Kiểm tra, bảo dưỡng mạch còi điện

Một phần của tài liệu Giáo trình hệ thống trang bị điện ô tô (nghề công nghệ ôtô trung cấp) (Trang 36 - 38)

C. Bảo dưỡng mạch điện còi xe

3. Kiểm tra, bảo dưỡng mạch còi điện

- Âm thanh của còi xe sẽ phụ thuộc vào biên độ và tần sốdao động của màng còi. Vì vậy khi khoảng cách khe hở giữa 2 tiếp điểm thay đổi. Cũng đồng nghĩa với việc làm thay đổi tần số đóng mở của tiếp điểm và biên độ dao động của màng.

Thêm vào đó, sức căng của lò xo lá và khe hở giữa lõi thép, khung thép cũng là yếu tốgây ảnh hưởng đến khả năng đóng mở của tiếp điểm. Vì vậy, khi bạn muốn điều chỉnh âm thanh còi điện to hay nhỏ thì bạn có thểđiều chỉnh bộ phận ốc điều chỉnh. Sự điều chỉnh này giúp thay đổi tần sốdao động của còi. Hoặc bạn cũng có thể điều chỉnh sức căng của lò xo lá và khe hởdưới khung thép, lõi thép.

- Khi chiếc còi xe ô tô gặp vấn đềkhông kêu được thì có thể xử lý nó như sau: - Nối thêm một đoạn dây mát, nên cạo sạch nơi gắn còi để tiếp mát tốt

- Dùng đèn thử một đầu nối mát đầu kia chạm vào đầu nối BAT nếu không xẹt lửa thì bị hở mạch tử ắc quy đến. Còn nếu xẹt lửa thì chạm đầu dây này vào đầu H, nếu còi kêu thì rơ le còi bị hỏng.

- Nếu còi vẫn không kêu, thì chạm dây này vào cọc bắt dây của còi, nếu còi kêu là hở mạch từ rơ le đến còi, nếu vẫn không kêu là còi xe bị hỏng.

- Trong trường hợp còi xe hơi kêu liên tục mà không tắt nguyên nhân là do chạm mát đoạn dây từrơ le đến nút bấm còi.

Cách sửa chữa còi điện khi tháo rời: Nếu cháy, đứt hở mạch cuộn dây điện tử, cần cuốn lại cuộn dây hoặc thay cuộn dây mới. Nếu tiếp điểm bị cháy rỗ, tiếp xúc không tốt, không tiếp điện thì cần vệ sinh sạch sẽ tiếp điểm. Cần thay mới khi các lò xo yếu, gẫy, giảm tính đàn hồi.

Khi còi điện đã tháo rời, bạn có thể sửa chữa bằng những cách sau:

+ Nếu còi bị cháy, đứt, hở mạch cuộn dây điện từ thì bạn cần cuốn lại dây hoặc thay luôn một cuộn dây mới.

+ Nếu tiếp điểm bị cháy rỗ và tiếp xúc không tốt, không tiếp điện thì cần vệ sinh sạch sẽ tiếp điểm.

37

+ Còi cũng cần được thay mới khi các lò xo bị yếu, giảm tính đàn hồi, gãy. Có thể nói, còi xe ô tô là một bộ phận không thể thiếu trên xe. Nó là thiết bị giúp những người điều khiển giao thông khác nhận ra sự có mặt của mình trên tuyến đường. Đồng thời còi xe ô tô còn hỗ trợ xe xin đường dễ dàng hơn.

CÂU HỎI ÔN TẬP Câu 1: Trình bày cấu tạo của bộ tạo nháy?

Câu 2: Vẽhình và trình bày nguyên lý hoạt động mạch điện xi nhan, cảnh báo và còi xe?

Câu 3: Trình bày trình tự kiểm tra, bảo dưỡng mạch điện xi nhân, cảnh báo và còi xe?

38

Bài 4: Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống gạt nước mưa và phun rửa kính Giới thiệu:

Hệ thống gạt mưa – rửa kính của ô tô là một bộ phận không thể thiếu khi xe vận hành trên đường, nhằm đảm bảo tính an toàn cho người và phương tiện.

Mục tiêu

- Trình bày được nhiệm vụ của hệ thống gạt nước và phun rửa kính

- Giải thích được sơ đồvà nguyên lý mạch gạt nước mưa và phun rửa kính

- Kiểm tra, bảo dưỡng được hệ thống gạt nước mưa và phun rửa kính theo đúng trình tựvà yêu cầu kỹ thuật

- Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp.

Nội dung bài học

A. Nhận dạng hệ thống gạt mưa và phun nước rửa kính1. Khái quát chung về hệ thống gạt mưa và phun nước rửa kính

Một phần của tài liệu Giáo trình hệ thống trang bị điện ô tô (nghề công nghệ ôtô trung cấp) (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)