2. 8 Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa hệ cơ:
5.1. Sơ đồ khối chức năng ,nhiệm vụ và nguyên lý hoạt động của các tầng trong khối DSP:
trong khối DSP:
5.1.1 Sơ đồ khối chức năng : (Hình 5.1)
Hình 5.1 Sơ đồ khối mạch xử lý tín hiệu số
5.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và nguyên lý hoạt động chung của các khối: a. Khối tách dữ liệu (Data Stroble):
- Có nhiệm vụ:
+ Biến đổi tín hiệu nhị phân ở ngõ vào thành dữ liệu EFM ở ngõ ra. + Tách tín hiệu đồng bộ khung.
+ Tách tín hiệu Bit clock.
- Sơ đồ khối chức năng : (Hình 5.2)
Hình 5.2. Sơ đồ khối data – Strobe - Hoạt động của từng mạch:
Mạch data strobe:
Có nhiệm vụ tách các bit clock được đồng bộ hóa với dữ liệu từ các tín hiệu EFM. Mặc dù các mạch Servo vẫn hoạt động chính xác nhưng dữ liệu đã tái tạo trong CD sẽ chứa các thành phần biến động (Fitter Elements). Mạch data strobe sẽ tách các
bit clock chứa cùng những biến động trong dữ liệu được tạo ra. Việc ngăn ngừa biến động gây ra dao động đọc sai nhiều bit 0 liên tiếp được thực hiện, sơ đồ mạch Data Strobe có thể được mô tả như (hình5.3).
Hình 5.3- Sơ đồ khối của mạch data trobe.
Từ sơ đồ trên ta có thể biểu diễn dưới dạng sóng như sau:
Mạch giải mã NRZI:
Mạch này có nhiệm vụ biến đổi dạng sóng EFM thành dữ liệu EFM. Điều này cho phép tín hiệu được giải mã bởi các bit clock gởi cùng với tín hiệu EFM từ mạch Data Strobe gởi đến,ta có thể miêu tả dạng sóng của mạch này như sau: (Hình 5.4)
Mạch syncode dectecter: (Mạch tách tín hiệu đồng bộ và mạch bảo vệ)
Tín hiệu được gởi từ mạch Data Strobe là chuỗi data các số “0” và “1” nối tiếp. Nó không thể cho biết điểm bắt đầu của dữ liệu. Dữ liệu này được gom lại theo mã 588bit trong mộtkhung, đồng thời tín hiệu đồng bộ được cộng thêm ở trước đó.
Tín hiệu đồng bộ có kiểu mẫu với bề rộng xung là 11T –11T tín hiệu này không được dùng trong dữ liệu âm nhạc.
Tuy nhiên, dạng tín hiệu tương tự tín hiệu đồng bộ có thể xuất hiện do sự trầy xước của đĩa,… Mạch bảo vệ tín hiệu đồng bộ hoạt động để lấy ra các tín hiệu tương tự như thế để bổxung vào phần tín hiệu đồng bộ bị mất: Mạch này ta có thể mô tả sơ đồ khối như (hình 5.5)
Hình 5.5 - Sơ đồ khối Syncode detecter Sync Signal Pattem Detector:Mạch nhận dạng mẫu tín hiệu đồng bộ. Supplementary Singnal Genarator: Bộ tạo tín hiệu bổ phụ.
Time Gate Generator:Bộ tạo cổng thời gian.
Mạch này nhận diện tín hiệu đồng bộ theo mẫu 11T – 11T, tín hiệu nhận diện được lấy theo từng khung. Từ tín hiệu này, tín hiệu cổng thời gian được tạo ra để quan sát tín hiệu đồngbộ và bù vào phần tín hiệu đồng bộ đãmất, hoặc bị sai.
b . K hối xử lý tín hiệu số DSP (DIGITAL SIGNAL PROCESSER):
- Nhiệm vụ :
Khối xử lý tín hiệu số là một trong những khối tương đối quan trọng trong máy CD,VCD, … Khối này xử lý rất nhiều chức năng như là: Giải mã EFM, giải đãn xen (De Interleave) sửasai, tách mã phụ.
- Sơ đồ khố i: (Hình 5.6)
- Chức năng các khối:
+ Khối EFM Demodulation: khối này có nhiệm vụ kết hợp với ROM để giải điều chế EFM và tách bỏ các bit trộn.
+ RAM:Có nhiệm vụ là loại trừ bất ổn, giải đãn xen và lưu trữ mã phụ.
+ Separation Error Correction và sub code: có nhiệm vụ sửa sai các tín hiệu bị sai và tách mã phụ.
- Nguyên lý hoạt động:
+ Dữ liệu EFM ở ngõ ra khối data Strobe là các chuỗi nhị phân 0 hoặc 1. Dữ liệu này được đưa vào khối EFM Demodulation. Tại đây dữ liệu được tách bỏ các bit trộn. Đồng thời, khối nàycũng kết hợp với ROM để giải điều chế EFM.
+ Giải điều biến EFM (tức là biến đổi 14 bit EFM thành 8 bit thông tin), ta phải lập bảng chuyển đổi 14 – 8 bits được nạp vào ROM để biến đổi dữ liệu từ 14 bits thành 8 bits. Sau đóđọc dữ liệu tương ứng từ ROM nhưng trong bảng chuyển đổi.
+ Sau khi dữ liệu EFM được tách loại bỏ các bit trộn ra và giảiđiều chế EFM. Dữ liệu thông tin này được đưa đến khối RAM. Tại đây dữ liệu sẽ được giảiđãn xen bằng cách điều khiển khi nàoghi, khi nào đọc bởi CIRC. Đồng thời RAM cũng có chức năng lưu trữ mã phụ.
+ Dữ liệu ra khỏi RAM được đưa đến mạch sửa sai (Error Correction) tại đây dữ liệu sẽ được sửa lại đúng dữ liệu ban đầu nếu dữ liệu có sai trên đường truyền. Sau đó đưa qua mạch Subcode Separation để tách mã phụ đưa đến hệ thống điều khiển Servo, nếu máy CD thì dữ liệu sẽ đến khối DAC để biến đổi trở lại về dạng âm thanh analog ban đầu. Còn máy VCD thì dữ liệu sẽ được đưa đến mạch giải nén MPEG (Mạch này sẽ được trình bày rõ ở phần mạchgiải nén MPEG).