Đọc – hiểu truyện

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn tập NV9 (Trang 33 - 35)

1. Những nét tính cách chung của 3 cô gái TNXP trong tổ trinh sát mặt đường

- Hoàn cảnh sống, chiến đấu: bom đạn – nguy hiểm – ác liệt – gian khổ - khó khăn. - Họ ở trên một cao điểm, giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn – nơi tập trung nhiều bom đạn – nguy hiểm – ác liệt.

+ Ở trong một cái hang dưới chân cao điểm. + Đường bị đánh lở loét màu đất đỏ trắng lẫn lộn.

+ Hai bên đường không có lá xanh – những thân cây bị tước khô cháy… + Một vài thùng xăng – ô tô méo mó han gỉ.

- Công việc:

+ Đo khối lượng đất đá lấp vào hố bom + Đếm – phá bom chưa nổ.

+ Những công việc mạo hiểm với cái chết – khó khăn – gian khổ. + Luôn căng thẳng thần kinh.

+ Đòi hỏi sự dũng cảm và hết sức bình tĩnh. - Chúng tôi bị bom vùi luôn.

- Khi bò trên cao điểm chỉ thấy hai con mắt lấp lánh cười: Hàm răng trắng khuôn mặt nhem nhuốc – “Những con quỉ mắt đen”.

- Chạy trên cao điểm cả ban ngày.

- Thần chết không thích đùa: nằm trong ruột quả bom. - Đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay ầm ĩ.

- Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy trên những nền đất có nhiều quả bom chưa nổ.

- Thời tiết nóng bức: trên 30˚. Xong việc thở phào, chạy về hang

Họ là những cô gái trẻ, dễ xúc cảm, hay mơ mộng. - Dễ vui và cũng dễ trầm tư

- Thích làm đẹp cho cuộc sống của mình ngay ở trên chiến trường. - Nho thích thêu thùa.

- Chị Thao chăm chép bài hát.

- Phương Định thích ngắm mình trong gương, ngồi bó gối mơ mộng rồi hát. * Họ cũng có những nét cá tính riêng.

- Chị Thao lớn tuổi hơn một chút, làm tổ trưởng từng trải hơn – không dễ dàng hồn nhiên – ước mơ và dự tính về tương lai- có vẻ thiết thực hơn, nhưng cũng không thiếu những khao khát rung động của tuổi trẻ. Chị chiến đấu dũng cảm, bình tĩnh nhưng lại rất sợ khi nhìn thấy máu chảy.

- Quê hương của họ: Họ là những cô gái còn rất trẻ đến từ Hà Nội – là thanh niên xung phong.

+ Tinh thần trách nhiệm cao với nhiệm vụ. + Dũng cảm.

2. Nét tính cách riêng của mỗi người.

a) Nhân vật Phương Định

Là một cô gái Hà Nội xung phong vào chiến trường. - Từ một cô gái thành phố vào chiến trường

- Có một thời học sinh hồn nhiên, sống vô tư bên mẹ trong một căn buồng nhỏ ở thành phố yên tĩnh trong những ngày thanh bình trước chiến tranh ở thành phố của mình.

- Những kỉ niệm ấy luôn sống lại trong cô ngay giữa chiến trường dữ dội – nó vừa là niềm khao khát, vừa làm dịu mát tâm hồn trong hoàn cảnh căng thẳng, khốc liệt của chiến trường.

+ Có những năm tháng tuổi thơ hồn nhiên – êm đềm bên mẹ.

+ Là một cô gái hồn nhiên hay mơ mộng, nhiều ước mơ, thích ca hát, khá xinh đẹp.

ÔN TẬP TRUYỆNI. Lập bảng kê các tác phẩm truyện hiện đại. I. Lập bảng kê các tác phẩm truyện hiện đại.

Stt Tên tác phẩm

Tác giả Nước Năm sáng tác Tóm tắt nội dung 1 Làng Kim Lân Việt Nam

1948 Qua tâm trạng đau xót, tủi hổ của ông Hai ở nơi tản cư khi nghe tin đồn làng mình theo giặc, truyện thể hiện tình yêu làng quê sâu sắc thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của nhiều nông dân.

2 Lặng lẽ Sapa Nguyễn Thành Long Việt Nam

1970 Cuộc gặp gỡ tình cờ của ông hoạ sĩ, cô kĩ sư mới ra trường với người thanh niên làm việc một mình tại trạm khí tượng trên núi cao Sapa. Qua đó, ca ngợi những người lao động thầm lặng, có cách sống đẹp, cống hiến sức mình cho đất nước. 3 Chiếc lược ngà Nguyễn Quang Sáng Việt Nam

1966 Câu chuyện éo le và cảm động về hai cha con Sáu và bé Thu trong lần ông về thăm nhà và ở khu căn cứ. Qua đó, truyện ca ngợi tình cha con thắm thiết trong hoàn cảnh chiến tranh.

4 Cố hương Lỗ Tấn Trung Quốc Trong tập “Gào thét 1923’

Trong chuyến về thăm quê, nhân vật “tôi” đã chứng kiến những đổi thay theo hướng suy tàn của làng quê và cuộc sống người nông dân. Qua đó, truyện miêu tả thực trạng của xã hội nông thôn Trung Hoa đương thời đang đi vào tiêu điều và suy ngẫm về con đường đi của người nông dân và cả xã hội. 5 Những đứa trẻ Mácxim Gorơki Nga Trích tiểu thuyết “Thời thơ ấu”

Câu chuyện về tình bạn nảy nở giữa chú bé nhà nghèo Aliosa với những đứa trẻ con viên sĩ quan sống thiếu tình thương bên hàng xóm. Qua đó khẳng định tình cảm hồn nhiên, trong

(1913-

1914) sáng của trẻ em, bất chấp những cảntrở của quan hệ xã hội. 6 Bến quê Nguyễn Minh Châu Việt Nam Trongtập “Bến quê” (1985)

Qua những cảm xúc và suy ngẫm của nhân vật Nhĩ vào lúc cuối đời trên giường bệnh, truyện thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những giá trị và vẻ đẹp bình dị, gần gũi của cuộc sống, của quê hương.

7 Những ngôi sao xa xôi Lê Minh Khuê Việt

Nam 1971 Cuộc sống, chiến đấu của ba cô gáithanh niên xung phong trên đỉnh cao ở tuyến đường Trường Sơn trong những năm chiến tranh chống Mĩ cứu nước. Truyện làm nổi bật tâm hồn trong sáng giàu mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ hy sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của họ. 8 Rô-bin- sơn ngoài đảo hoang Đ.Đi-

phô Anh Tiểuthuyết “Rô- bin-sơn Cruxo” 1719

Qua bức chân dung tự hoạ và lời kể của Rô-bin-xơn, đoạn truyện đã miêu tả cuộc sống vô cùng khó khăn và thể hiện tinh thần lạc quan của nhân vật khi một mình ở nơi hoang đảo trên mười năm ròng rã.

9 Bố của

Xi-mông Mô-pá-xăng Pháp Thế kỉXIX Tâm trạng đau khổ của bé Xi-môngkhông có bố và sự gặp gỡ của em với bác thợ rèn Phi-lip dẫn đến việc em có được người bố. Truyện đề cao lòng nhân ái, nhắn nhủ chúng ta sự quan tâm và lòng yêu thương đối với những con người chịu thiệt thòi, bất hạnh. 10 Con chó Bấc Giắc- lân-đơn Mĩ Trích tiểu thuyết “Tiếng gọi nơi hoang dã” (1903)

Đoạn văn miêu tả tình cảm đặc biệt của con chó Bấc với người chủ Giôn Thosoooc – Tơn, thể hiện những nhận xét tinh tế, trí tưởng tượng phong phú và lòng yêu loài vật của tác giả.

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn tập NV9 (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w