Kích thước biểu thị độ lớn của vật thể và các kết cấu của vật thể. Để ghi một cách hoàn chỉnh các kích thước của vật thểta cũng dựa vào phương pháp phân tích hình dạng.
34
Hình 4.16
Căn cứ theo kết cấu chi giá đỡ ra ba phần (hình 4.16):
- Phần đế ở dưới có dạng hình hộp chữ nhật, đầu bê trái có góc lượn và hai lỗ hình trụ
(hình4.17a ).
- Phần sườn ởtrên đế dạng hình lăng trụ tam giác vuông (hình 4.17b ).
Hình 4.17
4.1.5.1.Kích thước định hình
Là kích thước xác định các khối hình học của các phần tạo thành vật thể.
- Phần đế: Hình hộp có các kích thước 80, 54, 14, góc lượn R10, đường kính lỗ10 (hình 4.17a).
35
- Phần sườn khối lăng trụđáy tam giác có các kích thước 35, 20, 12 (hình 4.17b).
- Phần thành đứng gồm: hình hộp có các kích thước 54, 46, 15, hình trụ bán kính R27 và lỗ
hình trụ32 (hình 4.17c).
4.1.5.2. Kích thước định vị
Là kích thước xác định tương đối của các khối hình học tạo thành vật thể. Để xác định các
kích thước định vị, nghĩa là xác định vị trí của khối hình học trong không gian ba chiều, mỗi chiều ta phải chọn một đường hay một mặt của vật thể làm chuẩn. Thường chọn mặt đáy , mặt phẳng đối xứng của vật thể, trục hình học của khối hình học cơ bản làm chuẩn.
- Đểxác định hai lỗtrên đếcó các kích thước 70, 34.
- Đểxác định lỗtrên thành đứng với đáy của đếcó kích thước 60.
- Phần sườn đặt trên đế theo trục đối xứng và sát mặt thành đứng nên không cần có các
kích thước định vị.
- Phần thành đứng đặt trên đế theo trục đối xứng và sát mặt phải phần đế nên không cần có
các kích thước định vị.
4.1.5.3. Kích thước khuôn khổ
Là kích thước xác định ba chiều chung cho toàn bộ vật thể. Ví dụ : kích thước 80 (chiều dài), 54 (chiều rộng) và 87 (chiều cao). Kích thước 87 lấy từhai kích thước 60 và 27.
Như vậy mỗi một kích thước đóng vai trò của một hay hai loại kích thước khác nhau.
Kích thước định vị của những vật thể tròn xoay hay những vật thể có mặt phẳng đối xứng
được xác định đến trục quay hay đến mặt phẳng đối xứng.