1. 1CD;2CD; 3CD
2.24 Mạch điện điều khiển ĐC-DC theo yêu cầu sau đây:
- Động cơ mở máy qua 2 cấp điện trở phụ theo nguyên tắc điện áp;
- Động cơ đảo chiều quay;
- Mạch có đầy đủ các khâu bảo vệ và tín hiệu.
a. Sinh viên vẽ hoàn chỉnh sơ đồ và lắp ráp mạch.
b.Vận hành, quan sát và ghi nhận hiện tượng.
c. Mô phỏng sự cố, quan sát ghi nhận hiện tượng.
d.Làm báo cáo thực hành, giải thích hiện tượng.
b. Các mạch dừng máy
b.1. Mạch hãm động năng Sơ đồ nguyên lýmạch điện:
- Mạch hãm động năng ĐC-DC theo nguyên tắc thời gian
Hãm động năng động cơ một chiều như sau: Động cơ đang làm việc, cắt nguồn cấp cho phần ứng và nối kín mạch phần ứng qua một điện trở hãm có giá trị lớn (RH).
Nguyên lý làm việc của mạch điện hình 2,79: Cấp nguồn cho mạch động lực và điều khiển. Ấn nút M(3,5) quá trình mở máy động cơ qua 1 cấp điện trở phụ theo nguyên tắc thời gian diễn ra như đã phân tích. Khi dừng máy thì ấn nút D(1,3), do được liên động cơ khí nên tiếp điểm D(1,13) đóng lại cấp điện cho 2RTh(13,4). Lúc đó tiếp điểm 2RTh(1,15) đóng lại cấp nguồn cho cuộn dây H(17,4). Quá trình hãm động năng diễn ra. Sau khi buông tay ra, 2RTh mất điện và bắt đầu tính duy trì cho tiếp điểm thường mở, mở chậm của nó. Hết khoảng thời gian đã chỉnh định, tiếp điểm 2RTh(1,15) mở ra, cắt điện cuộn dây H(17,4) mạch về trạng thái ban đầu kết thúc quá trình hãm dừng động cơ. Lưu ý khi ấn nút D, phải buông tay ra ngay sau đó và thời gian duy trì cho tiếp điểm 2RTh(1,15) phải được điều chỉnh phù hợp.
Sinh viên trình bày bảo vệ và liên động.
- Mạch hãm động năng ĐC-DC theo nguyên tắc thời gian có tín hiệu (Sinh viên bổ sung cho hoàn thiện mạch điện hình 2.80).