1.1.Mạch mãhóa
Mã hoá là dùng văn tự, ký hiệu hay mã để biểu thị một đối tượng xác định. Ví dụ như tên đặt cho trẻ sơ sinh, các thí sinh tham gia các môn thi có một số báo danh để thay thế. Văn tự và hệ đếm thập phân không tiện dùng cho mạch số. Mã hoá nhị phân là quá trình dùng mã nhị phân để biểu thị đối tượng xét đến (đối tượng này là tín hiệu). Biểu thị số lượng nhiều thì tăng số bit( Binary digiT). Mã nhị phân có n bit thì có 2n trạng thái, có thể biểu thị được 2n tín hiệu. Vậy để mã hoá N tín hiệu cần sử dụng n bit, theo công thức 2n ≥ N.
Bộ mã hoá là mạch điện thực hiện thao tác mã hoá. Căn cứ vào yêu cầu đặc điểm khác nhau của tín hiệu được mã hoá, chúng ta có các bộ mã hoá khác nhau: Bộ mã hoá nhị phân, bộ mã hoá nhị - thập phân, bộ mã hoá ưu tiên v.v...
1.2.Mạch giảimã
Giải mã là quá trình phiên dịch hàm ý đã gán cho mã. Mạch điện thực hiện việc giải mã được gọi là bộ giải mã.
Giải mã là quá trình ngược với mã hoá. Nghĩa là từ một tổ hợp giá trị của nhóm mã n chữ số hệ 2 ta tìm lại được 1 trong N ký hiệu hoặc số tương ứng với tổ hợp đó. Về thực chất các bộ giải mã cũng là các bộ biến đổi mã, chúng biến đổi từ các mã nhị phân, BCD sang mã thập phân hay mã 7 đoạn. Để xây dựng các bộ giải mã chúng ta có thể áp dụng phương pháp thiết kế logic chúng ta đã làm quen ở các bài học trước để tạo thành các bộ giải mã từ các phần tử logic cơ bản. Thực tế
hiện nay người ta không làm như vậy mà thường dùng các vi mạch giải mã có sẵn trên thị trường.