NHỮNG GIAI ĐOẠN CHỦ YẾU TRONG SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC MÁC

Một phần của tài liệu Bộ câu hỏi Triết học MácLeenin theo chương (Trang 49 - 53)

1. Điều kiện kinh tế - xã hội 2. Nguồn gốc lý luận 3. Tiền đề khoa học tự nhiên

II. NHỮNG GIAI ĐOẠN CHỦ YẾU TRONG SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC MÁC HỌC MÁC

1. C. Mác và Ph. Aêngghen. Các nhà thiết lập triết học Mác. Quá trình chuyển biến tư tưởng của các ơng từ chủ nghĩa duy tâm sang chủ nghĩa duy vật và từ lập trường dân chủ cách mạng sang lập trường cộng sản

2. Giai đoạn đề xuất những nguyên lý triết học thơng qua các tác phẩm của Mác và Aêngghen

3. Mác và Aêngghen bổ sung và phát triển lý luận triết học

4. Bản chất ý nghĩa bước ngoặt do C. Mác - Aêngghen thực hiện trong triết học 5. Lênin phát triển triết học Mác.

B. CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ƠN TẬP

Câu hỏi 20. Những điều kiện lịch sử của sự ra đời triết học Mác?

1. Điều kiện kinh tế - xã hội

Triết học Mác cũng như các bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác, ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XIX. Cùng với sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư bản, giai cấp vơ sản thế giới hình thành và phát triển như một lực lượng chính trị độc lập, một giai cấp cơ bản của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.

Sự hình thành và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, đã xuất hiện những mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hĩa ngày càng cao của sản xuất cơng nghiệp với hình thức sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa. Biểu hiện về mặt xã hội là mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản, đĩ là mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vơ sản. Cuộc đấu tranh giữa giai cấp tư sản và giai cấp vơ sản là một qui luật mang tính tất yếu khách quan của chủ nghĩa tư bản. Trong cuộc đấu tranh của giai cấp vơ sản chống lại giai cấp tư sản được thể hiện qua những giai đoạn và các hình thức cụ thể khác nhau. Nhưng cuộc đấu tranh đĩ cĩ nhu cầu tất yếu khách quan về mặt hệ tư tưởng, về mặt tổ chức chính trị xã hội của giai cấp vơ sản(Đảng cộng sản), v.v.. Sự ra đời chủ nghĩa Mác cĩ khả năng đáp ứng những nhu cầu khách quan đĩ. Phong trào đấu tranh của giai cấp cơng nhân thế giới vào những thập niên 30 - 40 của thế kỷ XIX như Ăngghen đã nhận xét, nĩ đã tạo nên bước ngoặt căn bản trong quan niệm của Mác về lịch sử.

Nghiên cứu quá trình đấu tranh xã hội trong lịch sử và khái quát những kinh nghiệm trong phong trào đấu tranh của giai cấp cơng nhân thế giới ở Anh, Pháp, Đức, v.v... Mác và Ăngghen đã khẳng định, giai cấp cơng nhân là giai cấp tiên tiến và cách mạng nhất, giai cấp

cĩ khả năng xĩa bỏ chủ nghĩa tư bản xây dựng một xã hội mới, xã hội cộng sản. Sự ra đời của triết học Mác cũng như chủ nghĩa Mác, là một nhu cầu khách quan, phản ánh đúng những điều kiện khách quan và cĩ khả năng giải quyết những nhiệm vụ khách quan của thời đại. Trước hết nĩ phản ánh nhu cầu khách quan về mặt hệ tư tưởng của giai cấp cơng nhân, khẳng định vai trị và sứ mệnh lịch sử của giai cấp cơng nhân đối với sự phát triển tất yếu của xã hội.

2. Nguồn gốc lý luận

Sự xuất hiện triết học Mác là sự kế thừa mang tính phê phán với tồn bộ lịch sử tư tưởng của nhân loại trước đĩ. Nhưng về cơ bản là sự tiếp thu mang tính phê phán đối với với triết học cổ điển Đức, kinh tế chính trị Anh và chủ nghĩa xã hội khơng tưởng của Pháp, v.v...

Đối với triết học cổ điển Đức, trước hết là sự ảnh hưởng của Hêghen, ơng đã phê phán mạnh mẽ phương pháp tư duy siêu hình, đồng thời là người đầu tiên diễn đạt những qui luật của phép biện chứng. Tuy nhiên tồn bộ triết học của Hêghen lại thừa nhận vai trị quyết định của “ý niệm tuyệt đối”, nên triết học của ơng là triết học duy tâm khách quan và chứa đựng rất nhiều mâu thuẫn. Mác và Ăngghen đã tiếp thu một cách cĩ phê phán những tư tưởng khoa học trong phép biện chứng của Hêghen và từ đĩ xây dựng những nguyên tắc của phép biện chứng duy vật, với tính cách là hình thức cao nhất của phép biện chứng.

Phoiơbách cũng ảnh hưởng lớn đến quá trình hình thành những quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Mác - Ăngghen. Sự ảnh hưởng đĩ trước hết là những quan niệm duy vật về tự nhiên và sự phê phán tơn giáo, chủ nghĩa duy tâm huyền bí của Hêghen. Nhưng Mác và Ăngghen cũng thấy được những thiếu sĩt hạn chế của chủ nghĩa duy vật Phoiơbách về vấn đề tơn giáo, và ngay cả sự phê phán của Phoiơbách đối với Hêghen. Khi Phoiơbách khơng thấy được cái hạt nhân hợp lý trong phép biện chứng của Hêghen, v.v...

Đối với các học thuyết kinh tế chính trị của Anh cũng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành và phát triển của triết học Mác nhất là những tư tưởng về kinh tế chính trị -xã hội. Đĩ là những học thuyết về kinh tế chính trị của A. Đ. Ximít, Đ.Ricácđơ, v.v... Nghiên cứu quá trình đấu tranh giai cấp của giai cấp cơng nhân thế giới, Mác - Ăngghen đã nghiên cứu một cách tồn diện các quan hệ xã hội và nhất là những quan hệ vật chất, kinh tế chính trị của xã hội của chủ nghĩa tư bản.

Đối với chủ nghĩa xã hội khơng tưởng của Pháp là các tư tưởng của Xanhximơng, Phuriê, v.v... tuy đã vạch ra những mâu thuẫn xã hội của chủ nghĩa tư bản, sự đối lập giữa tư bản và lao động, v.v... nhưng họ lại khơng thấy được qui luật phát triển của xã hội và vai trị của giai cấp cơng nhân trong sự phát triển của xã hội. Nhưng dẫu sao những tư tưởng nhân đạo và giải phĩng con người giải phĩng xã hội của chủ nghĩa xã hội khơng tưởng của Pháp cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hình thành thế giới quan duy vật và phương pháp luận khoa học của Mác - Ăngghen về lịch sử về giai cấp cơng nhân, v.v...

3. Tiền đề khoa học tự nhiên

Từ những thập niên 30 - 40 thế kỷ XIX, sự phát triển của khoa học tự nhiên và các thành tựu của nĩ, đĩng một vai trị hết sức quan trọng trong cuộc đấu tranh chống lại những quan điểm siêu hình, duy tâm trong triết học; đồng thời nĩ tạo ra những tiền đề khách quan cho sự xuất hiện triết học Mác. Qui luật bảo tồn và chuyển hĩa năng lượng, chứng minh rằng cơ học, nhiệt ánh sáng, điện, từ các dạng trong các hình thức vận động khác nhau của vật chất khơng tách rời nhau, cĩ khả năng chuyển hĩa cho nhau. Khơng cĩ sự sinh ra và mất đi của năng lượng mà chỉ cĩ sự chuyển hĩa lẫn nhau từ dạng này sang dạng khác.

Sự phát triển của khoa học sinh học gắn liền với với sự xuất hiện học thuyết tế bào, đã chống lại những quan niệm duy tâm siêu hình về nguồn gốc, về mối quan hệ giữa hình thái thực vật - động vật. Nĩ xác định được mối liên hệ biện chứng về nguồn gốc lịch sử và các qui

luật phát triển của sinh học. Sự xuất hiện học thuyết Đácuyn đã xác định sự tiến hĩa của sinh học. Thuyết tiến hĩa của Đácuyn đã bác bỏ quan niệm duy tâm, siêu hình về sự bất biến trong sinh học, và ơng cũng là người đầu tiên xác định tính biến dị, di truyền giữa các lồi, v.v...

Như vậy, những thành tựu của khoa học tự nhiên giữa thế kỷ XIX đã nêu được mối liên hệ biện chứng, sự biến đổi chuyển hĩa về mặt chất lượng trong các lĩnh vực khác nhau của giới tự nhiên. Khái quát những thành tựu của khoa học tự nhiên Mác - Ăngghen đã phát triển và cụ thể hĩa những vấn đề triết học của chủ nghĩa duy vật biện chứng.

Câu hỏi 21. Ý nghĩa bước ngoặt cách mạng do Mác thực hiện trong triết học?

Sự ra đời của triết học Mác đã tạo ra bước ngoặt cách mạng trong lịch sử triết học được thể hiện những nội dung cơ bản sau đây:

1. Giải quyết đúng đắn vấn đề cơ bản của triết học từ quan điểm đến thực tiễn

Đối với chủ nghĩa duy vật trước Mác về cơ bản cĩ những quan điểm đúng về mặt tự nhiên nhưng lại duy tâm về mặt xã hội, nên nĩ rất hạn chế và khơng cĩ ý nghĩa cách mạng triệt để đối với quá trình cải tạo hiện thực khách quan của con người. Mác khẳng định nhiệm vụ của triết học phải cĩ ý nghĩa cải tạo thế giới. Tính chất siêu hình máy mĩc và trực quan của chủ nghĩa duy vật trước Mác khơng thấy được tính năng động và sáng tạo của ý thức.

Trong triết học trước Mác về cơ bản đều khơng thấy được vai trị của thực tiễn đối với nhận thức và đối với sự phát triển của xã hội. Cơ sở lý luận của các hệ thống triết học trước kia, nhất là triết học duy tâm khơng phải quan điểm từ vật chất, từ hoạt động thực tiễn, mà chủ yếu là sự nhấn mạnh đến vai trị quyết định của cái tinh thần, của lực lượng siêu nhiên, v.v..

Việc đưa quan điểm thực tiễn vào lý luận, triết học Mác khơng những thực hiện một cuộc cách mạng trong lĩnh vực triết học mà cịn tạo cơ sở để khắc phục những hạn chế củ chủ nghĩa duy vật trước Mác, phê phán chững quan điểm sai lầm của triết học duy tâm và thuyết khơng thể biết.

Giải quyết khoa học vấn đề cơ bản triết học, triết học Mác được coi là cơ sở lý luận về thế giới quan và lý luận để nghiên cứu những vấn đề chung của triết học và khoa học. Chống lại những quan điểm duy ý chí chủ quan, quan điểm duy vật tầm thường, v.v…

2. Thống nhất thế giới quan duy vật và phương pháp biện chứng

Mác đã tạo ra hình thức cao của chủ nghĩa duy vật, của phép biện chứng, đĩ là thể hiện sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng. Theo Lê-nin thì Mác đã làm phong phú chủ nghĩa duy vật bằng phép biện chứng, cịn phép biện chứng đặt trên cơ sở hiện thực trở thành khoa học.

Phép biện chứng duy vật của triết học Mác do Mác và Ăngghen sáng lập và được Lênin phát triển được coi là hình thức cao nhất của lịch sử phát triển phép biện chứng. Phép biện chứng duy vật của triết học Mác đã kế thừa mang tính phê phán đối với lịch sử phát triển phép biện chứng, dựa trên thành quả phát triển của khoa học tự nhiên giữa thế kỷ XIX cũng như lịch sử thực tiễn của nhân loại. Phép biện chứng duy vật của triết học Mác – Lênin đã khái quát một cách đúng đắn những qui luật vận động và phát triển chung nhất của thế giới. Nhờ vậy, Phép biện chứng duy vật của triết học Mác – Lênin đã khắc phục những hạn chế của phép biện chứng duy vật tự phát cổ đại và phép biện chứng duy tâm của Hêghen.

3. Sự xuất hiện quan điểm duy vật biện chứng về lịch sử của triết học Mác là cơ sở lý luận khoa học nghiên cứu về lịch sử

Trong triết học trước Mác về cơ bản là những quan điểm duy tâm hoặc siêu hình về lịch sử. Sự xuất hiện quan điểm duy vật biện chứng về lịch sử của triết học Mác là cơ sở lý luận khoa học nghiên cứu về lịch sử. Đĩ là việc khẳng định: Sản xuất vật chất là cơ sở cho sự tồn tại vận động và phát triển của xã hội; lịch sử phát triển của xã hội là lịch sử của các

phương thức sản xuất vật chất khác nhau; khẳng định quần chúng nhân dân là lực lượng sáng tạo chân chính ra lịch sử; vai trị quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội;

4. Thể hiện thế giới quan của giai cấp vơ sản, tạo nên sự thống nhất giữa tính cách mạng với tính khoa học, thống nhất hệ tư tưởng với lý luận khoa học

Triết học Mác là thế giới quan của giai cấp vơ sản với tính cách là hệ tư tưởng, cơ sở lý luận cho sư ïhoạt động của các chính đảng cộng sản – tổ chức chính trị của giai cấp vơ sản, tổ chức lãnh cuộc đấu tranh chung của giai cấp vơ sản trong việc thực hiện vai trị và sứ mệnh lịch sử của nĩ.

Chủ nghĩa Mác nĩi chung và triết học Mác nĩi riêng thể hiện bản chất của sự thống nhất giữa tính đảng và tính khoa hocï; giữa lý luận và thực tiễn, nhờ đĩ mà triết học Mác được coi là triết học hành động cĩ ý nghĩa cải tạo hiện thực khách quan.

5. Giải quyết khoa học mối quan hệ giữa triết học và khoa học

Trong lịch sử phát triển của triết học thì đối tượng nghiên cúu của triết họ cũng thay đổi và phát triển cĩ tính chất lịch sử. Triết học Mác đoạn tuyệt với quan niệm xem triết học là “khoa học của các khoa học” như tham vọng của các trường phái triết học tự nhiên trước kia, mà xem sự gắn bĩ với khoa học cụ thể là một điều kiện tiên quyết cho sự phát triển của triết học.

Triết học Mác với thế giới quan duy vật và phương pháp luận khoa học của mình cĩ ý nghĩa định hướng chung cho sự phát triển của khoa học và càng trở nên đặc biệt quan trọng trong thời đại khoa học – cơng nghệ hiện nay.

Sự biến đổi về tính chất và đối tượng nghiên cứu của triết học gắn liền với sự phân ngành của khoa học cụ thể. Nhưng sự ra đời của triết học Mác đã giải quyết một cách khoa học về mối quan hệ giữa triết học và khoa học.

Câu hỏi 22. Lênin phát triển triết học Mác?

Triết học Mác và chủ nghĩa Mác hình thành và phát triển mang tính khách quan, Mác- Ăngghen đã nhấn mạnh: Nĩ khơng phải là một hệ thống lý luận giáo điều, kinh viện hoặc đã hồn chỉnh, nên nĩ cũng như các khoa học khác cần phải được bổ sung và phát triển thêm về mặt lý luận và phải được vận dụng một cách sáng tạo trong những điều kiện lịch sử nhất định.

Mác và Ăngghen đã sáng tạo ra học thuyết về chủ nghĩa Chủ nghĩa xã hội chưa được đặt ra một cách trực tiếp trước mắt. Lê-nin đã phát triển chủ nghĩa Mác trong những điều kiện lịch sử mới để thực hiện bước chuyển cách mạng đĩ.

Chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang một giai đoạn mới: giai đoạn chủ nghĩa đế quốc và thời đại của cách mạng vơ sản. Xuất hiện những điều kiện khách quan và chủ quan cho phép thực hiện nhiệm vụ cách mạng của bước chuyển từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa xã hội trên phạm vi tồn thế giới, thơng qua cách mạng vơ sản.

Sự phát triển của Lê-nin đối với triết học của Mác được thể hiện trong các lĩnh vực của triết học Mác. Từ những quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng đến chủ nghĩa duy vật lịch sử. Nhưng quan trọng hơn cả là lý luận về cách mạng xã hội chủ nghĩa, về quá trình xây dựng và phát triển chủ nghĩa xã hội hiện thực, v.v... Sự phát triển của Lê-nin đối với triết học Mác khơng chỉ cĩ ý nghĩa về mặt lý luận mà cịn cĩ ý nghĩa về mặt thực tiễn đối với sự phát triển của khoa học và xã hội hiện đại.

Trong giai đoạn hiện nay, tuy cĩ sự khủng hoảng trong hệ thống xã hội chủ nghĩa và nhất là sự biến đổi cĩ tính chất phức tạp trên thế giới. Chủ nghĩa tư bản cũng như chủ nghĩa xét lại dưới nhiều hình thức khác nhau đang mưu toan tìm mọi cách hạ thấp và phủ nhận vai trị của Lê-nin trong hệ thống triết học và chủ nghĩa Mác.

tranh của lịch sử, nĩ khơng phải là sự giải thích“cực đoan chủ nghĩa Mác”. Chủ nghĩa Lê-nin là sự phát triển chủ nghĩa Mác trong điều kiện và hồn cảnh mới, điều kiện cách mạng vơ sản

Một phần của tài liệu Bộ câu hỏi Triết học MácLeenin theo chương (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(142 trang)
w