BÀI 1 : ĐỌC, ĐO LINH KIỆN
3. Cách sử dụng và bảo quản dụng cụ hàn
3.1 Loại bỏ mối hàn
Hàn nhầm, hỏng là chuyện bình thường trong lúc làm mạch. Việc loại bỏ mối hàn cũng khá đơn giản. Sau đây là cách loại bỏ mối hàn thơng thường.
- Cách 1: Dùng dây đồng hút chì hàn +Làm nóng dây đồng.
+Làm chảy mối hàn.
+Dùng dây đồng hút hết chì hàn.
Cách này khơng được ưa chuộng vì hút khơng sạch mối hàn.
- Cách 2: Dùng ống hút chì (hình 1.11)
Hình 1.11: Hút chì
Đánh giá
- Sản phẩm xi: một lớp chì mỏng, bóng, phủđều khắp dâyđồng vàít hao chì.
- Chắc chắn: đảm bảo khơng hở mạch khi có chấn động hoặc sử dụng lâu dài. - Sản phẩm hàn: chắc chắn, bóng, ít hao chì.
3.2. Phương pháp xử lý mạch sau hàn
Sau khi làm xong tất cả các bước thì ta tiến hành test mạch bằng cách dùng đồng hồ VOM hoặc đồng hồ điện tử để kiểm tra thông mạch và các thông số khác của mạch in.
- Kiểm tra đường in nguồn điện trên mạch.
- Kiểm tra linh kiện của mạch in đã được hàn.
- Kiểm tra và test hoạt động của mạch. Hoàn thiện mạch và đưa vào hoạt động.
4.Các dạng lỗi mối hàn, nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
4.1. Nứt mối hàn (Weld crack)
Nứt là dạng khuyết tật hay xuất hiện nhất và cũng nguy hiểm nhất trong liên kết hàn. Nứt có thể xuất hiện ở nhiều vị trí: Trên bề mặt mối hàn; trong mối hàn; vùng ảnh hưởng nhiệt.
Nứt cũng có thể xuất hiện ở các nhiệt độ khác nhau:
+ Nứt nóng (hot crack) : Xuất hiện trong quá trình kết tinh của liên kết hàn khi
nhiệt độ khá cao (trên 10000C)
+ Nứt nguội (cold crack): Xuất hiện khi kết thúc q trình hàn ở nhiệt độ dưới
10000C, có thể xuất hiện sau vài giờ, vài ngày sau khi hàn.
*Nguyên nhân gây nứt mối hàn
Nứt mối hàn có khả năng lan truyền rất cao. Từ một vết nứt nhỏ nếu không được phát hiện và loại bỏ kịp thời, tồn bộ phần mối hàn liên quan có thể bị nứt lan truyền trong một thời gian ngắn, dẫn đến phá hủy kết cấu.
* Khắc phục:
- Sử dụng vật liệu hàn phù hợp.
- Giải phóng các lực kẹp chặt cho liên kết hàn khi hàn. Tăng khả năng điền đầy của vật
liệu hàn.
- Gia nhiệt trước cho vật hàn, giữ nhiệt cho liên kết hàn để giảm tốc độ nguội.
- Sử dụng liên kết hàn hợp lý, vát mép giảm khe hở giữa các vật hàn ... - Bố trí so le các mối hàn.
4.2. Mối hàn rỗ khí (Blow hole)
Sinh ra do hiện tượng khí trong kim loại lỏng mối hàn khơng kịp thốt ra ngồi khi kim loại vũng hàn đơng đặc
Rỗ khí có thể sinh ra:
+ ở bên trong (1) hoặc bề mặt mối hàn (2)
+ Nằm ở phần ranh giới giữa kim loại cơ bản và kim loại đắp + Có thể phân bố, tập trung (4) hoặc nằm rời rạc trong mối hàn Mối hàn tồn tại rỗ khí sẽ giảm tác dụng làm việc, giảm độ kín
Nguyên nhân gây rỗ khí mối hàn:
+ Hàm lượng C trong kim loại cơ bản và trong vật liệu hàn quá cao + Vật liệu hàn bị ẩm, bề mặt hàn bị bẩn
+ Chiều dài hồ quang lớn, vận tốc hàn quá cao Khắc phục:
+ Sau khi hàn không gõ xỉ ngay kéo dài thời gian giữ nhiệt cho mối hàn + Hàn MAG/MIG đủ khí, khoảng cách chụp khí và vật hàn đảm bảo
+ Hàn tự động thuốc hàn không được ẩm, cung cấp đủ thuốc trong quá trình hàn
4.3. Mối hàn lẫn xỉ (kẹt xỉ): Slay inclusion
Là loại khuyết tật dễ xuất hiện trong mối hàn, xỉ có thể tồn tại:
+ Trong mối hàn + Trên bề mặt mối hàn
+ Ranh giới giữa kim loại cơ bản và kim loại mối hàn, giữa các lượt hàn
Rỗ xỉ ảnh hưởng đến độ dai va đập và độ dẻo kim loại mối hàn làm giảm khả năng làm
việc của kết cấu
Nguyên nhân:
+ Dòng điện nhỏ không đủ nhiệt cung cấp cho kim loại nóng chảy xỉ khó thốt ra
khỏi kim loại vũng hàn
+ Hàn nhiều lớp chưa làm sạch xỉ
+ Góc độ hàn chưa hợp lý, Vh quá lớn + Làm nguội mối hàn nhanh
Khắc phục:
+ Tăng dịng điện hàn cho thích hợp. Hàn bằng chiều dài hồ quang ngắn và tăng thời gian dừng lại của hồ quang.
+ Làm sạch vật hàn trước khi hàn, gõ sạch xỉ ở mối hàn đính các lợp hàn.
+ Thay đổi góc độ và phương pháp đưa điện cực hàn cho hợp lý, giảm tốc độ hàn.
4.4. Hàn không ngấu (Incomplete fusion)
Là khuyết tật nghiêm trọng trong liên kết hàn dẫn đến nứt làm hỏng liên kết Nguyên nhân:
+ Mép hàn chuẩn bị chưa hợp lý
+ Dòng điện hàn quá nhỏ hoặc Vh quá nhanh
+ Góc độ điện cực (que hàn) và cách đưa điện cực chưa hợp lý + Chiều dài cột hồ quang quá lớn
+ Điện cực hàn chuyển động không đúng theo trục hàn Khắc phục:
+ Làm sạch liên kết trước khi hàn, tăng góc vát và khe hở hàn. + Tăng dòng điện hàn và giảm tốc độ hàn, v.v...
4.5. Mối hàn bị lẹm chân (Undercut)
Làm giảm tác dụng làm việc của liên kết. Tạo sự tập trung ứng suất cao có thể dẫn đến
phá huỷ kết cấu
Lẹm chân, chảy loang
Nguyên nhân gây lẹm chân mối hàn: + Dòng điện hàn quá lớn
+ Chiều dài cột hồ quang lớn
+ Góc độ và cách đưa que hàn chưa hợp lý
+ Sử dụng chưa đúng kích thước điện cực hàn (quá lớn)
4.6. Chảy loang (Overlap)
Hiện tượng kim loại lỏng chảy loang trên bề mặt của liên kết hàn (Bề mặt kim loại cơ
Nguyên nhân:
+ Góc nghiêng que hàn khơng hợp lý + Dòng điện hàn quá cao
+ Tư thế hàn và cách đặt vật hàn không hợp lý
4.7. Khuyết tật về hình dáng liên kết hàn
- Bao gồm các sai lệch về hình dáng mặt ngồi của liên kết hàn: + Chiều cao phần nhô, chiều rộng mối hàn không đồng đều + Đường hàn vặn vẹo
+ Vẩy hàn không đều
*Nguyên nhân
+ Gá lắp, chuẩn bị mối hàn không hợp lý + Chế độ hàn không ổn định
+ Vật liệu hàn không đảm bảo chất lượng + Trình độ cơng nghệ q thấp
- Quá nhiệt: Do chọn chế độ hàn không hợp lý (Năng lượng nhiệt lớn, Vh nhỏ)
- Bắn té: Kim loại bắn té lên vật hàn do vật liệu hàn khơng đảm bảo chất lượng, thiếu khí bảo vệ hoặc sử dụng khơng đúng khí
* Giải pháp:
Các loại khuyết tật hàn sau khi phát hiện được nếu quá trình cho phép thì phải:
- Đục bỏ phần kim loại có khuyết tật. - Hàn sửa chữa và kiểm tra lại.
- Riêng đối với vết nứt cần phải khoan chặn 2 đầu vết nứt để hạn chế sự phát triển của vết
nứt, loại bỏ triệt để và hàn sửa chữa lại.
- Khắc phục khuyết tật quá nhiệt bằng phương pháp nhiệt luyện để khơi phục lại kích
BÀI 3 LẮP RÁP MẠCH NGUỒN MỘT CHIỀU Giới thiệu
Kỹ thuật điện tử là một lĩnh vực trừu tượng và vơ hình nên sẽ rất khó khăn đối với người
mới học đặc biệt là để áp dụng nó vào trong thực tế, trong cuộc sống hằng ngày hay trong
các nhà máy xí nghiệp nhằm đem lại cơng việc và thu nhập cho chính người học. Kỹ thuật điện tử, tự động hóa có mặt ở trong mọi thiết bị điện từ dân dụng cho đến nhà máy xí nghiệp như bàn là, nồi cơm điện, bếp từ, lị vi sóng, amply, tủ lạnh, máy giặt, máy sấy bát, đầu DVD, bộ lưu điện UPS, bộ điều khiển lập trình, điều khiển thủy lực, gia nhiệt cho máy ép nhựa, máy hàn điện tử, các hệ thống tự động hóa….Chính vì vậy những ai có kiến thức cơ bản về điện tử và khả năng thực hành chuyên sâusẽ là những người thợ có tay nghề cao, những kỹ thuật viên chuyên nghiệp hay là những kỹ sư thực hành làm quản lý bộ phận kỹ thuật cho một nhà máy, xí nghiệp.