Giai đoạn trước cách mạng tháng 8 năm 1945

Một phần của tài liệu Tài liệu Các trường hợp không được quyền hưởng di sản theo Bộ luật dân sự (Trang 25 - 27)

5. Kết cấu của luận văn

1.3.1. Giai đoạn trước cách mạng tháng 8 năm 1945

Trước Cách mạng tháng 8 năm 1945 nước ta là một nước thuộc địa nửa phong kiến. Thực dân Pháp đã cấu kết với giai cấp địa chủ phong kiến Việt Nam để duy trì hệ thống pháp luật do chúng ban hành. Hệ thống pháp luật đó là công cụ để thực dân Pháp đàn áp và thực hiện chính sách khai thác thuộc địa tàn bạo của chúng. Pháp luật về thừa kế ở Việt Nam giai đoạn này chủ yếu được qui định trong hai Bộ dân luật. ĐÓ là Dân luật Bắc Kỳ năm 1931, Bộ Dân luật Trung Kỳ 1936. Trong thời kỳ này tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn được giai cấp thống trị duy trì trong các quan hệ xã hội, trong quan hệ gia đình và trong cả các qui định của pháp luật.

Về người không có quyền hưởng di sản, pháp luật của chế độ thực dân phong kiến cũng có những qui định về người thừa kế không có quyền hưởng di sản của người quá cố người thừa kế bất xứng). Cả hai bộ Dân luật Bắc Kỳ và Trung Ký đều có qui định về người thừa kế không có quyền hưởng di sản qui định tại Điều 3 13 Dân luật Bắc Kỳ và Điều 306 Dân luật Trung Kỳ.

- Người đã bị người lập di chúc tuyên bố không xứng đáng được hưởng di sản của người lập di chúc

- Người có hành vi xâm phạm đến tính mạng người để lại di sản hoặc với danh nghĩa chính phạm hoặc đồng phạm hoặc tòng phạm.

- Người cố ý đả thương người lập di chúc hoặc ông bà, cha mẹ người ấy. - Người đã trưởng thành biết được hành vi cố ý giết người mà không tố giác với Tòa án nhưng nếu kẻ sát nhân là cha,mẹ anh, em vợ, chồng hoặc thân thuộc với người thừa kế thì không bị coi là có lỗi vì đã không tố giác.

- Người có hành vi vu khống người để lại di sản hoặc vu khống ông, bà, cha, mẹ người để lại di sản và người có hành vi vu khống ấy đã bị phạt về trọng tội hoặc phạt giam về tội trừng trị.

Như vậy những người không có quyền hưởng di sản qui định tại tại Điều 313 Dân luật Bắc Kỳ và Điều 306 Dân luật Trung Kỳ là những người thừa kế theo di chúc hoặc theo qui định của pháp luật, họ là những người có hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người để lại di sản hoặc xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của ông bà, cha mẹ người đó. Người thừa kế đã trưởng thành biết được hành vi cố ý giết người để lại di sản mà không tố giác tội xâm phạm đến tính mạng, nhưng sẽ không phải tố giác nếu kẻ giết người đó có quan hệ thân thuộc với người thừa kế như cha mẹ, anh em, vợ chồng hay những người thân thuộc với người thừa kế. Ngoài ra nếu người thừa kế có hành vi vu khống người để lại di sản, hoặc ông bà, cha mẹ người để lại di sản, hành vi này đã bị phạt về trọng tội hoặc bị phạt giam thì họ không có quyền nhận thừa kế từ người để lại di sản.

Tuy nhiên so với qui định của Bộ luật dân sự hiện hành thì tại Điều 313 Dân luật Bắc Kỳ và Điều 306 Dân luật Trung Kỳ còn bổ sung thêm trường hợp người để lại di sản lập di chúc tuyên bố người thừa kế không xứng đáng được hưởng di sản của mình, người bị truất quyền thừa kế là người không được hưởng di sản do ý chí của người để lại di sản quyết định. Như vậy, Điều 313 Dân luật Bắc Kỳ và Điều 306 Dân luật Trung Kỳ đã thể hiện sự tôn trọng quyền tự định đoạt của người để lại di sản nên việc người để lại di sản truất quyền hưởng di sản của người thừa kế sẽ được pháp luật bảo hộ.

Theo Dân luật Bắc Kỳ và Dân luật Trung Kỳ thì những người có hành vi trên được coi là bất xứng hưởng di sản họ không có quyền được hưởng thừa kế của người để lại di sản. Nhưng phần lẽ ra họ được hưởng thì trao sang cho con cái của họ (Điều 315 Dân luật Bắc Kỳ và Điều 307 Dân luật Trung Kỳ) những người con ấy với tư cách của người hưởng di sản và không bị loại ra vì lỗi của người cha, trừ khi nào chính những người con cái ấy cũng bị tuyên cáo là không xứng đáng hoặc bị truất quyền thừa kế hưởng di sản từ người để lại di sản. Trong trường hợp này các con của người bất xứng thay thế vị trí của bố mẹ nhận di sản thừa kế của ông, bà (Thừa kế thế vị).

Trước năm 1945, theo án lệ ở miền Nam thì sau khi người chồng chết người vợ có thể bị tước quyền thừa kế trong một số trường hợp như không để tang chồng, có tình nhân hoặc lạm dụng quyền hưởng di sản mà không kê khai. Trường hợp người vợ góa bị tước quyền thừa kế thì phần di sản đó con hoặc cháu của người đó sẽ được hưởng.

Một phần của tài liệu Tài liệu Các trường hợp không được quyền hưởng di sản theo Bộ luật dân sự (Trang 25 - 27)