Làm lạnh trực tiếp

Một phần của tài liệu Giáo trình thiết kế và lắp đặt hệ thống máy lạnh (ngành kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí) (Trang 29 - 30)

Làm lạnh trực tiếp là môi chất sôi trực tiếp trong dàn lạnh .Môi chất lạnh lỏng sôi thu nhiệt của môi trường buồng lạnh. Dàn bay hơi có thể là các loại dàn đối lưu không khí tự nhiên hoặc cưỡng bức bằng quạt gió.

1.Máy nén, 2. Bình ngưng tụ, 3. Tiết lưu, 4. Dàn bay hơi

Hình 4.1. Hệ thống làm lạnh trực tiếp

* Ưu điểm ca thng làm lnh trc tiếp:

- Thiết bịđơn giản vì không cần thêm một vòng tuẩn hoàn phụ.

- Tuổi thọ cao, tính kinh tế cao hơn vì không phải tiếp xúc với nước muối là một chất gây han gỉ, ăn mòn rất mạnh.

- Ít tổn thất năng lượng về mặt nhiệt động. Vì hiệu nhiệt độ giữa buồng lạnh và dàn bay hơi trực tiếp bao giờ cũng nhỏ hơn hiệu nhiệt độ giữa buồng với nhiệt độbay hơi gián tiếp qua nước muối.

- Tổn hao lạnh khi khởi động máy nhỏ, tức là thời gian từ khi mở máy đến khi buồng đạt nhiệt độ yêu cầu là ngắn hơn.

Nhiệt độ của buồng có thểđược giám sát qua nhiệt độ sôi của môi chất.Nhiệt độ sôi có thể xác định dễ dàng qua áp kế của đầu hút máy nén

- Dễ dàng điều chỉnh nhiệt độ bằng cách đóng và ngắt máy nén (đối với loại máy nén nhỏ và trung bình).

Hệ thống lạnh trực tiếp cũng có một số nhược điểm trong từng trường hợp cụ thể sau :

- Khi là hệ thống lạnh trung tâm, có nhiều hộ sử dụng lạnh thì lượng môi chất nạp vào máy sẽ rất lớn, khả năng rò rỉ môi chất lớn nhưng lại khó có khả năng dò tìm những chỗ rò rỉ để xử lý, khó hồi dầu đối với máy freon khi dàn lạnh đặt quá xa và đặt thấp hơn vị trí máy nén. Với quá nhiều dàn lạnh việc bố trí phân phối đều môi chất cho các dàn lạnh cũng gặp khó khăn và khả năng nén rơi vào tình trạng ẩm.

- Việc trữ lạnh của dàn lạnh trực tiếp kém hơn do đó khi máy nén ngừng hoạt động thì dàn lạnh cũng hết lạnh nhanh chóng.

Một phần của tài liệu Giáo trình thiết kế và lắp đặt hệ thống máy lạnh (ngành kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí) (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)