Trong khoảng thời gian thực hiện dự án, kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty không thay đổi so với trước. Sản lượng sản xuất của công ty giữ nguyên. Trong khoảng thời gian đầu đưa vào sử dụng, vì một số nguyên do như chưa làm chủ được hoàn toàn công nghệ, vừa sản xuất vừa thăm dò thị trường, dây chuyền sẽ chưa hoạt động với công suất tối đa ngay mà sẽ khởi điểm trong năm đầu tiên là hoạt động với 60% công suất tối đa, tăng dần qua các năm. Cụ thể chúng ta có bảng công suất hoạt động của dây chuyền trong vòng đời dự án như sau:
Công suất sản xuất năm đầu 600,000 tấn
Công suất sản xuất năm thứ hai 750,000 tấn
Công suất sản xuất năm thứ ba trở đi 850,000 tấn
Bảng 2.3. Kế hoạch sản xuất qua các năm
Việc thay thế dây chuyền sản xuất công nghệ cũ bằng dây chuyền mới bên cạnh việc mang lại cơ hội tăng trưởng về sản lượng khai thác còn giúp công ty tiết kiệm được một khoản tiền đáng kể các chi phí đầu vào cho công ty. Cụ thể với dây chuyền mới, lượng nhân công cần sử dụng trong quá trình vận hành dây chuyền sẽ ít hơn, giúp công
Tình huống số 3 28
ty tận dụng nguồn nhân lực của mình cho các hoạt động sản xuất kinh doanh khác; tiết kiệm chi phí vận hành nhờ việc áp dụng triệt để công nghệ mới. Khoản tiết kiệm này chính là dòng tiền thu được từ dự án –xét trong trường hợp này. Thống kê cụ thể về mức tiết kiệm chi phí trên từng tấn sản phẩm như sau:
Tiết kiệm dầu 70,000 VNĐ
Tiết kiệm điện 120,000 VNĐ
Tiết kiệm nước 80,000 VNĐ
Nhân công 60,000 VNĐ
Tổng tiết kiệm trong một năm trên 1 tấn sản phẩm 330,000 VNĐ
Bảng 2.3. Chi tiết các khoản mục tiết kiệm
Với mức tiết kiệm 330,000 VNĐ/tấn sản phẩm/năm, đây được coi như một dòng tiền vào mà công ty sẽ có khi quyết định thực hiện dự án này. Cụ thể, trong khoảng thời gian 5 năm, dòng tiền vào này có giá trị:
Năm 1 2 3 4 5
Công suất (tấn) 600,000 750,000 850,000 850,000 850,000
Tiết kiệm hàng
năm (tỷ đồng) 198 247.5 280.5 280.5 280.5
Bảng 2.4. Dòng tiền tiết kiệm hàng năm của dự án