Đăng tải các bản án

Một phần của tài liệu Tài liệu Minh bạch trong WTO và việc thực thi của Việt Nam (Trang 83 - 87)

Trong khuôn khổ WTO, các quốc gia thành viên phải thực hiện các quy định về công khai các phán quyết, quyết định của Tòa án. Việc công khai các phán quyết, quyết định của Tòa án là đăng toàn văn các phán quyết, quyết định này trong ấn phẩm in hay trên internet, đảm bảo sự giám sát đối với cách thức áp dụng luật trong vụ án cụ thể của Tòa án.

Đối với các quốc gia áp dụng hệ thống thông luật (Common Law) theo thuyết Án lệ bắt buộc, các quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm đều được coi là nguồn luật, mà Tòa án sử dụng các bản án trong các vụ án trước để áp dụng cho các vụ án tương tự sau này. Vì vậy, việc công bố các bản án, quyết định của Tòa án cũng có ý nghĩa quan trọng như công bố pháp luật.

Đối với các quốc gia theo hệ thống dân luật (Civil Law), việc công bố các bản án, quyết định của Tòa án cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng thể hiện ở một số nội dung sau đây:

- Cải thiện khả năng lập luận và soạn thảo quyết định.

- Cải thiện chất lượng “hồ sơ xét xử” và từ đó nâng cao chất lượng của việc xem xét (phúc thẩm) theo thủ tục pháp lý.

- Tăng hiệu quả của hệ thống tư pháp và tránh việc khiếu kiện lại những vấn đề Tòa án đã ra quyết định.

- Hỗ trợ các chức năng giáo dục và đào tạo.

- Hỗ trợ việc áp dụng luật một cách đồng bộ, nhất quán (không tuỳ tiện) và có thể dự đoán được trên cả nước ở mọi thời điểm.

- Trợ giúp tìm kiếm và sửa chữa các vấn đề, làm rõ các vấn đề còn mơ hồ, giải quyết các điểm chưa thống nhất và giảm bớt các kết quả không lường trước trong khi áp dụng luật.

- Tăng cường công khai và từ đó tăng được sự tự tin và tín nhiệm vào hệ thống Tòa án.

Với những ý nghĩa trên đây, công khai các phán quyết của Tòa án trong môi trường đầu tư và thương mại quốc tế có tác dụng to lớn không chỉ đối với các chủ thể tham gia vào các giao dịch quốc tế mà còn có tác dụng ngay cả với những thẩm phán của Tòa án, nó hạn chế được sự tùy tiện hoặc lạm dụng của cá nhân hoặc tổ chức được giao quyền thực thi pháp luật từ đó hạn chế được sự phân biệt đối xử giữa các chủ thể tham gia quan hệ quốc tế trong việc áp dụng pháp luật.

Như vậy, thực hiện công khai phán quyết của Tòa án không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo dựng môi trường pháp lý ổn định và dễ dự đoán cho các chủ thể thực hiện các giao dịch quốc tế mà còn có ý nghĩa khẳng định việc tuân thủ những nghĩa vụ đã được cam kết trong các điều ước

quốc tế, từ đó làm tăng giá trị thực tiễn của các cam kết mà các bên ký kết đã chấp thuận trong các điều ước quốc tế đó.

Trong thời gian qua, Việt Nam đã và đang phát triển nền kinh tế thị trường, thúc đẩy tiến trình tự do hóa thương mại và toàn cầu hóa nền kinh tế quốc tế như: gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1994, tham gia sáng lập Hội nghị thượng đỉnh Á - Âu (ASEM) năm 1996, gia nhập Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) năm 1997. Đồng thời với việc gia nhập các liên kết kinh tế, Việt Nam cũng đã ký nhiều Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, Hiệp định thương mại song phương, trong đó có Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (2001).

Việc công khai các phán quyết của Tòa án được đặt ra trong nhiều thiết chế thương mại. Điểm b khoản 3 Điều 11 Chương II về thực thi quyền sở hữu trí tuệ Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ quy định cụ thể về trách nhiệm trong việc cung cấp các phán quyết của Tòa án cho các bên trong vụ kiện.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì nguồn của luật là những văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo đúng trình tự, thủ tục. Các bản án không được coi là văn bản có chứa đựng các quy tắc xử sự chung điều chỉnh các quan hệ xã hội. Về mặt thực tiễn, ở Việt Nam, những vấn đề liên quan đến hoạt động xét xử được tổng kết trong quá trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hàng năm để hướng dẫn công tác xét xử.

Trong Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 và Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 (Nghị quyết số 48, 49), vấn đề công bố công khai các bản án cũng đã được đề cập như một giải pháp nhằm từng bước thực hiện các yêu cầu của tiến trình dân chủ hóa và các quy định của WTO về minh bạch. Chiện lược cải cách tư pháp nêu rõ: “Từng bước thực hiện việc công khai

hóa các bản án, trừ các bản án hình sự liên quan đến an ninh quốc gia hoặc liên quan đến thuần phong mỹ tục”.

Tuy nhiên, cho đến nay, những nội dung này vẫn mới chỉ dừng lại ở những nghiên cứu, thí điểm, chưa có quy định cụ thể về vấn đề này. Trong thực tiễn, năm 2003 - 2004, Toà án Việt Nam cũng đã thí điểm đăng tải hai tập các Bản án và Quyết định của Tòa án nhân dân tối cao. Việc đăng tải các bản án của ngành Tòa án đã có tác dụng tích cực đối với xã hội nói chung và phát huy tác dụng đối với các thẩm phán, các luật sư, các nhà nghiên cứu khoa học, các nhà làm luật, cán bộ giảng dạy trong các cơ sở đào tạo nói riêng và giúp cho Việt Nam phát triển án lệ trong quá trình hội nhập sâu hơn nữa vào nền kinh tế thế giới.

Theo quy định của WTO thì việc đăng tải công khai bản án chỉ bắt buộc đối với những quốc gia coi án lệ là nguồn của luật, tức là những bản án đó phải chứa đựng các quy tắc xử sự chung, có tính chất như luật. Trong khi đó, như trên đã nêu, ở nước ta, án lệ không phải là nguồn của luật, các bản án không chứa đựng các quy tắc xử sự chung. Như vậy, việc chưa đăng tải công khai các bản án ở nước ta không vi phạm nguyên tắc minh bạch của WTO.

Tuy nhiên, xuất phát từ những lợi ích của việc công khai các bản án, nước ta đã có chủ trương thống nhất về việc nghiên cứu, để đăng tải công khai các bản án, phán quyết của Tòa án. Người viết luận văn này ủng hộ quan điểm nói trên và cho rằng cần sớm có quy định cụ thể (có thể đưa ngay vào các văn bản luật tố tụng, luật tổ chức tòa án nhân dân) về nội dung, quy trình, thủ tục, cách thức, thời hạn, trách nhiệm của các cơ quan, loại hình ấn phẩm đăng tải công khai các bản án, phán quyết của Tòa án nhân dân các cấp (trong đó cần đăng tải công khai trên Internet, với địa chỉ cụ thể, rõ ràng, đảm bảo tính chính thức của ấn phẩm điện tử). Song song với quá trình hoàn thiện cơ sở pháp lý, cần tích cực chuẩn bị các điều kiện cần thiết nhằm sớm đưa hoạt động này đi vào thực tiến.

Phán quyết của Tòa án là kết quả của quá trình xét xử, giải quyết vụ án. Theo nguyên tắc, quá trình này là công khai, minh bạch. Do vậy, kết quả của nó cũng phải được công khai, minh bạch. Công khai, minh bạch các bản án, phán quyết của Tòa án cần được xem như một trong các nội dung của yêu cầu

Một phần của tài liệu Tài liệu Minh bạch trong WTO và việc thực thi của Việt Nam (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)