Về thời gian kết thúc nước Âu Lạc

Một phần của tài liệu Nguồn gốc Tày cổ của Thục Phán - An Dương Vương (Trang 25 - 28)

II. THỜI GIAN RA ĐỜI, TỒN TẠI VÀ KẾT THÚC NƯỚC ÂU LẠC

2.Về thời gian kết thúc nước Âu Lạc

Giống như thời gian ra đời, những người chủ trương mốc kết thúc nhà nước Âu Lạc vào năm 208 và 207 TCN là dựa vào tư liệu trong Đại Việt sử ký toàn thư và đưa ra lý luận “Triệu Đà phải chiếm được Âu Lạc rồi mới xưng làm Nam Việt Vương tức là năm 207 TCN”. Điều này là không đúng bởi với cuộc hành quân cuối cùng của Đồ Thư - Cử Lộc năm 214 TCN quân Tần chiếm được Lĩnh Nam trừ lưu vực sông Hồng (quốc gia Âu Lạc). Tần đặt ra 4 quận: Mân Trung, Nam Hải, Tượng Quận, Quế Lâm. Triệu Đà được cử làm huyện lệnh Long Xuyên ở quận Nam Hải. Khi nhà Tần đổ, Nam Hải, Quế Lâm, Tượng được Triều Đà khống chế, xây dựng thế lực độc lập của mình, Đà chiếm Tượng và Quế Lâm rồi tự xưng Nam Việt Vương. Triệu Đà có tấn công Âu Lạc nhưng trong thời gian này đặc biệt sau cuộc kháng chiến chống Tần, nước Âu Lạc đã trở thành nước mạnh, có quân đội hùng cường “giỏi cung nỏ thạo thủy chiến”. Năm 1959, phát hiện Khảo cổ học về kho mũi tên đồng vô cùng lớn về khối lượng, tương đối lớn về kích thước là một minh chứng cho câu chuyện nỏ thần. Sự xuất hiện của thành Cổ Loa với kiến trúc qui mô độc đáo, thế đất hiểm trở. Chứng minh một trình độ khá cao về tổ chức xã hội và văn hóa vật chất, chứng tỏ Âu Lạc có đủ sức chặn đứng cuộc tiến công xâm lược của Triệu Đà, buộc y

phải dùng đến âm mưu dùng nội gián như trong truyền thuyết Mỵ Châu - Trọng Thủy để chiếm được Âu Lạc.

Trên thực tế, sử Trung Quốc và Việt Nam đã chứng minh nhân vật Trọng Thủy là hoàn toàn có thật. Mấy cuộc xâm lược của Tần vào Âu Lạc 207 TCN hoàn toàn thất bại, vì thế Âu Lạc không thể mất vào tay cha con Triệu Đà vào năm này. Mặt khác, năm 196 TCN nhà Hán sai lục giả dụ Đà hòa hiếu với Hán, đến đời Cao Hậu (187-180 TCN) Đà đánh nhau với quân Hán. Năm 180 TCN Cao Hậu chết, quân Hán rút. Thừa thế thắng nhưng Đà vẫn phải “dùng sức ép quân sự kèm với mua chuộc bằng của cải khiến Mân Việt và Tây Âu - Lạc Việt phải thuần phục”. Rồi Triệu Đà mới xưng đế. Một thời gian sau khi Hán cường thịnh trở lại sai lục giả trách Đà sao dám xưng đế ngang hàng với vua Hán. Đà trả lời rằng: “ở chốn man di” này ai cũng có thể xưng vương như “Mân Việt ở phía đông có nghìn người và xưng Vương, Âu Lạc ở phía Tây là nước ở trần mà cũng xưng Vương”. Chứng tỏ Âu Lạc không thể mất vào năm 207 TCN, mà ít nhất phải sau khi Cao Hậu chết Triệu Đà xưng đế năm 179 TCN. Điều này còn được khẳng định trên bia khắc đá nhà Triệu với thời gian mở đầu là nam 179 TCN.

Như vậy nước Âu Lạc tồn tại trong suốt khoảng 30 năm từ năm 208 đến năm 179 TCN là khoảng thời gian hợp lý nhất, tức là tồn tại song song với triều Tây Hán, điều này một lần nữa được lý giải bằng những hiện vật Khảo cổ học tìm thấy ở di chỉ Cổ Loa của An Dương Vương có mang những đặc điểm của triều Tây Hán.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thường cứ - Hoa Dương quốc chí - Thục chí bản in của vụ Ấn Quan. 2. Đại Việt sử lược - quyển 1 - trang 1a bản dịch, Nxb Văn sử địa, Hà Nội, 1960, tr 14.

3. Đại việt sử ký toàn thư - quyển 1, tờ 6, 11. 4. Đại việt sử ký - quyển 1, tờ 11.

5. Lịch triều hiến chương loại chí - Phan Huy Chú. 6. Việt sử thông giám cương mục - quyển 1 - tờ 7, 8. 7. Tập san nghiến cứu Văn sử địa số 18, 1957.

8. Theo cụ Lạc xóm Vi Giữ.

9. Thủy kinh chú sớ, Thanh y thủy, quyển 36, tr 29.

10. Nguyễn Linh, Ruộng lạc và một vài vấn đề nông nghiệp thời đại Hùng Vương trong Hùng Vương dựng nước, tập 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1970, tr 208.

11. Phạm Đức Dương, Cội nguồn mô hình văn hóa.

12. Phạm Đức Dương, nguồn gốc tiếng nói Việt, 131, 129, 130, 123. 13. Hùng Vương dựng nước - tập 3, tr 368.

14. Văn hóa và lịch sử các dân tộc trong nhóm ngôn ngữ Thái-Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2002, tr 54.

15. Đào Duy Anh, Đất nước Việt Nam qua các đời, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 1964, tr 20 - 22.

16. Vũ Anh Tuấn, tr 187. 17. Vũ Anh Tuấn, tr 193. 18. Trần Quốc Vượng. 19. Việt sử lược, tr 14.

20. Lưu An - Hoài Nam tử nhân gian huấn, quyển 18.

21. Sử ký sách ẩn dẫn, Quảng Châu ký của họ Triệu Thị Đề, Chú sử kỹ liệt truyện 53, tr 1066.

22. Hán Chiêu Đế, tr 1282.

23. Sử ký Tư Mã Thiên - liệt truyện 53, Nam việt úy đà trong nhị thập tứ xử Bắc Kinh 1958, tr 1066.

Một phần của tài liệu Nguồn gốc Tày cổ của Thục Phán - An Dương Vương (Trang 25 - 28)