Cơ hội, rủi ro, lợi nhuận và thoái vốn

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH SÁP NHẬP, HỢP NHẤT TRONG NỀN KINH TẾ MỚI NỔI CỦA VIỆT NAM ( 1990 – 2009 ) (Trang 27 - 32)

• Thị trường tài chính VN còn đang ở giai đoạn mới phát triển, các thuật ngữ tài chính cũng mới mẻ với công chúng đầu tư. Điều này giải thích vì sao nhiều hiện tượng kỳ dị xuất hiện khi thị trường tài chính VN bắt đầu trở nên sôi động. Mặc dù

những thương vụ M&A đầu tiên đã được thực hiện từ đầu

những năm 1990, thuật ngữ này vẫn thuộc vào nhóm khái niệm kinh tế được ‘nhập khẩu’ vào thời kỳ thị trường chứng khoán Việt Nam bùng nổ từ cuối 2006

• Lực lượng doanh nhân của VN đang trong quá trình chuyển đổi từ mô hình doanh nghiệp gia đình sang công ty đại chúng.

Tách biệt giữa sở hữu và kiểm soát HĐKD là thay đổi lớn lao cả về nhận thức và văn hóa kinh doanh. Đằng sau những

thương vụ M&A thì tìm kiếm lợi nhuận ngay trong giao dịch là động cơ kinh tế thúc đẩy các bên đối tác trong tiến trình thâu tóm và sáp nhập.

- Ra quyết định trong điều kiện thiếu thông tin và chịu tác động chi phối của kỳ vọng tiên nghiệm về tốc độ tăng trưởng cao của thị trường chứng khoán khiến nhiều nhà đầu cơ – cả cá nhân và tổ chức – sẵn sàng đổ tiền vào các tài sản tài chính chỉ thông qua những lời đồn .Sự xuất hiện của yếu tố nước ngoài tạo tác động đáng kể lên tâm lý bầy đàn. Trong bối cảnh đó, giao dịch M&A với đối tác

nước ngoài thường được gắn mác ‘hợp tác chiến lược’– trở thành mốt thời thượng của nhiều doanh nghiệp nhằm

khai thác cơ hội thu lợi nhuận siêu ngạch.

Một số ví dụ về sự thất bại của các thương vụ sáp nhập và hợp nhất ở VN

• Chứng khoán Thiên Việt, dù mới thành lập (2007) và có nền tảng vốn sở hữu rất khiêm tốn nhưng chỉ với thông tin ‘rò rỉ’ về khả năng ‘hợp tác chiến lược’ với định chế tài chính danh

tiếng Goldman Sachs cũng đủ để đẩy giá cổ phiếu của công ty này tăng từ 0,63 USD lên 4,38 USD chỉ trong vòng 4 tuần. Khi công chúng đầu tư hiểu rằng thương vụ M&A đình đám chắc chắn sẽ không xảy ra, cổ phiếu này trở lại mức giá 0,6 USD vào 2 tuần sau.

• Sự hợp tác giữa tập đoàn FPT VN với TPG là ví dụ điển hình cho việc một doanh nghiệp phát triển và tạo dựng được uy tín thương hiệu cũng không phải ngoại lệ trong trào lưu trục lợi ngắn hạn qua thương vụ M&A với nước ngoài

• Sự gia tăng hoạt động M&A ở VN có nhiều biến động và chịu tác động bởi nhiều yếu tố bên ngoài.Các công ty nước ngoài khi thâu tóm doanh nghiệp VN hướng tới cơ hội mở rộng thị trường, khai thác lợi thế chi phí lao động và tài nguyên rẻ còn các doanh nghiệp VN trông đợi công nghệ sản xuất hiện đại, kỹ nghệ quản trị tiên tiến, đa dạng danh mục tài sản, và đặc biệt quan trọng là khoản thặng dư vốn từ bán cổ phần hay tài sản cho đối tác nước ngoài. Tuy nhiên,phần lớn các thương vụ M&A được tiến hành vào giai đoạn bùng nổ kinh tế, toan tính về hiệu quả vận hành sau sáp nhập hầu như vắng bóng.

• Ở VN, một lượng lớn doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội thoái vốn và thu lợi nhuận đầu tư từ các giao dịch M&A. Động lực thúc đẩy mạnh mẽ trong những giao dịch này là phần thặng dư tài chính trên các khoản vốn góp cổ phần và cơ hội tránh xa các bất trắc kinh tế có thể xuất hiện.

Thành tựu của gần ba thập kỷ Đổi Mới có sự đóng góp đáng kể của quá trình khởi nghiệp rộng khắp trên cả nước,

trong đó có thành tích tăng trưởng của khu vực kinh tế tư nhân và những chuyển đổi trong tư duy quản lý,điều hành kinh tế vĩ mô. Quá trình khởi nghiệp có ý nghĩa quyết định về quy mô thịnh vượng và mức độ ổn định của nền kinh tế trong dài hạn. Tuy nhiên, đặc trưng khởi nghiệp của VN ẩn chứa những nhân tố dẫn dắt tới một lực lượng khởi nghiệp có phẩm chất ‘phá

hủy’ vượt trội so với ‘kiến tạo’ trên hành trình tới tương lai.

Hoạt động M&A có thể đại diện cho sự dịch chuyển chức năng kinh tế của số đông doanh nhân VN bao gồm đội ngũ quản lý các doanh nghiệp. Khi tham gia vào các giao dịch M&A, lực lượng này chủ động tìm kiếm một vai trò mới – vai trò của nhà tư bản khởi nghiệp với số vốn tư bản bằng không – bên cạnh vai trò vốn có của một cá nhân khởi nghiệp.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH SÁP NHẬP, HỢP NHẤT TRONG NỀN KINH TẾ MỚI NỔI CỦA VIỆT NAM ( 1990 – 2009 ) (Trang 27 - 32)