MỘT SỐ KIẾN NGHỊ.

Một phần của tài liệu Thực trạng và Giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác Giải phóng mặt bằng trên địa bàn các đô thị (Trang 33 - 38)

- Sở xây dựng, sở Tài chính - vật giá cần ban hành giá chi tiết về công trình, nhà ở, vật kiến trúc, các tài sản khác trên đất để có cơ sở áp giá bồi thường, hỗ trợ. Khi ban hành giá đề nghị kiểm tra thực tế giá khu vực tại thời điểm đền bù với gía dự định trong chính sách bồi thường, hỗ trợ.

- Phân định hạng đất nông nghiệp, phi nông nghiệp để có mức giá phù hợp và cần phù hợp với giá thị trường tại thời điểm đền bù. Cần nhanh chóng áp dụng khung gía mới khi tiến hành bồi thường về đất. Thực tế cho thấy, giá bồi thường về đất căn cứ vào hệ số k theo quy đinh cũ là đã có nhiều bất cập, nảy sinh nhiều khiếu nại tố cáo của người dân.

- Dựa trên yếu tố thị trường để ban hành giá tính đền bù thiệt hại là chủ trương chính sách của Nhà nước trong thời gian hiện nay vì vậy cần xây dựng hành lang pháp lý để phát triển thị truờng bất động sản chính thức và hợp pháp. Đây vốn là yêu cầu tất yếu đối với sự phát triển kinh tế theo thị trường, vừa đảm bảo phát triển thị trường bất động sản, đảm bảo được lợi ích của các bên tham gia thị trường và của Nhà nước. Làm cơ sở thực tế xác định giá đất, giá nhà, nâng cao vai trò quản lý đất đai cũng như bất động sản của Nhà nước.

- Về chính sách hỗ trợ, tái định cư đề nghị UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện phối hợp với các sở, ban, ngành tiến hành nhanh, kịp thời để tạo điều kiện cho các hộ gia đình bị thu hồi đất, giải toả nhà có nơi ăn chốn ở ổn định. Đào tạo nghề cho những cá nhân, hộ gia đình, giải quyết lực lượng lao động dư thừa khi thu hồi đất để họ sớm tạo thu nhập, ổn đinh tâm lý.

- Các cơ quan tuyên truyền phối kết hợp chặt chẽ cùng các quận, huyện làm tốt công tác tuyên truyền về chủ trương chính sách và động viên nhân dân thực hiện tốt công tác GPMB.

- Đề nghị UBND cấp tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành tổ chức các buổi tập huấn để hướng dẫn cho các cán bộ cơ sở xử lý các trường hợp phức tạp về

các văn bản không có hướng dẫn cụ thể hoặc do tính chất phức tạp của địa bàn GPMB.

- Quy định trách nhiệm của Hội đồng GPMB và chủ đầu tư, yêu cầu chủ đầu tư báo cáo định kì bằng văn bản kết quả thực hiện (kết quả đạt đượck, những khó khăn vướng mắc..). Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện công tác GPMB và công tác đền bù GPMB ở cấp cơ sở.

- Về hệ thống GPMB ở cấp cơ sở:

+ Coi trọng công tác tuyên truyền, vận động nhân dân; hướng dẫn cán bộ, nhân dân khi có quyết định thu hồi đất thực hiện dự án trên địa bàn cấp xã. Cán bộ tổ công tác GPMB bám sát cơ sở để đôn đốc, hướng dẫn thực hiện công tác kê khai, công tác thu hồi đất, GPMB.

+ Đào tạo thêm đội ngũ cán bộ chuyên môn về kỹ thuật trong việc đo đạc, xác lập hồ sơ pháp lý về đất đai cũng như tài sản trên đất.

+ Cần bổ sung thêm thành viên thanh tra Nhà nước ở cấp cơ sở để kịp thời giải quyết đơn thư khiếu nại của những người có đất bị thu hồi trong dự án GPMB.

+ Xây dựng phương án điều chỉnh, bổ sung cần phối hợp chặt chẽ với UBND cấp xã, chủ đầu tư, tổ công tác GPMB và các phòng ban có liên quan để có phương án điều chỉnh, bổ sung hợp lý theo đúng quy định.

KẾT LUẬN

Để phục vụ cho quá trình đô thị hoá, phát triển đất nước, phục vụ đời sống nhân dân, Nhà nước đã thu hồi đất để GPMB nhằm phục vụ cho các dự án đầu tư xây dựng, các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao; xây dựng trường học, bệnh viện; mở rộng, cải tạo và xây dựng mới cơ sở hạ tầng, giao thông đô thị… Nhà nước thu hồi đất phục vụ cho lợi ích công cộng, lợi ích quốc gia, an ninh quốc phòng… vì thế quyết định thu hồi đất của Nhà nước là mệnh lệnh bắt buộc người có đất bị thu hồi phải chấp hành. Nếu người sử dụng đất có đất bị thu hồi là hợp pháp thì khi bị thu hồi sẽ được bồi thường thiệt hại, hỗ trợ về đất và các tài sản trên đất. Tuy Nhà nước có chủ trương đền bù giá sát với giá thị trường nhất, thực tế cho thấy mức giá đền bù hỗ trợ này thường thấp hơn so với mức giá trên thị trường. ở nước ta Luật đất đai 2003 đã quy định “ Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước là người đại diện nhân dân thống nhất quản lý toàn bộ quỹ đất trên phạm vi toàn lãnh thổ”. Nên việc thu hồi đất phục vụ cho công tác GPMB sẽ ảnh hưởng không những tới lợi ích của Nhà nước mà còn ảnh hưởng tới lợi ích của các đối tượng khác có liên quan như chủ đầu tư và người có đất bị thu hồi. GPMB sẽ làm thay đổi chủ sử dụng và mục đích sử dụng (chuyển từ chủ sử dụng là hộ gia đìnhc, cá nhân sang chủ sử dụng là các tổ chức kinh tế, chủ doanh nghiệp…; chuyển từ mục đích sử dụng có hiệu quả kinh tế thấp sang mục đích sử dụng có hiệu quả kinh tế cao - đất sản xuất nông nghiệp sang xây dựng khu công nghiệp…). Vì thế công tác GPMB không phải giản đơn, đối tượng GPMB là cực kì đa dạng và phức tạp tuỳ từng dự án, từng địa bàn. Để đẩy nhanh tiến độ GPMB đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, các nhà hoạch định chính sách không ngừng hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách về quản lý và sử dụng đất đai; chú ý các chính sách liên quan đến công tác GPMB cho phù hợp với tình hình thực tiễn, đảm bảo kết hợp hài hoà lợi ích các bên. Đặc biệt công tác đền bù sau GPMB, bởi lẽ công tác này nếu diễn ra hợp lý, công khai, dân chủ sẽ thúc đẩy tiến độ công tác GPMB và giảm bớt sự phẫn nộ đẫn đến khiếu nại

trong dân chúng. Nếu trong quá trình lập phương án bồi thường thiệt hại có sự sai lệch làm vi phạm lợi ích của người sử dụng đất hoặc chủ đầu tư hoặc Nhà nước đều làm cho công tác này bị gián đoạn. Nhưng công tác này cũng khá khó khăn và phức tạp nhất là trong việc xác định giá trị của đất đai, tài sản trên đất. Việc xác đinh giá của chúng phục thuộc vào rất nhiều yếu tố và chỉ mang tính tương đối - cần chú trọng công tác này.

Qua khảo sát thực tế ta sẽ thấy được sự khác biệt giữa quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất do thực hiện GPMB gây ra với quan hệ chuyển dịch trên thị trường (một bên là người sử dụng đất với Nhà nướcm; người sử dụng đất bị cưỡng chế thi hành và phải chấp nhận mức giá đền bù Nhà nước đưa ra. Trong khi trên thị trường là quan hệ giữa người bán, người cho thuê với người mua, người thuê; mức giá hình thành trên thị trường, do sự thoả thuận giữa hai bên). Mức giá trong quan hệ chuyển nhượng do GPMB gây ra thường thấp hơn so với mức giá trên thị trường nên mức giá bồi thường cho người có đất bị thu hồi thấp. Họ không nhận tiền bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư mà làm dơn khiếu nại tố cáo tới các cơ quan chức năng dẫn đến sự gián đoạn trong công tác GPMB; trong nhiều trường hợp công tác GPMB bị gián đoạn trong khoảng thời gian khá dài. Để hạn chế và chấm dứt tình trạng này trước hết các cán bộ đảm nhiệm công tác GPMB đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn cao, đảm bảo tính chính xác ngay từ đầu, chặt chẽ ngay từ khâu xác lập hồ sơ, tránh tình trạng để dự án treo và thay đổi mục đích sử dụng đã công bố trong dự án, có chính sách bồi thường thoả đáng. Đã đến lúc phảỉ xã hội hoá công tác GPMB, công tác GPMB không chỉ là nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước mà cần có sự tham gia của cả những người có đất bị thu hồi. Có như vậy công tác GPMB sẽ được đẩy nhanh tiến độ, tạo điều kiện cho các dự án hoàn thành đúng thời hạn, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Luật đất đai năm 1988, 1993, 2003.

2. Các văn bản quy phạm pháp luật. 3.Giáo trình Kinh tế tài nguyên đất.

Chủ biên: PGS.TS.Ngô Đức Cát. NXB: Nông Nghiệp - 2000

4.Thời báo Tin tức cuối tuần.

5.Thời báo Kinh tế và đô thị.

6.Tạp chí Địa chính.

7.Giáo trình Đăng Ký - Thống Kê Đất Đai.

Chủ biên: PGS, TSKH.Lê Đình Thắng. Ths. Đỗ Đức Khôi.

NXB: Chính Trị Quốc Gia Hà Nội - 2000.

8.http://www/tintucvietnam.vn/xahoi/giaiphongmatbang. 9.http://www.irv.moi.gov.vn/sodauthang/sukienvande.

Một phần của tài liệu Thực trạng và Giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác Giải phóng mặt bằng trên địa bàn các đô thị (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w