Các giải pháp hoàn thiện địa vị pháp lý doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh ở nước ngoà

Một phần của tài liệu Tài liệu Địa vị pháp lý của các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh (Trang 102 - 105)

ngoài tại Liên bang Nga, quy định, Chi nhánh của pháp nhân nước ngoài thành lập trên lãnh thổ Liên bang Nga phải thực hiện một phần chức năng hoặc toàn

3.2. Các giải pháp hoàn thiện địa vị pháp lý doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh ở nước ngoà

3.2.1. Các giải pháp tổng thể

Một là, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý, chính sách về ĐTRNN, cần có sự chuyển đổi căn bản về nội dung, từ chỗ “cho phép” chuyển dần sang “hỗ trợ” nhằm tạo điều kiện thuận lợi và định hướng cho các doanh nhân và doanh nghiệp ĐTRNN an toàn và hiệu quả. Hệ thống pháp luật, chính sách về lĩnh vực ĐTRNN cần phải được cải thiện nhằm tạo môi trường pháp lý thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi và quyền chủ động cho các doanh nghiệp khi tiến hành ĐTRNN. Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động ĐTRNN cần phải được tăng cường bảo đảm việc đầu tư đúng định hướng và đạt hiệu quả.

Hai là, cải tiến thủ tục hành chính đối với ĐTRNN theo hướng đơn giản thuận tiện, mở rộng hơn nữa diện các dự án thuộc diện đăng ký, giảm bớt sự can thiệp bằng các biện pháp hành chính ngay cả đối với các dự án sử dụng vốn nhà nước, tăng quyền chủ động, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp.

Ba là, quy định đồng bộ các biện pháp khuyến khích và hỗ trợ ĐTRNN một cách cụ thể, trong đó đặc biệt chú trọng các biện pháp hỗ trợ về cung cấp thông tin về môi trường, cơ hội đầu tư nước sở tại, bảo hộ quyền lợi của doanh nghiệp ĐTRNN trong quá trình kinh doanh ở nước ngoài.

Thực tiễn thời gian qua cho thấy, để các hoạt động ĐTRNN được hiệu quả hơn và công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động ĐTRNN được tốt hơn, cần phải bổ sung một số giải pháp mới đối với các hoạt động ĐTRNN, cụ thể là:

Thứ nhất, cần xác định rõ vai trò quản lý nhà nước đối với lĩnh vực ĐTRNN. Nhà nước quản lý cái gì và quản lý đến đâu, quản lý bằng phương tiện, công cụ gì để bảo đảm cho việc dịch chuyển dòng vốn đầu tư ra nước ngoài cũng như việc thu hồi vốn đầu tư và chuyển lợi nhuận về nước được thuận lợi.

Thứ hai, quản lý chặt chẽ đối với dòng vốn ĐTRNN có sử dụng vốn nhà nước, bảo đảm việc sử dụng vốn nhà nước được công khai, minh bạch và hiệu quả. Phần lớn các dự án đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài hiện nay và trong những năm tới có sử dụng vốn của Nhà nước, trong khi các quy định của pháp luật hiện hành chưa đủ chặt chẽ bảo đảm cho việc quản lý, sử dụng có hiệu quả dòng vốn đầu tư này. Nguy cơ dẫn đến tình trạng đầu tư dàn trải, không hiệu quả, thất thoát vốn nhà nước rất cao.

Bốn là, tăng cường tham gia và thực hiện các thỏa thuận, hiệp ước quốc tế về đầu tư. Để làm tốt điều này cần rà soát, thống nhất nội dung của các hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, các hiệp định tránh đánh thuế hai lần của Việt Nam với một số nước đã ký thoả thuận; nghiên cứu khai thác tối đa những lợi ích mà Hiệp định về AIA có thể mang lại. Đây là cơ sở cho việc khuyến khích, bảo hộ hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài.

Năm là, coi trọng và phát huy có hiệu quả vai trò của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong việc thúc đẩy các hoạt động ĐTRNN nhằm tận dụng các nguồn tài chính, chất xám, các quan hệ thân thuộc đa dạng, nhiều chiều, nhiều cấp độ và hữu ích đang có tại nước ngoài.

3.2.2. Các nhóm giải pháp cụ thể

Thứ nhất: Luật Đầu tư cần hoàn thiện theo hướng sau, để làm cơ sở sửa đổi bổ sung Nghị định số 78/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài:

Sửa đổi nhóm các quy định chung của Luật (về khái niệm nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, dự án đầu tư ...) làm cơ sở cho việc áp dụng thống nhất điều kiện, thủ tục đầu tư, kinh doanh, khắc phục tình trạng xung đột giữa Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và các Luật có liên quan.

Sửa đổi, bổ sung quy định về điều kiện đầu tư và lĩnh vực đầu tư có điều kiện phù hợp với chủ trương thu hút đầu tư nước ngoài trong giai đoạn mới và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Hoàn thiện các quy định về lĩnh vực và địa bàn ưu đãi đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư nước ngoài, ưu tiên thực hiện các dự án có công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, khoáng sản, đất đai ...; quy định thống nhất Danh mục lĩnh vực và địa bàn ưu đãi đầu tư làm cơ sở để áp dụng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, tiền thuê đất, sử dụng đất ...

Sửa đổi quy định về thủ tục đầu tư theo hướng bãi bỏ quy định Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; hoàn thiện các quy định về thủ tục đăng ký, thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư nhằm làm rõ hồ sơ, quy trình, thủ tục, thời hạn thực hiện..., đồng thời bổ sung tiêu chí thẩm tra dự án phù hợp với quy hoạch và yêu cầu quản lý nhằm tránh tình trạng cấp phép tùy tiện, phá vỡ quy hoạch.

Hoàn thiện các quy định về phân cấp cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo hướng đảm bảo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch vùng lãnh thổ, nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình thẩm tra và quản lý hoạt động của dự án.

Hoàn thiện các quy định về thủ tục thực hiện dự án đầu tư, đặc biệt là các quy định về thủ tục góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp Việt Nam, thủ tục chuyển nhượng dự án đầu tư và các thủ tục có liên quan

đến việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, chuyển đổi hình thức đầu tư, hình thức doanh nghiệp ...

Bổ sung các quy định về xúc tiến đầu tư nhằm hình thành khung pháp lý về xúc tiến đầu tư đáp ứng yêu cầu vận động thu hút đầu tư trong thời gian tới.

Thứ hai, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 78/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài theo hướng tiếp tục đơn giản hóa thủ tục đầu tư, mở rộng quy mô dự án thuộc diện đăng ký và quy định cụ thể ngành nghề, lĩnh vực khuyến khích, hạn chế, cấm ĐTRNN, như sau:

Xác định rõ hơn phạm vi điều chỉnh của Nghị định này (phần bổ sung in nghiêng): Điều 1, khoản 1, Nghị định “này quy định về hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài nhằm mục đích kinh doanh của các nhà đầu tư tại Việt Nam; thẩm quyền, thủ tục đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.”

Sửa khoản 3, Điều 1 “Trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng theo quy định của Điều ước quốc tế đó” thành một Điều riêng: “Áp dụng Điều ước quốc tế

Một phần của tài liệu Tài liệu Địa vị pháp lý của các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)