Công tác đắp đất

Một phần của tài liệu E-HSMT XL G9 HD phathanh final 1822022 chot (Trang 109 - 115)

VII. CÔNG TÁC THI CÔNG XÂY DỰNG PHẦN MỞ RỘNG 1 Công tác san nền

1.6. Công tác đắp đất

1.6.1. Xử lý nền trước khi đắp

-Bóc hết các lớp đất xấu trên mặt theo đồ án thiết kế.

-San bằng những chỗ gồ ghề cục bộ, lấp các mương rãnh bằng loại đất đắp nền, san phẳng, đầm nện, đảm bảo đạt 1,1 lần dung trọng khô của đất nền. Kiểm tra kỹ việc lấp hố khoan, hố đào khi khảo sát địa chất, nếu cịn bỏ sót phải lấp lại cẩn thận.

-Đào bỏ các hang cầy, hang chuột, lấp và đầm nện cẩn thận. Nếu có các tổ mối cần phải đào bỏ, xử lý mối đến tận gốc theo tiêu chuẩn hiện hành.

-Đào hết các hòn đá lộ trên mặt đất. Những hịn đá bị phong hố mạnh phải chuyển ra ngoài phạm vi trạm. Các hòn đá lớn, đặc chắc, chân cắm sâu xuống đất thì có thể để lại nhưng phải nhét đầy vữa xi măng hoặc đất sét vào những chỗ hàm ếch và khi đắp đất phải đầm chèn kỹ đất chung quanh bằng đầm tay. -Lấp tất cả các giếng nước, các khe nứt, xử lý các mạch nước, đảm bảo cho nền

khô trước khi đắp đất.

-Nếu nền bằng phẳng hoặc có độ dốc nhỏ hơn 1:5 cần đánh xờm bề mặt trước khi đắp. Nếu độ dốc lớn hơn 1:5 phải đánh dật cấp theo kiểu bậc thang.

-Sau khi dọn xong nền, nếu thấy có những sai khác so với đồ án thiết kế, khơng lợi cho cơng trình hoặc khó khăn cho thi cơng, Đơn vị xây lắp phải báo cáo với Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát để có biện pháp xử lý cho phù hợp.

-Chỉ sau khi hồn thành các cơng việc xử lý nền mới tiến hành đắp nền.

-Trước khi đắp với mỗi loại vật liệu Đơn vị thi cơng phải tiến hành thí nghiệm đầm nén tại hiện trường để xác định loại đầm và các thơng số đầm nén hợp lý để chính xác lại các chỉ tiêu trên tương ứng với mỗi đợt đắp ≥ 10.000m3 và phải được Tư vấn giám sát và Chủ đầu tư duyệt trước khi thi cơng. Tránh tình trạng đất đắp đạt dung trọng thiết kế khi chưa đủ số lần đầm tối thiểu.

-Đơn vị xây lắp phải kiểm tra lại toàn bộ khối lượng vật liệu, chất lượng và điều kiện khai thác. Nếu thiếu so với đồ án thiết kế cần báo ngay cho Chủ đầu tư biết để có biện pháp xử lý phù hợp.

1.6.3. Thiết bị

-Vận chuyển đất sử dụng ô tô tự đổ 8-12T.

-San đất tại vị trí đắp sử dụng máy ủi 110 đến 180 CV, san hoặc bằng thủ công tại những khu vực không thi công được bằng cơ giới.

-Đầm đất sử dụng các thiết bị đầm nén thông thường (đầm rung tự hành phẳng hoặc chân dê) loại 16 đến 25 tấn. Tại những khu vực không sử dụng được thiết bị đầm cơ giới phải sử dụng các máy đầm cầm tay.

1.6.4. Khai thác đất đắp

-Khi chọn phương thúc khai thác cần xem xét tính chất của vật liệu đắp, địa hình khu vực khai thác, sự phân bố của các tầng đất, độ ẩm tự nhiên của các lớp đất, công cụ khai thác và các nhân tố có liên quan để xác định phương thức khai thác. Để đảm bảo tính đồng nhất lớp đắp về thành phần hạt, độ ẩm, khi khai thác phải thực hiện bằng máy xúc, gương lò máy xúc cần phải xúc được cả các lớp đất hết chiều dày khai thác trộn đều, vun thành đống, sau đó xúc lên ơ tơ vận chuyển tới vị trí đắp.

-Nếu độ ẩm tự nhiên của đất gần bằng hoặc nhỏ hơn độ ẩm thiết kế nên khai thác theo mặt đứng để giảm bớt nước bốc hơi. Ngược lại nếu độ ẩm của đất tự nhiên lớn hơn độ ẩm thiết kế nên dùng phương pháp khai thác mặt bằng. -Nếu lấy vật liệu ở nơi bằng phẳng có thể dùng cách đào từng lớp theo mặt phẳng

và hơi dốc về phía ngồi để thốt nước mưa, tránh làm thành những hố sâu. Nếu lấy vật liệu ở sườn đồi có thể lấy từ trên xuống, chia thành một tầng đào theo mặt đứng.

1.6.5. Xử lý độ ẩm của đất

1.6.6. Công tác đổ, san đất

-Trước khi tiến hành san lấp, đầm nén đơn vị thi cơng phải thí nghiệm và trình phương án san lắp, đầm nén (độ ẩm tối ưu, chiều dày lớp đắp, chọn máy đầm, số lần đầm, tốc độ di chuyển đầm,…) để Tư vấn giám sát và Chủ đầu tư duyệt mới tiến hành thi công.

-Lớp bảo vệ nền chỉ được bóc đi ngay trước khi bắt đầu cơng tác đắp.

-Khối đắp có thể phải chia ra từng khu, trên mỗi khu sẽ tiến hành các công việc đánh xờm, đổ, san, tưới ẩm và đầm. Thiết bị thi công xong ở khu này sẽ chuyển sang thi công ở khu tiếp theo theo dây chuyền đổ, san, tưới ẩm, đầm. -Diện tích mỗi khu lớn hay nhỏ tuỳ theo theo bề rộng khối đắp, số lượng thiết bị,

tốc độ thi cơng mà bố trí. Nếu đất có độ ẩm thích hợp thì khơng nên bố trí diện tích các khu rộng quá vì đất sẽ bốc hơi nước nhiều. Ngược lại, nếu có độ ẩm lớn thì bố trí các khu đất rộng để cho nước bốc hơi.

-Đất phải đắp thành từng lớp, phải đắp các chỗ thấp trước, khi nào tạo thành mặt bằng thì đắp đều lên.

-Phải đắp khối đắp theo mặt cắt dự phòng lún.

-Đất chở đến nơi đắp phải được san thành lớp có chiều dày sau khi đầm là 30cm, mặt đất đã san phải có độ dốc về phía thốt nước 1-2% để dễ thốt nước mưa. -Phải cào, cuốc xờm lớp đất cũ trước khi tiến hành đổ lớp đất mới. Nếu sử dụng

đầm chân dê thì khơng phải đánh xờm (trừ những chỗ bị xe đi làm nhẵn) phải đảm bảo lớp đất cũ và lớp đất mới có độ ẩm tương đương với nhau và trong phạm vi độ ẩm khống chế.

-Trong khối đắp khơng cho phép có hiện tượng bùng nhùng, nếu cục bộ có hiện tượng bùng nhùng với diện tích nhỏ hơn 5m2 và chiều dầy khơng lớn hơn 1 lớp đầm thì có thể khơng cần xử lý. Nếu chỗ bùng nhùng với diện tích lớn hơn 5m2 hoặc 2 lớp bùng nhùng chồng lên nhau thì phải đào lên ( đào cả 2 lớp) để đắp lại.

-Khi san nền gặp trời sắp mưa phải ngừng việc đổ đất, san phẳng bề mặt, đầm chặt đất bằng đầm bánh lốp. Sau khi tạnh mưa phải bóc hết lớp đất quá ướt rồi mới đắp lớp khác lên, với những chỗ có bùn phải vét hết bùn, đổ lớp đất mới, san đầm cho bằng phẳng.

-Khi trời nắng khô nếu lượng ngậm nước của lớp đất đã đầm chặt bốc hơi quá nhiều, trước khi đắp lớp khác lên phải tưới thêm nước và đánh xờm. Khi ngừng thi công với bất kỳ lý do gì trong thời gian dài, phải đắp lớp bảo vệ dày nhỏ nhất 50cm, lớp bảo vệ này được đầm nén sơ bộ bằng đầm bánh lốp. Khi đắp tiếp mới bóc bỏ lớp bảo vệ, trong trường hợp khối lõi bị nứt nẻ phải bóc hết lớp đất nứt nẻ, đầm nện lại rồi mới tiếp tục đắp lớp tiếp theo.

lý thật triệt để khuyết tật này.

-Tại các khu vực đất đắp có độ dốc tự nhiên 1:5 đến 1:3 đánh giật cấp trước khi đắp nền, các khu vực có độ dốc tự nhiên 1/10-1/5 đánh xờm đất tự nhiên trước khi đắp.

-Đất đào nền trạm trước khi dùng để đắp cần phân loại đất đá dùng để đắp nền để loại bỏ (khối lượng và chi tiết xem Bảng kê khối lượng san nền 2XD-SN.01) -Các yêu cầu khác về công tác đắp đất phải tuân thủ Tiêu chuẩn Việt Nam- Công

tác đất TCVN 4447-2012 và Đập đất- Yêu cầu kỹ thuật thi công bằng phương pháp đầm nén TCVN 8297: 2009;

1.6.7. Công tác đầm

-Đất đắp phải đầm đạt độ chặt k ≥ 0,95 (dung trọng khô ứng với độ chặt khi đầm so với dung trọng khô ứng với độ chặt tối đa) ở mọi vị trí trong khối đắp. Đơn vị xây lắp phải tiến hành thí nghiệm đầm nén tại hiện trường để xác định loại đầm và các thông số đầm nén hợp lý. (Trọng lượng đầm, chiều dày rải đất, số lần đầm, độ ẩm tối ưu, tốc độ dịch chuyển của đầm).

-Tốc độ dịch chuyển của máy đầm từ 1km/h đến 2km/h.

-Số lần đầm phụ thuộc vào thiết bị đầm và được chính xác sau khi có kết quả đầm nén hiện trường, thông thường số lần đầm (đầm kép) không nhỏ hơn 8-10 lần.

-Đầm nhất thiết phải theo hướng song song với hướng đắp nền, các vết đầm trùng lên nhau ít nhất 30-50cm. Hạn chế tối thiểu phương pháp đầm vng góc với hướng đắp nền (hướng theo chiều dài đắp).

-Đối với các chỗ tiếp giáp giữa phần đắp nền trạm với phần cơng trình xây đúc phải đắp đất theo các yêu cầu sau:

+ Ít nhất trong phạm vi 1m đất đắp phải là đất thịt, sét không lẫn cuội sỏi, cát, rễ cây cỏ.

+ Trong phạm vi 1m đất được rải thành từng lớp dày từ 10-15cm và đầm bằng đầm cóc đạt độ chặt yêu cầu như đối với phần đất đắp bằng cơ giới.

1.6.8. Kiểm tra chất lượng

-Trong q trình đắp đất, các cơng việc phải tổ chức kiểm tra một cách có hệ thống các mặt sau:

+ Đơn vị xây lắp xây lắp phải có đầy đủ thiết bị cần thiết để kiểm tra chất lượng tại hiện trường. Phải đề ra những quy định về sử dụng, điều chỉnh các dụng cụ đó. Cán bộ làm cơng việc kiểm tra phải tinh thông nghiệp vụ, trung thực, các sổ sách ghi chép số liệu phải được quy định thống nhất, ghi chép rõ ràng.

-Kiểm tra chất lượng đắp đất thực hiện tại vị trí khai thác đất và tại vị trí đắp đất, cơng tác kiểm tra bao gồm:

+ Kiểm tra bằng quan sát;

+ Lấy mẫu thí nghiệm;

+ Xác định các chỉ tiêu cơ lý.

-Tại nơi khai thác phải thường xuyên kiểm tra độ ẩm của đất khai thác. Mẫu độ ẩm lấy ở trên vách tầng khai thác và phải lấy ngay khi vừa mới mở vách ra, mỗi lớp đất phải lấy 3 mẫu để thí nghiệm, khi lấy mẫu độ ẩm phải lựa chọn vị trí thích hợp đại diện cho tầng khai thác.

-Trong trường hợp khai thác bình thường, quy định: kiểm tra định kỳ đất khai thác cứ lấy khoảng:

+ Từ (5.000 ÷ 10.000)m3 đất, phải lấy một mẫu để thí nghiệm độ ẩm (W) và khối lượng thể tích.

+ Từ (30.000 ÷ 50.000)m3 đất, phải lấy một mẫu để thí nghiệm tổng hợp các chỉ tiêu, thành phần các hạt muối và tập chất hữu cơ.

-Tại vị trí đắp phải kiểm tra các chỉ tiêu của đất. Mẫu lấy để xác định thành phần hạt và dung trọng lấy bằng dao vòng, cứ khoảng 200m3 đất đắp lấy 1 nhóm mẫu gồm 3 mẫu. Vị trí lấy mẫu phải phân bố đều trên bình đồ theo chiều cao để có thể kiểm tra được chất lượng đầm nén ở tồn bộ khối đắp. Vị trí lấy mẫu ở lớp trên và lớp dưới phải xen kẽ nhau trên bình đồ.

-Lấy mẫu kiểm tra tổng hợp các chỉ tiêu. Khi đã đắp được khoảng 3 đến 4 lớp rải, tiến hành đào hố lấy mẫu nguyên dạng kiểm tra. Từ trên xuống dưới cứ 30

÷ 40cm lấy một mẫu có kích thước 25x25x25cm, mẫu lấy phải bọc gói cẩn

thận chuyển ngay về phịng thí nghiệm phân tích. Khi phân tích mẫu kiểm tra khơng đạt các chỉ tiêu thiết kế thì Đơn vị xây lắp thi cơng phải xúc bỏ và đắp lại theo ý kiến kết luận của hội đồng nghiệm thu.

-Cán bộ thí nghiệm phải có sổ ghi chép kết quả thí nghiệm từng mẫu đất, phải sơ hoạ vị trí lấy mẫu (trên bình đồ và cao độ). Sổ theo dõi việc lấy mẫu, thí nghiệm sau này sẽ giao cho đơn vị quản lý vận hành sau khi đã tổng nghiệm thu cơng trình. Việc lấy mẫu thí nghiệm, ghi sổ sách do bên Đơn vị xây lắp thi công chịu trách nhiệm thực hiện. Bên Chủ đầu tư có thể lấy mẫu và thí nghiệm riêng nếu thấy cần thiết.

-Công tác nghiệm thu phải được tiến hành theo những quy định của Nhà nước. -Công tác nghiệm thu đắp đất bao gồm: nghiệm thu từng bộ phận cơng trình

trong thời gian thi cơng và nghiệm thu tồn bộ cơng trình khi đã hồn thành. Đối với các hạng mục bị che khuất, làm xong phần nào nghiệm thu phần đấy, sau khi cả hạng mục đó hồn thành sẽ làm biên bản nghiệm thu chung.

-Trước khi nghiệm thu Đơn vị thi cơng phải trình các tài liệu, hồ sơ sau để Hội đồng nghiệm thu xem xét:

+ Bản vẽ hồn cơng, trong đó ghi chú đầy đủ những thay đổi so với bản vẽ thiết kế. Đối với các việc đào hố móng, xử lý nền phải có bản vẽ mơ tả cụ thể.

+ Bản thuyết minh và ghi chép các thay đổi thiết kế trong q trình thi cơng.

+ Sổ nhật ký thi cơng, sổ ghi chép tài liệu thí nghiệm và kiểm tra chất lượng cơng trình.

+ Tài liệu về khối lượng thi cơng từng đợt và tồn bộ.

+ Các bản vẽ nghiệm thu vùng bị che khuất, các bản vẽ xử lý kỹ thuật trong q trình thi cơng.

1.6.10. Những vấn đề lưu ý khi thi công

-Mỗi cao độ thiết kế đều phải được dẫn từ mốc cao độ, mốc cao độ thể hiện trên bản vẽ bình đồ.

-Mọi quy định liên quan đến thi cơng phải thực hiện theo đúng quy trình thi cơng hiện hành.

-Trong q trình thi cơng nếu thấy điểm nào khơng phù hợp với thiết kế hoặc có biến cố kỹ thuật Đơn vị xây lắp báo ngay cho Chủ đầu tư và Tư vấn để kịp thời xử lý.

-Công tác đảm bảo chất lượng của Đơn vị xây lắp phải được đảm bảo bằng hệ thống quản lý chất lượng của Đơn vị xây lắp.

-Nguồn vật liệu cung cấp cho cơng trình phải được lựa chọn kỹ và được sự chấp thuận của Chủ đầu tư. Công tác cung ứng vật tư, thiết bị phải đảm bảo cung cấp đủ số lượng, chất lượng và kịp thời nhằm đảm bảo tiến độ thi công.

-Vật liệu xây dựng phải được lấy mẫu, kiểm tra tại phịng thí nghiệm trước khi đưa vào thi cơng.

làm ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ thi công. Các thiết bị thi công đều phải được kiểm định theo các quy định hiện hành.

-Nhắc nhở tất cả mọi người tham gia thi công, cán bộ giám sát, cán bộ chỉ huy phải luôn coi trọng công tác quản lý chất lượng, an toàn lao động.

Một phần của tài liệu E-HSMT XL G9 HD phathanh final 1822022 chot (Trang 109 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(196 trang)
w