Tính kỷ luật trong sản xuất

Một phần của tài liệu Giáo trình Thực tập nghề nghiệp (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 37)

Khi nói đến tính kỷ luật, nhiều người thường cho rằng: kỷ luật luôn làm cho con người trở nên cứng nhắc và thiếu linh hoạt. Thực ra, kỷ luật là một trong những thuộc tính tích cực nhất mà con người có được. Người ta cũng đã đưa ra định nghĩa về tính kỷ luật: "Kỷ luật là sự rèn luyện giúp chúng ta tự sửa chữa, tạo khuôn nếp, tạo sự mạnh mẽ hoặc giúp chúng ta trở nên hoàn hảo hơn". Khi tự giác áp dụng kỷ luật với bản thân, chúng ta sẽ nhận ra rằng mình đang chủ động kiểm soát những hành động và cả suy nghĩ của chính mình. Khi tự giác áp dụng kỷ luật, chúng ta có thể quyết định mình sẽ làm gì, làm như thế nào và khi nào sẽ hoàn thành những mục tiêu đã đặt ra. Vì thế, nếu không có tính kỷ luật, công việc của chúng ta làm sẽ trở nên chao đảo và thiếu tập trung. Nếu hành động của chúng ta chỉ dựa theo tâm trạng và ý thích của riêng chúng ta thôi, thì tất cả những điều đó không hơn gì… một thú tiêu khiển. Chúng ta cần hiểu rõ: Kỷ luật đúng nghĩa không thúc ép sau lưng chúng ta, nó luôn ở bên cạnh để khích lệ chúng ta. Khi hiểu rằng kỷ luật là tự chăm sóc mình chứ không phải tự trừng trị mình, chúng ta sẽ không còn e dè khi nhắc đến nó, mà ngược lại sẽ vun đắp cho nó.

Sống và làm việc có kỷ luật chính là biết tôn trọng “lẽ phải”, không ích kỷ mà vì công ích. Kỷ luật luôn được đề ra với sự công minh, bình đẳng với mọi thành viên nên đừng nghĩ rằng sống và làm việc với tinh thần kỷ luật là triệt tiêu cá nhân, mà ngược lại, khi con người biết sống có kỷ cương nền nếp thì cá nhân được phát triển trong chiều hướng tiến bộ tốt đẹp của tập thể.

Tóm lại, kỷ luật luôn có tác dụng của sự tự cảm hóa, tự giác một cách có ý thức, thúc đẩy cá nhân hòa nhập vào nề nếp của một tập thể để thực hiện những mục tiêu chung.

Tạo động cơ, thiết lập mục tiêu và làm việc chăm chỉ luôn giúp chúng ta tiến bộ. Tuy nhiên, nếu chúng ta thêm vào đó tính kỷ luật, chắc chắn chúng ta sẽ tiến xa hơn nữa. Kỷ luật là chiếc chìa khóa vạn năng giúp cho mỗi chúng ta gặt hái được những thành công mong muốn. Chúng ta có thể cụ thể hóa việc thực hiện kỷ luật trong 5 điểm cơ bản sau đây:

- Thực hiện đúng định mức lao động, hoàn thành kế hoạch sản xuất, chương trình công tác với chất lượng tốt nhất.

37

- Nghiêm chỉnh chấp hành chỉ thị của cấp trên và chế độ trách nhiệm được quy định trong sản xuất và công tác; tôn trọng các quy phạm, quy trình về công nghệ, về kỹ thuật và an toàn lao động.

- Thực hiện nghiêm chỉnh nội quy công ty; sử dụng đầy đủ và hợp lý thời gian làm việc do công ty quy định.

- Bảo vệ của công, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nguyên liệu, vật liệu, thời gian.

- Giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi làm việc

Câu hỏi:

Câu 1: Trình bày nhiệm vụ của các thành viên trong tổ điện? Câu 2: Trình bày các nội dung trong quản lý công tác sản xuất? Câu 3: Trình bày các phương pháp kiểm tra sản phẩm điện? HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI, BÀI TẬP

Câu 1: Nội dung trong Tiêu đề 1 Câu 2: Nội dung trong Tiêu đề 2 Câu 3: Nội dung trong Tiêu đề 3

Một phần của tài liệu Giáo trình Thực tập nghề nghiệp (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)