1. SỬ DỤNG VOM, M, TERA
1.1. Sử dụng VOM
(Đồng hồ đo điện vạn năng)
Đồng hồ đo điện vạn năng là loại đồng hồ bao gồm nhiều mạch đo các đại lượng điện như Volt, Ohm, MiliAmpe và các mạch đo khác, mà chỉ dùng chung một điện kế loại khung dây quay và trên mặt điện kế có vạch nhiều thang
Hình 4-1 Đồng hồ đo điện vạn năng hiển thị kim
đo. Vì thế gọi là đồng hồ đo điện vạn năng (hay VOM) là chỉ các mạch đo. Sự chuyển đổi mạch đo là nhờ bộ chuyển mạch. Sau đây là hình dáng bên ngoài của một loại đồng hồ đo điện vạn năng thông dụng (hình 4-1).
a/ Một số chú ý khi sử dụng VOM
Đồng hồ đo điện vạn năng là một thiết bị đo lường có nhiều chi tiết tinh vi, chính xác. Khi sử dụng phải chú ý đến các quy định có tính chất nguyên tắc sau:
- Với mỗi loại đồng hồ, phải nghiên cứu kỹ cách dùng trước khi đo để
tránh nhầm lẫn trong thao tác và đọc đúng kết quả đo.
- Trước khi đo, phải đặt đồng hồ đúng vị trí chỉ dẫn, phải kiểm tra tiếp xúc của các que đo.
- Trước mỗi lần đo, cần đặt chuyển mạch ở vị trí thích hợp với đại lượng
đo có trị số lớn hơn một ít (tiếp cận trên) với trị số cần đo để kết quả đo được
chính xác (có sai số nhỏ nhất). Tốt nhất kim nên chỉ thị ở khoảng 2/3 thang đo trở lên khi đo điện áp và dòng điện, khoảng từ 0 1/3 thang đo khi đo điện trở.
- Để đồng hồ đo không hư hỏng, tuyệt đối không sử dụng vượt quá thang
đo. Khi đo các điện áp, các dòng điện chưa biết thì trước tiên phải để chuyển mạch ở thang đo lớn nhất rồi mới chuyển dần sang thang đo thấp hơn. Sau mỗi lần đo nên để chuyển mạch ở thang đo điện áp xoay chiều lớn nhất để đồng hồ khỏi bị chấn động.
- Trước mỗi lần đo phải chập kim đo để điều chỉnh điện trở biến đổi sao cho kim chỉ dúng vị trí số “0” ban đầu, trong khi đo cần tránh cầm tay vào hai đầu kim loại của que đo hoặc hai đầu vật cần đo để tránh điện trở thân người làm sai lệch kết quả đo và xảy ra tai nạn lao động.
Nếu cầu chì trong đồng hồ bị đứt thì phải thay cầu chì mới theo đúng trị số quy định rồi mới sử dụng.
b/ Cách sử dụng
* Đo điện trở (Ômmét - R)
Chỉ đo với mạch không có điện áp (vì có nguồn pin trong đồng hồ) B1- Cắm que đỏ vào cọc (+), que đen vào cọc (-).
B2- Xoay núm chọn lọc ở vị trí đo Ômmét ( R1, R10, ...)
B3- Ở mỗi thang đo, chập hai que đo và kiểm tra, chỉnh kim đúng vạch 0 (ở phía phải thang đo).
B4- Khi đo chạm hai đầu que đo vào hai đầu linh kiện muốn đo điện trở và đọc trị số điện trở ở thang đo (thang A)
Ứng dụng của Ômmét:
- Đo điện trở của điện trở, cuộn dây ... (hình 4-2a) - Kiểm tra tụ điện (hình 4-2b)
+ Chạm hai que đo vào hai đầu tụ, nếu kim vọt lên rồi trở về vạch 0. Kết luận tụ tốt, không bị dò rỉ.
+ Nếu kim vọt lên rồi đứng luôn. Kết luận tụ bị chập, nối tắt.
+ Nếu kim không nhảy, kể cả khi đo tráo lại hai que đo hoặc nâng thêm
bậc đo đến R1K, R10K … mà kim không nhảy. Kết luận tụ bị đứt.
- Kiểm tra diode (điốt) hoặc kiểm tra sự liền mạch, hở mạch của công tắc …
* Đo điện áp xoay chiều (Volt kế AC - VAC)
B1- Cắm que đỏ vào cọc (+), que đen vào cọc (-)
B2- Xoay núm chọn lọc ở vị trí đo VAC với cấp điện áp lớn hơn điện áp định đo.
B3- Chạm hai que đo vào hai điểm trong mạch điện muốn đo. Chú ý an toàn điện.
B4- Đọc trị số vôn trên thang đo: - C với cấp điện áp 10V
- B với các cấp điện áp: 50V, 250V, 1000V.
a) b)
Hình 4-2 a) Phương pháp đo điện trở của điện trở b) Phương pháp kiểm tra tụ điện
* Đo điện áp một chiều (Volt mét DC - VDC)
B1- Cắm que đỏ vào cọc (+) và que đen vào cọc (-)
B2- Xoay núm chọn lọc ở vị trí đo VDC (phần màu trắng) với cấp điện áp thích hợp.
B3- Chạm que đỏ vào điện áp (+) và que đen vào điện áp (-), kiểm tra kim lệch phải đúng chiều.
B4- Đọc trị số trên thang đo B với thang đo đã chọn trước.
* Đo dòng điện (miliAmpemét - DCA)
Chỉ đo cường độ dòng điện một chiều I < 250mA, chủ yếu ở ngành điện tử. B1- Cắm que đỏ vào cọc dương, que đen vào cọc âm
B2- Xoay núm chọn lọc ở vị trí đo cường độ dòng điện DCA.
B3- Mắc Ampemét nối tiếp bằng cách nối que đỏ vào dây (+) của nguồn điện DC và dây đen (-) vào một đầu của mạch vật muốn đo, đầu còn lại của mạch vật đo nối về dây (-) của nguồn điện DC (hình 4-3).
B4- Khi cho điện vào mạch, đọc trị số cường độ trên thang đo B.
Hình 4-3Phương pháp đo cường độ dòng điện (mA)
c/ Bảo quản
Không để đồng hồ những nơi có nhiệt độ cao, từ trường mạnh hoặc những nơi ẩm ướt.
Tuyệt đối không được tháo rời các chi tiết cơ khí của đầu đồng hồ, trừ những trường hợp cần phải sửa chữa.
Tránh để đồng hồ bị va chạm mạnh. Khi vận chuyển đi xa, phải nối tắt mạch khung dây cơ cấu đo để hạn chế những chấn động mạnh và giảm dao động của khung (theo định luật Lenxơ).
VOM
(DCA)
Đỏ Đen
Sau một thời gian sử dụng, cần hiệu chỉnh lại các thang đo theo quy định.
d/ Đồng hồ VOM hiển thị số (hình 4-4)
Đồng hồ vạn năng điện tử (vạn năng kế điện tử) là một loại đồng hồ vạn
năng sử dụng các linh kiện điện tử chủ động, và do đó cần có nguồn điện như pin. Đây là loại thông dụng nhất hiện nay cho những người làm công tác kiểm tra điện và điện tử. Kết quả của phép đo thường được hiển thị trên một màn tinh thể lỏng nên đồng hồ cũn được gọi là đồng hồ vạn năng điện tử hiện số.
Đồng hồ số (Digital) có một số ưu điểm so với đồng hồ cơ khí, đó là độ chính xác cao hơn, trở kháng của đồng hồ cao hơn do đó không gây sụt áp khi đo vào dũng điện yếu, đo được tần số điện xoay chiều. Tuy nhiên đồng hồ này có một số nhược điểm là chạy bằng mạch điện tử nờn hay hỏng, khú nhỡn kết quả trong trường hợp cần đo nhanh, không đo được độ phóng nạp của tụ.
Hình 4-4Đồng hồ đo điện vạn năng hiển thị số
Hướng dẫn sử dụng:
* Đo điện áp một chiều (hoặc xoay chiều)
B1- Đặt đồng hồ vào thang đo điện áp DC (hoặc AC)
B2- Để que đỏ đồng hồ vào lỗ cắm "VΩ mA" que đen vào lỗ cắm "COM" B3- Bấm nút DC/AC để chọn thang đo là DC nếu đo áp một chiều hoặc AC nếu đo áp xoay chiều.
biết rõ điện áp, nếu giá trị báo dạng thập phân thì ta giảm thang đo sau.
B5- Đặt thang đo vào điện áp cần đo và đọc giá trị trên màn hình LCD của đồng hồ.
Nếu đặt ngược que đo (với điện một chiều) đồng hồ sẽ báo giá trị âm (-)
* Đo dòng điện DC (AC)
B1- Chuyển que đỏ đồng hồ về thang mA nếu đo dòng nhỏ, hoặc 20A nếu đo dòng lớn.
B2- Xoay chuyển mạch về vị trí "A"
B3- Bấm nút DC/AC để chọn đo dòng một chiều DC hay xoay chiều AC B4- Đặt que đo nối tiếp với mạch cần đo
B5- Đọc giá trị hiển thị trên màn hình.
* Đo điện trở
B1- Trả lại vị trí dây cắm như khi đo điện áp.
B2- Xoay chuyển mạch về vị trí đo "Ω", nếu chưa biết giá trị điện trở thì chọn thang đo cao nhất, nếu kết quả là số thập phân thì ta giảm xuống.
B3- Đặt que đo vào hai đầu điện trở. B4- Đọc giá trị trên màn hình.
Chức năng đo điện trở còn có thể đo sự thông mạch, giả sử đo một đoạn dây dẫn bằng thang đo trở, nếu thông mạch thì đồng hồ phát ra tiếng kêu.
* Đo tần số
B1- Xoay chuyển mạch về vị trí "FREQ" hoặc " Hz" B2- Để thang đo như khi đo điện áp.
B3- Đặt que đo vào các điểm cần đo B4- Đọc trị số trên màn hình.
* Đo Logic
Đo Logic là đo vào các mạch số (Digital) hoặc đo các chân lệnh của vi xử lý, đo Logic thực chất là đo trạng thái có điện - ký hiệu "1" hay không có điện "0", cách đo như sau:
B1- Xoay chuyển mạch về vị trí "LOGIC"
B2- Đặt que đỏ vào vị trí cần đo, que đen vào mass.
Màn hình chỉ "▲" là báo logic ở mức cao, chỉ "▼" là báo logic ở mức thấp
Vạn năng kế điện tử còn có thể có thêm các chức năng sau:
- Kiểm tra nối mạch: máy kêu "bíp" khi điện trở giữa 2 đầu đo (gần) bằng 0. - Hiển thị số thay cho kim chỉ trên thước.
- Thêm các bộ khuếch đại điện để đo hiệu điện thế hay cường độ dòng điện nhỏ, và điện trở lớn.
- Đo độ tự cảm của cuộn cảm và điện dung của tụ điện. Có ích khi kiểm tra và lắp đặt mạch điện.
- Kiểm tra diode và transistor. Có ích cho sửa chữa mạch điện. - Hỗ trợ cho đo nhiệt độ bằng cặp nhiệt.
- Đo tần số trung bình, khuyếch đại âm thanh, để điều chỉnh mạch điện của radio. Nó cho phép nghe tín hiệu thay cho nhìn thấy tín hiệu (như trong dao động kế).
- Dao động kế cho tần số thấp. Xuất hiện ở các vạn năng kế có giao tiếp với máy tính.
- Bộ kiểm tra điện thoại. - Bộ kiểm tra mạch điện tử.
- Lưu giữ số liệu đo đạc (ví dụ của hiệu điện thế).
Chú ý: Khi cần đo các linh kiện như điôt, tranzitor, tụ điện, ... ta nên dùng
đồng hồ cơ khí sẽ cho kết quả tốt hơn và đo nhanh hơn.