Phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Bài Tiểu Luận: “Thực trạng và giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn hiện nay" potx (Trang 43 - 45)

4. TRIỂN VỌNG CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

2.2.1 Phát triển nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển của mổi quốc gia nói chung cũng như sự hoạt động của các dự án nói riêng. Nếu chỉ có vốn mà không có con người thì nguồn vốn đó cũng trở nên vô ích. Ở Việt Nam hiện nay, nguồn nhân lực còn rất nhiều bất cập: Trình độ kĩ thuật lao động thấp, trình độ cán bộ khoa học, quản lí yếu, cơ cấu đào tạo bất hợp lí, phân bổ không đồng đều tập trung ở vùng đồng bằng và thưa thớt ở vùng miền núi và trung du. Chính vì vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư nước ngoài, theo em, chúng ta cần giải quyết những hạn chế theo hướng sau.

Trước hết, công tác giáo dục và đào tạo, Nhà nước cần đề ra kế hoạch, chính sách giáo dục và đào tạo để tạo ra sự hợp lí trong cơ cấu sản phẩm đào tạo, chú trọng vào việc đào tạo đội ngũ công nhân kỉ thuật, những người trực tiếp tham gia

nay cho thấy, để tuyển dụng một công nhân kỉ thuật dưới 30 tuổi tay nghề bậc năm còn khó hơn là tuyển dụng một sinh viên tốt nghiệp đại học.

Tiến hành đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lí, công nhân kỉ thuật bằng các khoá huấn luyện ngắn hoặc dài ngày tại các trường, trung tâm đào tạo hay tại chính các doanh nghiệp. Nhà nước cũng cần tăng cường công tác đào tạo ở các địa phương nhằm giảm bớt gánh nặng cho các trường ở trung ương cũng như thoả mản nhu cầu học tập của những người dân địa phương đó. Muốn vậy, Nhà nước cần có biện pháp hổ trợ về vốn, cán bộ giảng dạy cho những địa phương này. Gắn công tác đào tạo với nhu cầu thị trường, kết hợp giáo dục phổ thông với giáo dục dạy nghề, kết hợp lí thuyết với thực hành, trang bị các thiết bị máy móc cần thiết, xây dựng cấc trung tâm thí nghiệm có đủ năng lực. Tiến hành xã hội hoá giáo dục nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp thu khoa học - công nghệ hiện đại, trình độ quản lí tiên tiến của nước ngoài cũng như tạo tác phong công nghiệp trong lao động sản xuất. Sản phẩm của hệ thống giáo dục - đào tạo là một đội ngủ trí thức, lao động kỉ thuật nên phải đặt vấn đề chất lượng lên hàng đầu. Hiệu quả của công tác giáo dục và đào tạo phải được đo bằng năng lực trí tuệ, bằng trình độ chuyên mộn vững vàng, khả năng tư duy sáng tạo, chứ không phải bằng số lượng được đào tạo. chúng ta cần quán trriệt quan điểm "cần chất lượng hơn số lượng". Để có được điều đó Nhà nước cần thống nhất quan lí công tác giáo dục - đào tạo, ban hành một hệ thống thống nhất các văn bản chứng chỉ, quy chế thi cử, tiêu chuẩn cấp bằng, hệ thống học hàm học vị, nội dung chương trình giảng dạy, hoàn thiện luật giáo dục. Tất cả những điều đó nhằm tạo uy tín cho hệ thống giáo dục của Việt Nam trên thế giới. Nhà nước cần dành một khoản đầu tư thích đáng từ ngân sách cho công tác giáo dục - đào tạo, có các quy định về việc góp quỹ đào tạo của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhằm giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước cũng như nâng cao tinh thần trách nhiệm, hành vi ứng xử của các nhà đầu tư nước ngoài trong việc sử dụng lao động Việt Nam.

Tiếp theo là giải pháp có liên quan đến phân bố, tổ chức, và xử lí nguồn nhân lực. Chúng ta cần hoàn thiện bộ luật lao động và các quy đinh có liên quan về tiền

lương, chế độ lao động, điều kiện lao động ... của lao động Việt Nam trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhằm bảo vệ những lợi ích chính đáng của bộ phận này. Chúng ta cần thành lập các tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, để một mặt đại diện cho công nhân Việt Nam đàm phán với các nhà đầu tư nước ngoài để bảo vệ lợi ích của người lao động Việt Nam, mặt khác tiếp thu những ý kiến chính đáng từ các nhà đầu tư nước ngoài để phản ánh tới các cơ quan hửu trách. Việc làm này sẻ tạo ra sự tin cậy, hiểu biết, hoà hợp giửa những người lao động Việt Nam với nhà đầu tư nước ngoài tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất - kinh doanh của dự án.

Nhà nước cần phân bố lại nguồn nhân lực giữa các vùng, các miền nhằm giải toả bớt ách tắc đầu ra của công tác giáo dục - đào tạo, mặt khác góp phần tạo điều kiện thuận lợi về lao động các vùng miền núi trung du. Bố trí những cán bộ có năng lực vào làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, giáo dục và nâng cao ý thức cộng đồng, tinh thần dân tộc của họ đối với lợi ích của bên Việt Nam cũng như đối với các nhà đầu tư nước ngoài, tạo tiền đề cho mối quan hệ hợp tác lâu dài trên nguyên tắc "đôi bên cùng có lợi".

Một phần của tài liệu Bài Tiểu Luận: “Thực trạng và giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn hiện nay" potx (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w