áp và hạ

áp cao, dòng lớn) nt

4. Điện thế thấp - Có tiếng kêu

5. Cơ cấu cơ khí bên trong bị hỏng - Có tiếng kêu và rung bất thường 6. Nối dây vào môtơ sai

7. Đứt cầu chì, công tắc tơhỏng, đứt dây

điện Không cóphản ứng gì khi ấn nút công tắc điện từ.

8. Các công tắc HP, OP và OCR - nt -

9. Nối dây vào bộ điều khiển sai hoặc

tiếp điểm không tốt. Điện qua khi ấn nút, nhưng nhả ra thì bị ngắt 10. Điện qua khi ấn nút, nhưng nhả ra

thì bị ngắt Mô tơchạy và sau đó dừng ngay

11. Công tắc HP tác động nt

12. Công tắc LP tác động : nt

13. Dòng khởi động quá lớn nt

b. Có tiếng lạ phát ra từ máy nén

Các nguyên nhân và triệu chứng khi có tiếng phát lạ từ máy nén

Nguyên nhân Triệu chứng

1. Có vật rơi vào giữa xi lanh và piston.

Van xả hút, hỏng Âm thanh phát ra liên tục 2. Vòng lót bộ đệm kín hỏng, bơm dầu

hỏng Bộ đệm kín bị quá nhiệt

3. Ngập dịch Sương bám ở carte

---45---

Lưu hành nội bộ

BÀI 8: BẢO DƯỠNG MÁY ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ 1 KHỐI VÀ 2 KHỐI.

8.1. Cấu tạo, nguyên lý làm việc máy điều hoà không khí 1khối và 2 khối. 8.1.1. Cấu tạo.

ạ Cấu tạo máy điều hoà không khí 1 khối.

1-Dàn ngưng tụ. 2-Dàn bay hơị 3-Ống maọ 4-Phin lọc. 5-Động cơ máy nén. 6-Bình tách lỏng. b. Cấu tạo máy điều hoà không khí 2 khối.

1-Dàn ngưng tụ. 2-Quạt dàn ngưng. 3-máy nén. 4-Rắc cọ 5-Quạt dàn bay hơị 6- Dàn bay hơị 7-Van chặn hơị 8-Bãy lỏng. 9-Van chặn lỏng.

10- Bình tách lỏng. 11- Bãy lỏng dầụ 12-Ống maọ 13-Phim lọc

1 3 1 2 6 4 5

---46---

Lưu hành nội bộ

8.1.2. Nguyên lý làm việc

Hơi môi chất thấp áp được máy nén hút về và nén đoạn nhiệt trở thành hơi qua nhiệt cao áp, sau đó được đưa đến thiết bị ngưng tụ, tại đây môi chất thải nhiệt ra ngoài môi trường và ngưng tụ thành lỏng môi chất cao áp.

Lỏng môi chất sau khi ngưng tụ được đưa đến phin lọc để lọc cặn, bẩn, hơi nước,... sau đó đưa đến bộ phận tiết lưu (ống mao).

Tại ống mao, do đường kính nhỏ nên lỏng môi chất sau khi qua ống mao có áp suất và nhiệt độ giảm và được đưa đến thiết bị bay hơị Tại thiết bị bay bơi, lỏng môi chất thấp áp sẽ nhận nhiệt của môi trường cần làm lạnh làm môi chất sôi và bay hơi đẳng áp trở thành hơi môi chất thấp áp, sau đó được máy nén hút về và thực hiện một chu trình tiếp theo tương tự như chu trình đã nêu.

8.2. Sơ đồ khối máy điều hoà không khí 1 khối và 2 khối.

ạ Sơ đồ khối máy điều hoà không khí 1 khối

---47---

Lưu hành nội bộ

8.3. Qui trình bảo dưỡng máy điều hoà.

1- Chạy thử kiểm tra máy trước khi bảo dưỡng

2- Tháo máy bảo dưỡng vỏ. 3- Bảo dưỡng phim sấy lọc

4- Bảo dưỡng dàn trao đổi nhiệt và môi trường xung qanh. 5- Lắp máy chạy thử sau khi bảo dưỡng.

8.4. Bảo dưỡng máy điều hoà không khí 1 khối và 2 khối: ạ Bảo dưỡng máy điều hòa theo định kỳ (đang làm việc). ạ Bảo dưỡng máy điều hòa theo định kỳ (đang làm việc).

Sau nhiều tháng làm việc, dù đã có phin lọc bụi nhưng dàn lạnh vẫn bị bám bẩn do bề mặt dàn lạnh luôn ướt rất dễ bám bẩn. Cũng do ẩm ướt nên các chất bẩn rất dễ gây ra nấm mốc, cản trở sự lưu thông không khí. Chính vì vậy, năng suất lạnh giảm, tiêu tốn điện năng tăng và còn gây ồn phía trong nhà do tổn thất áp suất tăng. Dàn nóng sau nhiều tháng sử dụng cũng sẩy ra hiện tượng tích tụ bụi làm cho khả năng trao đổi nhiệt và lưu lượng gió giảm.

Chính vì vậy phải bảo dưỡng máy điều hòa theo định kỳ.

Ở những nơi bụi bẩn phải vệ sinh thường xuyên hơn và ở những nơi không khí trong sạch có thể vệ sinh ít thường xuyên hơn. Tuy nhiên ít nhất mỗi năm nên vệ sinh một lần. Người sử dụng có thể tự kiểm tra xem đã cần vệ sinh chưa nhưng công việc vệ sinh này nhất thiết phải do thợ chuyên môn thực hiện.

b. Bảo dưỡng máy điều hòa khi ngưng làm việc thời gian lâụ

Khi không dùng máy điều hòa nhiệt độ trong một thời gian dài thì phải bảo dưỡng máỵ Cách làm như sau:

+ Cho máy chạy ở chế độ thông gió trong một vài ngày để thỏi hết không khí ẩm trong máy ra ngoàị

+ Vệ sinh vỏ máy, vệ sinh phin lọc không khị + Ngắt điện nguồn ra khỏi máỵ

c. Sau khi nghỉ lâu dài, muốn cho máy điều hòa chạy lại:

+ Kiểm tra dàn nóng, giá đỡ dàn nóng… xem có bình thường không, lối gió ra và vào có bị cản trở không?

---48---

Lưu hành nội bộ

+ Kiểm tra dây nối đất có bị đứt không?

+ Kiểm tra đường thoát nước ngưng có thông thoát không?

8.4.1. Chạy thử kiểm tra máy trước khi bảo dưỡng:

- Chạy máy, kiểm tra các thông số kỹ thuật cơ bản. Đo dòng điện làm việc ILV=Iđm

Kiểm tra độ lạnh: Nếu máy lạnh tốt thì khi máy chạy từ 10 đến 15 phút sẽ có gió lạnh thổi rạ

Kiểm tra độ ồn: Máy tốt sẽ có độ ồn nhỏ

- Kết luận tình về trạng của máy trước khi bảo dưỡng.

8.4.2. Tháo máy bảo dưỡng vỏ.

- Đối với máy 1 phần tử thì khi bảo dưỡng cần phải tháo máy ra khỏi vị trí lắp đặt để dễ thao tác khi bảo dưỡng.

- Đối với máy 2 phần tửchỉ cần tháo vỏ của các phần tử. - Chú ý: Trước khi tháo máy phải cắt điện nguồn.

- Dùng giẻ ẩm để lau vỏ máỵ Nếu vỏ máy quá bẩn phải tháo rời và rửa sạch bằng nước xa phòng, sau đó lau khô bằng giẻ sạch. Không dùng hóa chất hoặc các vật gây xước làm hư hỏng vỏ máỵ

8.4.3. Bảo dưỡng phin sấy lọc

- Trung bình 15 ngày chạy máy thì phải bảo dưỡng phin sấy lọc một lần. Đối với nơi nhiều bụi thì thời gian bảo dưỡng ngắn hơn.

- Khi bảo dưỡng phin nên dùng nước ấm có nhiệt độ nhỏ hơn 400C, rửa sạch bụi bẩn. Không nên dùng các hóa chất tấy rửa, tránh làm biến dạng phin.

- Khi phơi phin cần phải ở nơi có bóng râm, thoáng khí.

8.4.4. Bảo dưỡng dàn trao đổi nhiệt và môi trường xung qanh.

- Nắn lại các cánh trao đổi nhiệt nếu bị bẹp.

- Dùng khí nén hoặc máy hút bụi để hút và thổi sạch bụi, sau đó dùng giẻ ẩm lau sạch.

- Thông dửa các đường ống dẫn nước ngưng.

---49---

Lưu hành nội bộ

- Môi trường xung quanh các dàn trao đổi nhiệt có vai trò rất quan trọng, nhất là những nơi dân cư đang phát triển chưa ổn định thì việc quan tâm đến môi trường xung quanh là cần thiết vì do một lý do nào đó nhà bên cạnh cải tạo, xây mới nên che kín dàn trao đổi nhiệt phía ngoài, hoặc cây cối che phủ ... Vì vậy phải thường xuyên kiểm tra để cải tạo môi trường trao đổi nhiệt thông thoáng.

- Nước ngưng thải ra từ máy điều hòa nhiệt độ phải luôn đảm bảo vệ sinh, tránh ứ đọng gây ô nhiễm môi trường xung quanh.

8.4.5. Lắp máy chạy thử sau khi bảo dưỡng.

- Yêu cầu khi lắp máy điều hòa không khí:

+ Đối vói những phòng nhỏ (Diện tích không quá 200m2), công suất lạnh yêu cầu của hệ thống điều hòa không khí không vượt quá 60KW (551600Kcal/h), nên sử dụng phương án điều hòa không khí cục bộ, tức là đặt các máy điều hòa riêng biệt hay còn gọi là máy điều hòa không khí “cửa sổ hay máy điều hoà không khí 1 khối” . Khi đó sẽ tiết kiệm được diện tích đặt máy và giảm tiêu thụ điện năng từ 2 đến 3 lần so với phương án dùng máy điều hòa không khí trung tâm.

+ Nhược điểm chính khi đặt máy điều hòa không khí 1 khối là khá ồn (50- 60db). Tuy nhiên khi yêu cấu độ ồn nhỏ như nhà ăn, phòng máy cửa hàng … vẫn có thể dùng phương án điều hòa cục bộ bằng các máy nhỏ.

+ Phòng máy phải được cách nhiệt tốt, các cửa đảm bảo đóng kín, giảm đến mức thấp nhất số lần và thời gian mở cửa để giảm tổn thất.

+ Phòng đặt máy nên được chiếu sáng nhân tạo để đủ ánh sáng cần thiết, không nên dùng nhiều cửa kính vì đó là những “bẫy nhiệt” chỉ nhận nhiệt từ ngoài vào mà không thải ra được. càng nhiều kính thì nhiệt thu thu từ ngoài vào càng nhiều, do đó càng tăng số máy phải đặt và tăng công suất máy, nếu không nhiệt độ trong phòng sẽ tăng.

- Lắp máy vào vị trí cũ, hoàn chỉnh.

+ Máy đặt không làm mất mỹ quan, phá hủy cảnh quan kiến trúc bên ngoài và trang trí nội thất của công trình.

+ Đảm bảo giữ được nhiệt độ trong phòng theo yêu cầu kỹ thuật và tiết kiệm được chi phí bảo dưỡng và tiêu thụ điện năng.

+ Máy đặt phải đảm bảo có khả năng trao đổi nhiệt tốt và thuận tiện cho người vận hành sử dụng.

---50---

Lưu hành nội bộ

- Chạy thử máy, kiểm tra các thông số cơ bản đều đạt thì quá trình bảo dưỡng đã hoàn thành.

+ Đóng áp tô mát cấp nguôn cho máy điều hòạ + Kiểm tra các thông số cơ bản

Đo dòng điện làm việc (ILV=Iđm) Kiểm tra độ lạnh.

Kiểm tra độ ồn.

- Kết luận tình về trạng của máy sau khi bảo dưỡng.

Tài liệu tham khảo

1. Kỹ thuật điện lạnh –Nhà xuất bản trẻ

2. Kỹ thuật lạnh cơ sô –Nhà XB Giáo Dục

3. Tủ lạnh –Tủ kem – Máy điều hòa nhiệt độ - NXB Khoa học kỹ thuật

4. Kỹ thuật lạnh ứng dụng - Nhà XB Giáo Dục

Một phần của tài liệu Giáo trình thiết bị lạnh gia dụng (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)