- Để cải thiện độ dẻo của bê tông, tăng độ bền lâu và tiết kiệm ximăng, có trường hợp người ta cho thêm vào bê tông vật liệu hỗn hợp và chất phụ gia, như các
2. Trộn bê tông bằng máy.
Máy trộn bê tông có nhiều loại: Dựa vào đặc điểm lắp máy có thể phân ra loại cốđịnh (trạm trộn) và loại di động.
114
2.1.1. Máy trộn di động
- Cấu tạo: Loại di động, trộn từng cối kiểu hình trống lật và kiểu hình trống không lật thường dùng nhất trên công trường
- Máy trộn thường có dung tích nồi trộn: 100 lít; 125; 145; 150; 180; 225; 250; 400; 500; 800; 1200; 2400 lít ...Ở công trường thường dùng loại máy trộn 100 lít (C- 227), loại 225 lít (S-230), loại 250 lít (BTL - 250) ...
- Cấu tạo và nguyên lý làm việc của những loại máy này về cơ bản giống nhau, các bộ phận chủ yếu gồm:
- Bánh xe di chuyển; Khung máy; Hệ thống điện điều khiển; Thùng đổ vật liệu; Nồi trộn; Hộp giảm tốc; Động cơ; Cơ cấu quay thùng trộn. Hình 3.1a, b, c.
Hình 3.1a: Máy trộn bê tông C.227
1. Thùng trộn; 2. Tay gạt định vị; 3. Động cơ điện; 4. Càng kéo; 5. Hộp giảm tốc; 6. Cơ cấu quay thùng trộn; 7. Bánh xe di chuyển.
115
1. Bánh xe di chuyển; 2. Khung máy; 3. Mô tơ điện và hộp giảm tốc; 4. Nồi trộn; 5. Vô lăng điều khiển quay nồi trộn.
Hình 3.1c - Máy trộn bê tông BTL 250 (Cơ khí 1- 5 Hải Phòng)
1. Bánh xe di chuyển; 2. Khung máy; 3. Tủđiều khiển;
4. Thùng đổ vật liệu (ben); 5. Hộp giảm tốc; 6. Động cơ kéo thùng (ben) vật liệu; 7. Nồi trộn bê tông; 8. Vô lăng điều khiển quay nồi;
9. Hộp giảm tốc quay tời; 10. Động cơ quay nồi. * Hệ thống điện điều khiển:
Hệ thống điện điều khiển máy đặt trong tủđiều khiển số3 (hình 3.1 c). Đối với máy BTL 250, trong tủđiều khiển có bố trí 2 hệ thống điều khiển như sau:
* Hoạt động của động cơ kéo gầu đổ vật liệu hình 3.2.
Hình 3.2 -Sơ đồ hoạt động của hệ thống cơ kéo gầu vật liệu.
4. Gầu vật liệu (ben); 5. Hộp giảm tốc; 6. Động cơ
- Khi bấm vào nút điện "lên gầu liệu" động cơ số 6, làm trục hộp giảm tốc số 5 quay, dây cấp kéo gầu vật liệu (ben) số 4 chứa vật liệu khô (xi măng, cát, đá) đến vị trí
116
thích hợp gầu liệu dừng lại nhờ công tắc hành trình ngắt động cơ điện, toàn bộ vật liệu
được đổ hết vào thùng trộn (trước đó miệng nồi trộn đã đặt ở phía gầu vật liệu đổ) - Sau đó có thể bấm nút điện đảo chiều xuống để thùng trộn thực hiện ngược lại.
Ở thời điểm đó sẽ lập lại việc chuẩn bị vật liệu cho mẻ trộn bê tông tiếp theo. * Hoạt động của động cơ quay nồi trộn hình 2.3:
Hình 2.3 -Sơ đồ hoạt động của hệ thống cơ quay nồi trộn
7. Nồi trộn bê tông; 8. Vô lăng điều khiển quay nồi; 9. Hộp giảm tốc quay nồi; 10. Động cơ; 11. Phan đạp
- Khi bấm nút điện điều khiển quay nồi thì động cơ số 7 hoạt động, truyền chuyển động sang hộp giảm tốc số 9 làm thùng trộn quay theo chiều kim đồng hồ
(hoặc có thểngược chiều kim đồng hồ, phụ thuộc vào lưỡi dao gạt nguyên liệu ở trong nồi trộn).
- Nồi trộn chỉ quay một chiều, động cơ của nó làm việc độc lập với động cơ kéo
gầu vật liệu. Khi muốn đảo chiều quay của nồi trộn cho phù hợp với dao gạt nguyên liệu ở trong nồi thì phải đấu lại đầu dây điện 3 pha nối vào động cơ số 10.
- Nguyên liệu trong thùng được xáo trộn theo nguyên lý rơi tự do. Khi đó đường tâm thẳng đứng của nồi trộn được đặt ở vị trí chếch 450 so với phương nằm ngang hình 3.4.
117 a. Đổ vào; b. Trộn bê tông; c. Đổ ra. a. Đổ vào; b. Trộn bê tông; c. Đổ ra.
2.1.2. Yêu cầu kỹ thuật
- Vữa bê tông phải được trộn đều.
- Hỗn hợp bê tông tạo thành được xem là đều khi không còn phân biệt được
màu đá và cát trong hỗn hợp, không có chỗ khô, chỗướt.
- Cần phải được cân đo đúng theo tỷ lệ cấp xi măng, cốt liệu, nước, phụ gia (nếu có)
- Thời gian trộn bê tông phải phù hợp với thời gian giới hạn cho phép
3. Trình tự vận hành máy trộn, kỹ thuật trộn 3.1. Vận hành máy trộn.