2.1. Khái niệm
Rơ le điện từ là loại rơ le tác động nhờ lực điện từ của dòng điện. Rơ le điện từ dùng để điều khiển khi mở máy, bảo vệ quá dòng, quá áp hoặc làm nhiệm vụ trung gian đóng mở mạch điện hoặc khuyếch đại tín hiệu điều khiển.
2.2.Cấu tạo 1. Lõi thép cố định 2. Cuộn dây 3. Lõi thép động 4. Lò xo kéo 5-6. Tiếp điểm thường mở 5-7. Tiếp điểm thường đóng
Hình 3.2. Hình ảnh thật của rơle điện từ
1 2 3 4 7 5 6 a b
2.3. Nguyên lý làm việc:
Khi chưa có điện, lò xo (4) kéo lõi thép động nên tiếp điểm 5 - 7 đóng, tiếp điểm 5 - 6 mở.
Khi có dòng điện qua cuộn dây (2), lúc này cuộn dây trở thành nam châm điện sinh ra lực hút điện từ Fđt. Nếu lực hút này thắng lực kéo của lò xo (4) thì lõi thép động bị hút xuống thanh đàn hồi (5) dịch chuyển tiếp điểm (5-7) mở ra (5-6 ) lại. Rơ le điện từ tác động.
Khi mất điện lò xo (4) kéo lõi thép động (3) rơ le trở lại trạng thái bình thường.
2.4. Ứng dụng
Dùng để tạo ra các loại rơ le có các đại lượng vào khác nhau như: Dòng điện, điện áp, tín hiệu, trung gian, thời gian .
2.5. Rơ le dòng điện
Rơ le dòng điện là rơ le điện từ mà cuộn dây được mắc nối tiếp với phụ tải, điều khiển bằng dòng điện. 2.5.1. Cấu tạo 1. Lõi thép hình chữ C 2. Cuộn dây + 3. Phần ứng hình chữ Z 4. Lò xo dạng xoắn 5. Tiếp điểm động 6. Tiếp điểm tĩnh
7. Nút hiệu chỉnh trơn dòng điện.
2.5.2.Nguyên lý làm việc
Khi dòng điện đặt trong cuộn dây chưa đạt đến trị số tác động thì lực điện từ làm quay phần ứng chữ Z không đủ sức thắng lực cản của lò xo, do vậy tiếp điểm động không quay, rơle chưa tác động.
Khi dòng điện đi qua cuộn dây đạt đến giá trị dòng điện đặt của rơle thì lực từ sinh ra đủ sức làm quay trục quay, tiếp điểm (5) sẽ di chuyển làm đóng tiếp điểm thường mở, rơle tác động 1 2 3 4 5 6 2 7
38
2.6. Rơ le điện áp:
Rơ le điện áp là rơ le điện từ mà cuộn dây được mắc song song với phụ tải, điều khiển bằng điện áp.
2.6.1. Cấu tạo
Các phần tử cơ bản cấu tạo nên
rơle điện áp giống hoàn toàn với rơle dòng điện chỉ khác là cuộn dây của rơle là cuộn áp được mắc song song với tải.
2.6.2. Nguyên lý làm việc
Khi chưa có điện, lò xo (4) kéo lõi thép động nên tiếp điểm (a – b) đóng, tiếp điểm (b – c) mở.
Khi có dòng điện chạy qua cuộn dây (2), lúc này cuộn dây trở thành nam châm điện sinh ra lực hút điện từ Fđt. Lực hút lớnhơn lực kéo của lò xo (4) thì lõi thép động bị hút xuống, thanh đàn hồi (b) dịch chuyển tiếp điểm ( a – b) mở ra tiếp điểm (b – c) đóng lại, Rơ le điện từ tác động.
Khi mất điện lò xo (4) kéo lõi thép động (3) rơ le trở về trạng thái ban đầu .
3. Rơle nhiệt 3.1.Cấu tạo 2 a b c 4 3 1
Hình 3.5. Cấu tạo rơ le điện áp
1. Băng kép kim loại 2. Phần tử đốt nóng (dây điện trở) 3. Đòn bẩy 4.Tiếp điểm động 5. Tiếp điểm tĩnh 6. Lò xo kéo 3.2. Nguyên lý làm việc
Phần tử đốt nóng được mắc nối tiếp với phụ tải. Ở điều kiện thường đầu tự do của băng kép (1) trống vào đầu trên của đòn bẩy (3) làm lò xo (6) bị căng, tiếp điểm (4-5) bị đóng lại.
Khi dòng điện đi qua phụ tải lớn quá mức (quá tải) thì nhiệt toả ra trên phần tử đốt nóng (2) lớn, băng kép kim loại bị căng về phía trên (kim loại có hệ số dãn nở, dài, nhỏ), đầu trên của đòn bẩy (3) được tự do. Do tác dụng của lò xo (6) đòn bẩy (3) quay đi một góc, tiếp điểm (4-5) mở ra ngắt mạch điện.
Khi bộ phận đốt nóng nguội đi băng kép kim loại hết cong, ấn nút phục hồi để đưa rơ le nhiệt về trạng thái cũ.
3.3. Hư hỏng và nguyên nhân gây hư hỏng
TT Hư hỏng Nguyên nhân gây ra hư hỏng
1
Dòng điện làm việc vẫn ở chế độ định mức, nhưng sau một thời gian rơ nhiệt mới tác động
Do rơ le nhiệt tác động nhiều, phần tử đốt nóng bị hao mòn, do vậy dòng điện tác động của rơ le bị giảm đi so với chế tạo
2 Một pha rơ nhiệt không thông mạch
Do tiếp xúc hoặc phần tử nối tiếp mạch động lực của một pha bị đứt
3
Rơle nhiệt không tác động khi xảy ra quá tải Do tiếp xúc hoặc phần tử đốt nóng của pha bị đứt Dính tiếp điểm U Zt 2 1 3 6 5 4
40
3.4. Các bước sửa chữa rơ le nhiệt
Bước 1:
- Tháo Rơ le nhiệt ra khỏi bảng điện - Tháo dây đấu vào rơ le nhiệt - Tháo vít giữ đế rơ le nhiệt - Đưa rơ le nhiệt ra ngoài
Bước 2:
- Làm sạch bên ngoài rơ le nhiệt
- Dùng dụng cụ làm sạch, giẻ lau... để làm sạch bên ngoài
- Yêu cầu làm sạch hết bụi bẩn, dầu mỡ bám vào rơle nhiệt, đảm bảo nơi làm việc khô ráo, sạch sẽ
Bước 3:
- Tháo các chi tiết ra ngoài
- Tháo hệ thống thanh lưỡng kim và phần tử đốt nóng - Tháo hệ thống đòn bẩy
- Hệ cần tác động
- Tháo lò xo phản kháng
- Tháo hệ thống tiếp điểm và núm điều chỉnh dòng
Bước 4:
- Làm sạch các chi tiết sau khi tháo: - Làm sạch vỏ
- Làm sạch các tiếp điểm, thanh đốt nóng
Bước 5:
- Kiểm tra kỹ thuật của Rơ le nhiệt
Dựa vào nguyên nhân hư hỏng ở trên đưa ra biện pháp khắc phục như sau:
TT Các hư hỏng Biện pháp khắc phục
1
Dòng điện làm việc vẫn ở chế độ định mức nhưng sau một thời gian rơ le nhiệt tác động
Phần tử đốt nóng bị hao mòn quá thì thay thế phần tử đốt nóng khác.
Nếu hao mòn ít thì điều chỉnh tăng dòng tác động. Chú ý trường hợp này phải thử
nghiệm lại dòng tác động đúng định mức 2 Một pha rơ le nhiệt không thông mạch Nối lại phần dây bị đứt
3 Rơle nhiệt không tác động khi xảy ra quá tải
Tháo phần tiếp xúc kém ra làm sạch phần tiếp xúc, xiết chặt vít lại tại vị trí tiếp xúc kém.
Tách tiếp điểm bị dính ra, dùng giấy ráp đánh lại đầu tiếp điểm để tăng cường tiếp xúc.
Bước 6:
- Lắp Rơ le nhiệt : Lắp ngược lại theo trình tự tháo rơ le nhiệt