H 4.10 Mạch dao động dịch pha
2.2 Nguyên lý mạch dao động dịch pha và ứng dụng
Điểm chính là mạch được mắc theo kiểu E chung. Sự hồi tiếp từ cực C đến cực B qua các linh kiện C1, C2, C3, R1, R2,R3 nối tiếp với đầu vào. Điện trở R3 có tác dụng biến đổi tần số của mạch dao động. Đối với mỗi
105
mạch dich pha RC để tạo ra sự dịch pha 600 thì C1=C2=C3 Và R1=R2=R3.
Tần số của mạch dao động fođược tính: 1
fo= 2
.C . 6R2 .4R .R 1 1 1 c
Hoạt động của mạch như sau: Khi được cấp nguồn Qua cầu chia thế Rb1 và Rb2 Q dẫn điện, điện áp trên cực C của Tranzito Q giảm được đưa trở về qua mạch hồi tiếp C1,C2, C3 và R1, R2, R3 và được di pha một góc 1800 nên có biên độ tăng cùng chiều với ngõ vào (Hồi tiếp dương). Tranzito tiếp tục dẫn mạnh đến khi dẫn bão hoà thì các tụ xả điện làm cho điện áp tại cực B Tranzito giảm thấp, tranzito chuyển sang trạng thái ngưng dẫn đến khi xả hết điện, điện áp tại cực B tăng lên hình thành chu kỳ dẫn điện
mới. Hình thành xung tín hiệu ở ngõ ra. Điểm quan trọng cần ghi nhớ là đường vòng hồi tiếp phải thoả mãn điều kiện là pha của tín hiệu ngõ ra qua mạch di pha phải lệch một góc 1800, nếu không thoả mãn điều kiện này thì mạch không thể dao động được, hoặc dạng tín hiệu ngõ ra sẽ bị biến dạng không đối xứng.
Mạch thường được dùng để tạo xung có tần số điều chỉnh như mạch dao động dọc trong kỹ thuật truyền hình, do mạch làm việc kém ổn định khi nguồn cung cấp không ổn định hoặc độ ẩm môi trường thay đổi nên ít được sử dụng trong điện tử công nghiệp và các thiết bị cần độ ổn định cao về tần số
2.3 Lắp mạch dao động dịch pha 2.3.1 Mạch dao động dịch dùng BJT