- Các yếu tố ảnh hưởng đến PTCN gắn với BVMT trên địa bàn cấp thành phố.
2.1.1.1. Về phát triển công nghiệp
* Khái niệm công nghiệp
Theo quyết định số 486-TCTK/CN ngày 2/6/1966 của Tổng cục Thống kê về việc ban hành bản quy định việc phân ngành cụ thể trong công nghiệp và bảng mục lục ngành nghề cụ thể thì công nghiệp là một ngành sản xuất vật chất, bao gồm các hoạt động: Khai thác của cải vật chất có sẵn trong thiên nhiên mà lao động của con người chưa tác động vào; Chế biến những sản phẩm đã khai thác và chế biến sản phẩm của nông nghiệp; Hoạt động sản xuất công nghiệp còn
bao gồm cả việc sửa chữa máy móc thiết bị và vật phẩm tiêu dùng [102].
Như vậy, tất cả các hoạt động khai thác chế biến và sửa chữa nói trên không kể quy mô, hình thức như thế nào, không kể với loại công cụ lao động gì, hoặc bằng cơ khí hiện đại, nửa cơ khí, hoặc bằng công cụ thô sơ dựa vào sức lao động và sự khéo léo của chân tay người lao động là chính, đều xếp vào công nghiệp.
Từ điển Bách khoa toàn thư: “Công nghiệp là một bộ phận của nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuất hàng hóa vật chất mà sản phẩm được chế tạo, chế biến cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh tiếp theo. Đây là hoạt động kinh tế, sản xuất quy mô lớn, được sự hỗ trợ thúc đẩy mạnh mẽ của các tiến
bộ, công nghệ, khoa học và kỹ thuật” [142, tr. 186].
Giáo trình Kinh tế và quản lý công nghiệp định nghĩa: “Công nghiệp là ngành kinh tế thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất - một bộ phận cấu thành nền sản
Theo tác giả Nguyễn Văn Phúc: “Công nghiệp được định nghĩa là một ngành sản xuất vật chất, có đặc điểm chung cơ bản nhất là nó chế biến các vật phẩm tự nhiên hoặc nhân tạo (đầu vào) thành những sản phẩm (đầu ra) có đặc tính khác so với những vật phẩm ban đầu được đưa vào quá trình chế biến” [89, tr. 11].
Tác giả luận án cho rằng: Công nghiệp là một ngành của nền kinh tế, bao gồm khai thác tài nguyên; chế biến các loại sản phẩm của công nghiệp khai thác, của nông, lâm ngư nghiệp; hoạt động dịch vụ sửa chữa các sản phẩm công nghiệp để sản xuất ra sản phẩm nhằm thỏa mãn các nhu cầu khác nhau của xã hội.
Hoạt động công nghiệp vô cùng đa dạng, do đó có rất nhiều cách phân loại, như:
- Ở mức độ tổng quát nhất, ngành công nghiệp được chia thành 3 nhóm: Nhóm ngành công nghiệp khai thác (4 ngành), gồm: Khai thác than, khai thác khí và dầu mỏ, khai thác quặng kim loại, khai thác đá và mỏ khác; Nhóm ngành công nghiệp chế biến (23 ngành), gồm: Sản xuất sản phẩm đồ uống; sản xuất sản phẩm dệt; sản xuất sản phẩm gỗ và lâm sản; sản xuất máy móc, thiết bị;...; Nhóm ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước, gồm: Sản xuất và phân phối điện, ga; sản xuất và phân phối nước.
- Theo mức độ thâm dụng vốn và tập trung lao động: công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ.
- Theo sản phẩm và ngành nghề: công nghiệp dầu khí, công nghiệp ô tô, công nghiệp dệt, công nghiệp năng lượng...
-Theo phân cấp quản lý: công nghiệp địa phương, công nghiệp Trung ương.
* Khái niệm phát triển công nghiệp
Mỗi khoa học có cách tiếp cận khác nhau về phát triển từ đó đưa ra những định nghĩa khác nhau về phát triển. Theo nghĩa triết học, phát triển là quá trình vận động từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, mà nét đặc trưng chủ yếu là cái cũ mất đi và cái mới ra đời. Như vậy, đặc điểm nổi bật của phát triển là sự vận động đi lên, sự biến đổi theo chiều hướng tốt đẹp.
Quan niệm nhấn mạnh vào sự tăng trưởng, theo đó, phát triển là việc tạo ra và duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của một quốc gia ở mức cao.
Quan niệm phát triển là mở mang rộng rãi, làm cho tốt hơn lên, phát triển là quá trình ai đó hoặc cái gì đó tăng trưởng hoặc thay đổi và trở nên tiến bộ hơn. Quan niệm nhấn mạnh vào công bằng xã hội, theo đó phát triển không đồng nghĩa với việc phải tạo ra mức tăng trưởng cao nhưng phát triển phải giải quyết được tất cả các vấn đề nảy sinh, trong đó, chia sẻ phúc lợi như nhau, công bằng trong việc tiếp cận những cơ hội phát triển.
Quan niệm phát triển toàn diện, theo đó, phát triển được nhìn nhận ở nhiều khía cạnh, vừa bảo đảm được sự tăng trưởng hợp lý, vừa bảo đảm được sự công bằng và phúc lợi xã hội.
Theo tác giả Nguyễn Văn Thử: “Phát triển công nghiệp là quá trình làm cho ngành công nghiệp tăng trưởng về quy mô, thay đổi cơ cấu, nâng cao trình độ, chất lượng và đóng góp của công nghiệp vào phát triển kinh tế - xã hội” [120, tr. 24].
Tác giả Nguyễn Văn Phúc cho rằng: “Phát triển công nghiệp dựa trên tiêu chí trình độ kỹ thuật và công nghệ để chia công nghiệp theo các mức độ phát triển: công nghiệp ở trình độ cơ khí hóa, công nghiệp ở trình độ tự động hóa
hoặc công nghiệp ở trình độ trí tuệ nhân tạo” [89, tr. 12].
Nghiên cứu sự phát triển của chủ nghĩa tư bản Nga, V.I.Lênin đã phân tích quá trình phát triển công nghiệp ở Nga theo các trình độ phát triển khác nhau (cả về quy mô lẫn trình độ kỹ thuật): Sản xuất hàng hóa nhỏ (thủ công nghiệp), công trường thủ công và đại công xưởng cũng như quá trình chuyển hóa tất yếu giữa chúng (sản xuất hàng hóa nhỏ chuyển hóa thành công trường thủ công và công
trường thủ công chuyển hóa thành đại công xưởng sản xuất cơ khí) [136, tr.411-
538 và 653-661].
Luận án quan niệm: Phát triển công nghiệp được hiểu là quá trình thay
đổi theo chiều hướng tiến bộ hơn mọi mặt của ngành công nghiệp, nó bao gồm sự tăng trưởng công nghiệp cũng như sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo
công nghiệp được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và về chất của ngành công nghiệp.
Lịch sử phát triển công nghiệp của các nước trên thế giới trong những thập niên giữa thế kỷ XX cho thấy, trong một khoảng thời gian dài, người ta đã đặt mục tiêu công nghiệp lên quá cao so với các mục tiêu khác. Cái giá phải trả là đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng công nghiệp phải sử dụng quá mức nguồn tài nguyên, môi trường sinh thái và môi trường sống của con người; sự tăng trưởng nhanh chỉ đem lợi cho một bộ phận nhỏ dân cư trong xã hội ở các nước đang phát triển; chạy theo mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh đã dẫn đến xu hướng vi phạm các khía cạnh về quyền con người và những yếu tố văn hóa truyền thống...
Do vậy, xem lại và đánh giá đúng đắn các mối quan hệ con người - tự nhiên - xã hội, phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa - bảo vệ tài nguyên, môi trường và cả vấn đề xây dựng thể chế trong đó con người phải đóng vai trò trung tâm của sự phát triển, tìm một cách phát triển mới, đó là phát triển bền vững.
Khái niệm phát triển bền vững ban đầu được đưa ra chủ yếu từ mối quan hệ trước sự suy thoái của môi trường tự nhiên, sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Theo Tổ chức Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB): Phát triển bền vững là loại hình phát triển mới, lồng ghép quá trình sản xuất với bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường,... Đến nay, quan niệm phát triển bền
vững đã được bổ sung, hoàn chỉnh hơn [31].
Luật Bảo vệ môi trường (2014) quy định tại Điều 3, khoản 4: “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi
trường” [94].
Luận án quan niệm: Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự hài
hòa giữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế với mục tiêu xã hội ổn định, môi trường trong lành, quyền con người được tôn trọng diễn ra trong hiện tại nhưng không làm ảnh hưởng đến sự phát triển trong tương lai.
Tăng trưởng công nghiệp trong mối quan hệ với phát triển công nghiệp.
Tăng trưởng công nghiệp và PTCN là hai khái niệm chỉ hai hiện tượng công nghiệp khác nhau nhưng có quan hệ với nhau. Nói cách khác, khái niệm tăng trưởng và phát triển dùng để chỉ những biến đổi về lượng và chất của ngành công nghiệp trong thời gian nhất định. Khái niệm PTCN rộng hơn khái niệm tăng trưởng công nghiệp. PTCN là một khái niệm bao gồm cả việc gia tăng về sản lượng công nghiệp, cơ cấu công nghiệp. Như vậy, PTCN bao hàm sự tăng trưởng công nghiệp. Nhưng PTCN còn bao gồm sự đổi mới cơ cấu công nghiệp v.v… Như vậy, bàn về mối quan hệ giữa tăng trưởng công nghiệp và PTCN, về điểm chung, tăng trưởng và phát triển đều là những khái niệm được dùng khi muốn nói tới những biến đổi về lượng và chất của ngành công nghiệp trong một thời gian nhất định.
Theo các quan niệm hiện nay, khái niệm PTCN rộng hơn, bao hàm khái niệm tăng trưởng công nghiệp. Như vậy, không có tăng trưởng công nghiệp thì không thể có PTCN và PTCN chính là điều kiện để giải quyết các vấn đề xã hội. Mục tiêu của phát triển chính là vì con người.
*Đặc điểm phát triển công nghiệp: Công nghiệp có đặc điểm sản xuất và
đặc điểm về sản phẩm khác với các ngành sản xuất khác.
- Đặc điểm về quá trình sản xuất:
Quá trình sản xuất trong công nghiệp chính là quá trình biến đổi các yếu tố đầu vào thành các sản phẩm đầu ra. Đối với những sản phẩm đòi hỏi phải sản xuất theo hệ thống dây chuyền thì các công đoạn sản xuất phải được sắp xếp theo đúng trình tự quy định từ khi nguyên liệu bắt đầu được đưa vào sản xuất đến khi sản phẩm tạo ra. Trong PTCN, các nhà sản xuất có thể lựa chọn mức độ chuyên môn hóa phù hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất mà không nhất thiết phải thực hiện sản xuất hoàn chỉnh một sản phẩm. Sản xuất công nghiệp có khả năng thực hiện chuyên môn hóa và chuyên môn hóa sâu, tạo điều kiện nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
- Đặc điểm về công nghệ sản xuất
Quá trình tạo ra sản phẩm công nghiệp được thực hiện thông qua hệ thống máy móc thiết bị với đội ngũ công nhân có trình độ tay nghề cao. Sản xuất công
nghiệp phụ thuộc vào máy móc, công nghệ. Sản xuất công nghiệp là sản xuất bằng máy móc. Thiết bị máy móc càng hiện đại thì năng suất lao động và sản phẩm có chất lượng càng cao; giá thành sản xuất, mức tiêu hao nguyên, vật liệu và năng lượng càng giảm, hiệu quả của sản xuất công nghiệp phụ thuộc rất lớn vào trình độ công nghệ và tay nghề của lao động.
-Đặc điểm về sự biến đổi các đối tượng lao động và sản phẩm tạo ra sau
mỗi chu kỳ sản xuất.
Từ cùng một loại nguyên liệu, sau mỗi chu kỳ sản xuất, với những công nghệ khác nhau, sản xuất công nghiệp có thể tạo ra nhiều loại sản phẩm với nhiều công dụng khác nhau; hoặc cùng một loại sản phẩm có thể có nhiều kiểu dáng, mẫu mã khác nhau. Các đối tượng lao động của quá trình sản xuất công nghiệp sau mỗi chu kỳ sản xuất được thay đổi hoàn toàn về chất từ công dụng cụ thể này chuyển sang các sản phẩm có công dụng cụ thể khác.
-Đặc điểm về khả năng tập trung sản xuất.
Sản xuất công nghiệp có khả năng tập trung với mật độ cao về không gian sản xuất, về thời gian, về máy móc thiết bị, nhân công và sản phẩm, sản xuất công nghiệp có thể được thực hiện trong điều kiện nhà xưởng, ánh sáng nhân tạo... nên ít chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên. Vì vậy, tính chủ động của sản xuất công nghiệp là cao hơn so với các ngành khác.
*Vai trò của phát triển công nghiệp
- Mặt tích cực: Ngành công nghiệp đã trở thành một ngành sản xuất vật chất to lớn và độc lập của nền kinh tế, thể hiện rõ như sau:
+ Phát triển công nghiệp góp phần hiện đại hóa nền kinh tế: Ngành công
nghiệp sản xuất ra máy móc thiết bị làm tư liệu sản xuất cho các ngành sản xuất, kinh doanh, quyết định đến việc trang bị cơ sở vật chất - kỹ thuật của toàn bộ nền kinh tế, góp phần hiện đại hóa nền kinh tế. Nhờ các máy móc thiết bị là sản phẩm của ngành công nghiệp, nền kinh tế được hiện đại hóa; năng suất lao động ở tất cả các ngành, các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế quốc dân được nâng cao. Ngành công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất phát triển sẽ thúc đẩy việc
chuyển nền kinh tế từ tình trạng lạc hậu sang phát triển hiện đại dựa trên máy móc thiết bị với trình độ công nghệ cao.
+ Phát triển công nghiệp có khả năng định hướng cho các ngành kinh tế
và các lĩnh vực khác của nền kinh tế. Định hướng phát triển các ngành, các lĩnh
vực của nền kinh tế không thể tách rời định hướng phát triển các ngành công nghiệp. Chẳng hạn, sự phát triển các ngành công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản sẽ quyết định hướng phát triển các vùng sản xuất nông sản làm nguyên liệu hoặc các vùng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung. Sự phát triển công nghiệp năng lượng có ý nghĩa quyết định đến việc hiện đại hóa nên kinh tế...
+ Phát triển công nghiệp thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Vì
ngành công nghiệp tạo ra giá trị gia tăng. Dưới sự tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ, sự phát triển của công nghệ không bị giới hạn, năng suất lao động trong công nghiệp cao hơn nhiều so với các ngành kinh tế khác, có tác động đến sự tăng trưởng của các ngành kinh tế khác.
+ Phát triển công nghiệp còn có vai trò quan trọng trong củng cố quốc
phòng, giữ gìn an ninh quốc gia. Một trong những bộ phận của tổng thể ngành
công nghiệp chính là công nghiệp quốc phòng. Công nghiệp quốc phòng được hiểu là bộ phận của nền kinh tế quân sự và của nền công nghiệp đất nước, có chức năng sản xuất sửa chữa vũ khí, trang bị và sản xuất các vật tư, trang bị hậu cần cần thiết cho lực lượng vũ trang. Công nghiệp phát triển, nhất là ngành công nghiệp quốc phòng sẽ tạo khả năng để hiện đại hóa quân sự tăng cường khả năng phòng thủ đất nước và đập tan những âm mưu phá hoại của kẻ thù.
- Mặt tiêu cực: Bên cạnh những vai trò tích cực của PTCN đối với phát triển kinh tế - xã hội thì công nghiệp là ngành có tác động tiêu cực đến môi trường nhiều nhất trong tất cả các ngành kinh tế. Trong quá trình PTCN sẽ gây ra sự thay đổi khí hậu, ô nhiễm không khí, nước và đất, vấn đề sức khỏe... Ảnh hưởng của sự PTCN tác động trực tiếp tới môi trường, cụ thể như: khói bụi xả vào không khí, ngành công nghiệp gây ô nhiễm không khí là nguyên nhân chính của các nhà máy sản xuất do khí thải gây ô nhiễm của dung môi hữu cơ, CO,
sulfur dioxide (SO2) và nitơ oxit (NOx). Những chất gây ô nhiễm sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe công cộng và hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu để thúc đẩy, phá hoại môi trường, hiệu ứng nhà kính, ôzôn hổng và hoang mạc hóa tăng; nước thải chưa được xử lý nước thải gây ra những vấn đề về môi trường, bao gồm: hồ ngầm của hệ thống xử lý nước thải ô nhiễm, vận chuyển và phá hoại, và