Tổng quan ngành thực phẩm và các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm

Một phần của tài liệu luan-an-ncs-nguyen-thi-my-nguyet (Trang 83)

5. Kết cấu luận án

4.1. Tổng quan ngành thực phẩm và các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm

4.1. Tổng quan ngành thực phẩm và các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩmViệt Nam Việt Nam

4.1. Tổng quan ngành thực phẩm và các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩmViệt Nam Việt Nam qua nhờ cải tiến công nghệ và sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân. Việt Nam đã trở thành nhà cung cấp quan trọng đối với các sản phẩm: gạo, thủy sản, thực phẩm tươi, và thực phẩm đã qua chế biến. Ngành thực phẩm được định hướng phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu do đó đến nay Việt Nam đã trở thành một ngành kinh doanh có quy mô lớn với sự tham gia của hơn 7000 DN với gần một triệu lao động trong đó 84% là các DN nhỏ và vừa có số lượng lao động dưới 50 người, tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành thực phẩm trong 10 năm qua đạt bình quân 10% và đóng góp 15% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho nền kinh tế Việt Nam (Bộ NN & PTNT, [50], 2017).

Là một quốc gia nông nghiệp, với tài nguyên thiên nhiên phong phú và điều kiện khí hậu thuận lợi vùng với chi phí lao động tương đối thấp đã tạo ra lợi thế cho Việt Nam trong lĩnh vực thực phẩm. Ngoài ra, khả năng sản xuất, chế biến và phát triển các sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm có chất lượng cao, số lượng và quy mô lớn đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trên toàn thế giới. Việt Nam đã và đang cố gắng đưa ngành thực phẩm trở thành ngành công nghiệp có thế mạnh thông qua các nỗ lực về đổi mới và phát triển công nghệ và triển khai áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về vệ sinh an toàn thực phẩm, xác lập được vị thế cạnh tranh trong ngành thực phẩm toàn cầu.

Trong những năm qua, ngành thực phẩm đã được nhận được nhiều sự hỗ trợ của Nhà nước để nỗ lực trở thành “Giỏ thực phẩm của thế giới”. Hàng loạt các chương trình, dự án đầu tư nhằm xây dựng và quảng bá sản phẩm thực phẩm của Việt Nam đến thế giới như: Xây dựng thương hiệu ngành thực phẩm Việt Nam, hỗ trợ các DN tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế về thực phẩm ở Việt Nam và hàng loạt các quốc gia trên thế giới, nhằm không ngừng quảng bá thương hiệu thực phẩm Việt Nam. Chính phủ cũng đã triển khai hàng loạt các chính sách thuận lợi nhằm nâng cao sức cạnh tranh, để hình thành ngành kinh tế mạnh, hội nhập vững chắc với khu vực và thế giới, thúc đẩy phát triển nền kinh tế quốc gia.

Một phần của tài liệu luan-an-ncs-nguyen-thi-my-nguyet (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(171 trang)
w