Điện áp ngõ vào và ngõ ra của mạch khuếch đại không đảo có cực tính giống nhau, đối với điện áp xoay chiều thì chúng cùng pha nhau. Như trong hình 2.8 cho thấy điện áp UE đặt vào ngõ vào không đảo +E Vì trong vùng khuếch đại , sai biệt điện áp giữa hai ngõ vào là 0 nên điện áp vầo cũng xem như đặt lên ngõ vào – E. Hệ số khuếch đại được tính theo công thức sau :
b. Mục đích thí nghiệm
Biểu diển bằng đồ thị quan hệ giữa điện áp ra với điện áp vào tại các điện trở hồi tiếp khác nhau
c. Trình tự thí nghiệm
Hình 2.8 Mô hình thí nghiệm mạch khuếch đại không đảo
Bước 1: Ráp mạch điện theo sơ đồ hình 2.8. Dùng VOM đo điện áp vào UE, điện áp ra UA tại các giá trị điện trở hồi tiếp RRkhác nhau như trong bảng trên
Hình 2.9
Bước 2: Ghi các giá trị đo được vào hình 2.9 và vẽ đồ thị biểu diển quan hệ giữa điện áp ra UA với điện áp vào UE và điện trở hồi tiếp RR vào hình 2.2.3
d. Báo cáo thực hành
Hệ số khuếch đại được xác định bởi linh kiện nào ? Trả lời :
……… ……… ……… Điện áp ra UA là bao nhiêu khi RR = 47 Ω, RE = 10 KΩ, UE = 2 V
Trả lời :
……… ……… ……… Cực tính giữa điện áp vào UE đối với điện áp ra UA như thế nào ?
Trả lời :
……… ………
Bài 3: Mạch khuếch đại công suất đơn hoạt động ở chế độ A
Mục tiêu:
- Phân tích được nguyên lý hoạt động và đặc điểm tính chất của các loại mạch khuếch đại công suất.
- Đo đạc, kiểm tra, sửa chữa một số mạch khuếch đại công suất theo yêu cầu kỹ thuật.
- Thiết kế, lắp ráp một số mạch theo yêu cầu kỹ thuật. - Thay thế một số mạch hư hỏng theo số liệu cho trước.