QUAN ĐIỂM KẾT HỢP ĐÔNG TÂY Y TRONG BỆNH DẠ DÀY TÁ TRÀNG LOÉT

Một phần của tài liệu BỆNH HỌC THỰC HÀNH - DẠ DÀY TÁ TRÀNG LOÉT pot (Trang 36 - 38)

Y ÁN DẠ DÀ TÁ TRÀNG LOÉT BỜ CONG NHỎ DẠ DÀ LOÉT

QUAN ĐIỂM KẾT HỢP ĐÔNG TÂY Y TRONG BỆNH DẠ DÀY TÁ TRÀNG LOÉT

DÀY - TÁ TRÀNG LOÉT

Loét dạ dày tá tràng là danh từ mới xuất hiện, không thấy có trong các

sách kinh điển, tuy cách diễn tả có hơi khác, nhưng nội dung có một số điểm

tương ứng. Vì vậy trong phần này, chúng tôi tạm đưa ra sự so sánh giữa 2 nền Y Học CT và HĐ để tiện việc nghiên cứu và tham khảo (có thể tham khảo thêm tạp chí Đông Y số 159/ 1979 trang 10)

1_ Thể Khí Trệ so với YHHĐ có thể là giai đoạn đầu của loét có kèm theo viêm niêm mạc dạ dày, tăng cường tính của thành dạ dày, gây tăng áp

lực trong dạ dày, sinh ra ợ hơi, đau,đầy trướng vùng Thượng Vị, chóng mặt.

2_ Thể Hỏa Uất so với YHHĐ có thể là giai đoạn tăng tiết dịch theo sinh lý bịnh: Lo lắng, tức giận... làm sung huyết niêm mạc dạ dày, làm cho chất chua tăng, các chất dịch vị tăng kèm theo Acid Chlohydric tăng, kích

thích lên dây thần kinh gây đau.

3_ Thể Huyết Ứ so với YHHĐ có thể là giai đoạn đau nhất: Phù nề

trong ổ loét, dạ dày tăng co bóp, lôi kéo dây thần kinh gây đau. Hoặc do các chất hóa học của dịch vị và chất độc của tế bào bị loét, hủy hoại, kích thích lên dây thần kinh gây đau.

Cũng có thể tương ứng với thể Dạ dày tá tràng bị loét có biến chứng chảy máu, gây ra ói ra máu, ỉa ra máu...

4_ Thể Tỳ Vị Hư Hàn, so với YHHĐ có thể là loại dạ dày đau nơi người bị suy nhược, niêm mạc dạ dày bị teo, làm cho độ chua trong dịch vị

giảm lượng Acid Chlohyric không đủ để diệt vi khuẩn kèm theo giảm men tiêu hóa (pepsin), độ co bóp của thành dạ dày giảm làm cho thức ăn khó tiêu

Việc phân chia và so sánh này sẽ giúp ích rất nhiều cho việc chọn dùng thuốc trong điều trị để thích hợp.

Một phần của tài liệu BỆNH HỌC THỰC HÀNH - DẠ DÀY TÁ TRÀNG LOÉT pot (Trang 36 - 38)