Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiêm Sinh học THPT_Vận dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học trong dạy học chủ đề: Sinh sản ở động vật ở trường THPT. (Trang 28 - 31)

III. Tìm hiểu ứng dụng của sinh sản vô tín hở động vật (20 phút) GV : Chiếu hình ảnh :

4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu

Để kiểm kiểm tra hiệu quả của việc vận dụng phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh tôi tiến hành khảo sát tại trường THPT Trường Chinh ở các lớp tôi đang tiến hành giảng dạy. Tôi đã chọn 4 lớp: 2 lớp đối chứng và 2 lớp thực nghiệm để dạy. Cả bốn lớp này đều có lực học ngang nhau và đều được dạy cùng chủ đề: Sinh sản ở

động vật

Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng

Lớp Số học sinh Lớp Số học sinh

11A1 37 11A2 38

11A7 35 11A6 35

- Các lớp thực nghiệm: sử dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực kết hợp với việc sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại (máy tính, bảng tương tác thông minh) - Các lớp đối chứng: Sử dụng chủ yếu các phương pháp dạy học truyền thống (thuyết trình, đàm thoại gợi mở..) và dạy chỉ vơí phấn trắng, bảng đen.

Khi dạy lớp thực nghiệm, và đối chứng tôi đều ghi hình tiết học, sau đó phân tích tiết học đó để rút kinh nghiệm, đánh giá tính khả thi của tiến trình đã soạn thảo, chỉ ra những điều chưa phù hợp của tiến trình soạn thảo, bổ sung sửa đổi những điều cần thiết. Sau khi dạy xong chủ đề: Sinh sản ở động vật tôi đã cho học sinh làm một bài kiểm tra ngắn (thời gian 10 phút) ở cả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, kết quả như sau:

* Kết quả thực nghiệm:

Lớp

số 0 1 2 3 4 Điểm5 6 7 8 9 10

Thực

nghiệm 11A111A7 3735 00 00 00 00 00 00 00 1410 1520 56 11

Đối chứng

11A2 38 0 0 0 0 0 5 10 13 8 2 0

11A6 35 0 0 0 0 0 3 12 15 4 1 0

Bảng 2: Điểm lớp thực nghiệm và đối chứng

Xếp loại Lớp hực nghiệm(11A1, 10A7) Lớp đối chứng(11A2, 11A6)

Tổng % Tổng % Giỏi (9-10 điểm) 13 18,1 3 4,1 Khá (7-8 điểm) 69 81,9 40 54,8 Trung bình (5-6 điểm) 0 0,0 30 41,1 Yếu (<5 điểm) 0 0.0 0 0,0 Bảng 3: Tổng hợp kết quả thực nghiệm * Nhận xét kết quả thực nghiệm

Trước tiên, tôi muốn nói về sự chuyển biến phong cách học tập của học sinh khi các em tiếp nhận một sự trải nghiệm đầy thú vị trong chính lớp học của mình. Các em học tập sôi nổi hơn, thảo luận nhiều hơn, hăng hái phát biểu hơn và chú ý vào bài giảng, sự thay đổi nhận thấy rõ ràng nhất là những em học sinh vốn không quan tâm nhiều đến bộ môn Sinh học. Kết quả kiểm tra đã chứng minh rằng, ở các lớp thực nghiệm 100% số học sinh đạt tỉ lệ điểm khá và giỏi cao hơn nhiều so với tỉ lệ này ở các lớp đối chứng

Kết quả khảo nghiệm trên cho thấy rằng việc vận dụng dạy học theo đinh hướng phát triển năng lực cho học sinh vào dạy học chủ đề " Sinh sản ở động vật" đã đem lại kết quả khá khả quan, đề tài góp phần đáng kể vào quá trình thay đổi cách dạy của giáo viên và cách học của học sinh và làm tiền đề cho các em phát triển năng lực khám phá, sáng tạo ở những môn khoa học tự nhiên khác. Học sinh đã học tập chủ động, tích cực, sáng tạo, say mê hứng thú với môn Sinh học hơn, năng lực giải quyết các vấn đề của các em cũng nâng tầm đáng kể.

PHẦN III : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ1. Kết luận 1. Kết luận

Từ việc nghiên cứu những vấn đề cơ bản về lí luận và thực trạng hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng, tôi rút ra một số kết luận cơ bản sau:

- Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực không có nghĩa là chỉ sử dụng các phương pháp dạy học hiện đại, loại bỏ các phương pháp dạy học truyền thống quen thuộc mà cần bắt đầu từ việc cải tiến để nâng cao hiệu quả và hạn chế nhược điểm của chúng, phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh. Điều đó đòi hỏi người giáo viên phải có năng lực chuyên môn, năng động, sáng tạo trong việc vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học một cách hiệu quả phù hợp với điều kiện dạy học của nhà trường, của địa phương. Tuy nhiên, cho dù lựa chọn phương pháp dạy học nào thì vẫn phải tạo điều kiện cho người học được khám phá, chủ động, sáng tạo trong việc tìm kiếm kiến thức, giải quyết các vấn đề, gắn kiến thức với thực tiễn…Thay cho học thiên về lí thuyết, học sinh được trải nghiệm, khám phá kiến thức qua hành động, học qua “làm” , chỉ có như vậy kiến thức học mới được khắc sâu và bền vững.

- Để đào tạo những con người năng động, thích nghi tốt với đời sống xã hội thì việc kiểm tra, đánh giá không thể chỉ dừng lại ở yêu cầu tái hiện các kiến thức, lặp lại các kĩ năng đã học mà cần khuyến khích phát triển trí thông minh, óc sáng tạo trong việc giải quyết các tình huống thực tiễn. Thông qua việc đánh giá năng lực, học sinh không chỉ được rèn luyện kĩ năng xem xét, phân tích vấn đề mà trên cơ sở đó tự điều chỉnh cách học, điều chỉnh hành vi phù hợp.

- Các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học có ảnh hưởng lớn đến việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực.

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động dạy và học theo định hướng phát triển năng lực, tôi đề nghị:

- Sở Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo nhà trường tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn, nghiệp vụ.

- Đầu tư, trang bị tốt hơn về cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực.

Với mong muốn được góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp giáo dục nói chung, tôi

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiêm Sinh học THPT_Vận dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học trong dạy học chủ đề: Sinh sản ở động vật ở trường THPT. (Trang 28 - 31)