Trung tâm Hậu cần-Kỹ thuật đảo Sinh Tồn hỗ trợ sửa tàu cá cho ngư dân

Một phần của tài liệu 25_9_2019 Ban tin Thuy san - Full (Trang 25 - 56)

Chạy theo lợi nhuận, nhiều cơ sở nuôi tôm vẫn đang coi nhẹ vấn đề đảm bảo môi trường

Ông Nguyễn Thành Chung - Chủ tịch UBND xã Kỳ Xuân (huyện Kỳ Anh) cho biết: “Liên quan đến việc HTX Bảo An Phú chưa có hồ sơ tác động môi trường và xả thải trực tiếp ra biển, huyện Kỳ Anh cùng xã đã tổ chức làm việc với HTX, yêu cầu khắc phục tình trạng xả thải làm ô nhiễm môi trường và hoàn thiện hồ sơ pháp lý về môi trường. Nếu không, chính quyền địa phương sẽ ra quyết định đóng hồ. Tuy nhiên, tiến độ khắc phục của HTX vẫn chậm”.

Nhìn nhận đúng vấn đề, thực tế, nguyên nhân là do việc giám sát, kiểm tra công tác bảo vệ môi trường ở các cơ sở nuôi tôm ven biển chưa được quan tâm đúng mức. Các địa phương cần được sự hỗ trợ, vào cuộc của sở, ngành liên quan như: Sở NN&PTNT, Sở Tài Nguyên và Môi trường trong việc hỗ trợ về pháp lý để xử lý vi phạm theo đúng pháp luật.

26

Diện tích quy hoạch tổng thể nuôi tôm trên cát đến năm 2020 được rà soát, điều chỉnh từ 980 ha xuống còn 694 ha

để phù hợp thực tiễn

Mục tiêu đề án tái cơ cấu ngành NN&PTNT theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới, đến năm 2020, tỉnh phát triển 3.050 héc-ta nuôi tôm; sản lượng đạt trên 30.000 tấn. Phát triển tiềm năng kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, môi sinh là tạo thế đứng vững vàng cho ngành tôm nuôi Hà Tĩnh. (Báo Hà Tĩnh 24/9, Nhóm PV) đầu trang

Lênh đênh làng nuôi cá biển to bự trên các quần đảo tỉnh Kiên Giang

Kề cận vùng biển Cà Mau và các hòn đảo nhỏ, tỉnh Kiên Giang có diện tích ngư trường rộng lớn với hơn 63.000km2 và gần 200km bờ biển nên tạo nhiều thuận lợi không chỉ cho ngành nghề khai thác hải sản và cho thấy tiềm năng lớn mở ra cho nghề nuôi trồng thủy sản.

Nhiều năm qua nghề nuôi cá trên biển "ăn nên làm ra" nhờ bắt theo nhịp sống thị trường. Tuy bất chấp sóng gió biển khơi và tìm ra cách nuôi cá đạt hiệu quả, nhưng chủ các nhà bè cho biết vẫn còn nhiều rủi ro thách thức.

Cách làm mới, nguồn lợi mới

Lênh đênh ngoài khơi vùng biển Tây Nam, các cụm làng bè nằm rải dọc quanh các đảo nhỏ và ẩn gió bên trong vịnh nên biển lặng, xanh trong. Mặc ngày đêm gió biển ầm ào ngoài khơi, các chủ bè cá ở vùng biển phương Nam luôn biết cách di chuyển làng bè theo mùa gió, tránh bão giông theo mùa Nam hay mùa gió chướng.

27

Anh Khang và thành quả sau 7 tháng nuôi cá bớp.

Nghề nuôi cá bè trên biển ở ven bờ và quanh các quần đảo Phú Quốc, Nam Du, tỉnh Kiên Giang, hình thành cách đây khoảng hơn mười năm. Ban đầu thịnh nhất là nuôi cá bớp (cá bốp), cá mú. Lợi nhuận khấm khá, hấp dẫn nhất là khi giá cá bán chợ và xuất khẩu tăng lên cao, một phần do nguồn lợi cá tự nhiên khai thác ngày càng giảm xuống.

Dần dà nghề nuôi cá bớp trong bè trên biển được người dân chọn nuôi nhiều nhất so với các loại khác như: cá bống mú, bống sao, cá chim trắng… Đến nay, nghề nuôi cá bè trên biển ở Kiên Giang ước có gần 3.000 lồng bè, sản lượng khoảng 1.400 tấn/năm.

Điểm mạnh giúp cho nghề nuôi cá biển phát triển chính là từ khi một số loài cá đã làm chủ được công nghệ sinh sản giống nhân tạo. Không phụ thuộc vào con giống tự nhiên, con giống dễ mua, giá giảm. Trong khi thị trường cá thương phẩm tươi sống chào bán vào các nhà hàng hải sản nội địa giá thường cao hơn từ 30-40% so với cá đánh bắt ướp đá xuất khẩu.

Vào lúc cao điểm thị trường nội địa và xuất khẩu tiêu thụ mạnh, cá bớp nuôi sau 7-8 tháng có thể đạt 7-8 kg/con, được giá trên 210.000 đồng/kg. Dân kinh doanh hải sản còn cho biết, do cá bớp nuôi cho thịt ngon và có độ béo hơn nên giá thường cao hơn 10.000 đồng/kg cá cùng loại đánh bắt ngoài tự nhiên.

28

Bên cạnh có các loại cá khác như cá mú, cá chim trắng… duy trì nguồn cung, số lượng ổn định nên giữ mức giá bán tại bè trên mức 150.000-160.000 đồng/kg tùy theo trọng lượng cá lớn nhỏ. Song, thị trường cá nuôi bè luôn chịu sự chi phối và tác động mạnh mỗi khi sức hút hàng xuất khẩu tăng cao.

Thách thức mới

Hòn Củ Tron, một trong những hòn đảo lớn thuộc quần đảo Nam Du, thuộc xã đảo An Sơn, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang hiện tập trung nhiều bè nuôi cá biển. Thế nhưng hầu như không giống như các bè chuyên nuôi tôm hùm ở miền Trung.

Anh Tưởng Xuân Khang, 45 tuổi, quê từ Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình theo người anh về Nam Du đầu tư hơn 100 triệu đồng làm nhà bè với 7-8 vèo lưới nuôi cá biển. Hơn 7-8 năm qua anh Khang quen nghề, suốt ngày phơi nắng gió trên biển.

Tuy nhiên, hiện thời còn có những tác động từ thị trường đầu vào như con giống, giá thức ăn lên xuống thất thường. Và đặc biệt khi đầu ra giảm giá hoặc xuất khẩu chậm lại… khiến cho làng bè nuôi cá biển gặp khó khăn. Anh Khang cho rằng: Nuôi cá bớp 7-8 tháng mới đạt trọng lượng xuất bán cỡ 7-8 kg/con. Giá cá bớp giống nhân tạo chủ động nên dễ mua, nuôi ít hao hụt nhưng vào đầu tháng 7-2019 vừa qua, giá cá bớp bán tại bè chỉ còn 140.000 đồng/kg, giảm 60.000-70.000 đồng/kg so với cao điểm. Còn cá mú giống hiện phụ thuộc vào nguồn khai thác tự nhiên, cá giống 45.000 đồng/con nhưng lại khó nuôi, hao hụt cao tới 90%, nếu nuôi đạt bán khoảng 150.000-160.000 đồng/kg. Cá giống chim trắng 80.000 đồng/con, thời gian nuôi mất cả năm, thậm chí hơn 13-14 tháng mới đạt cỡ 2,5-3 kg/con, nhưng có lẽ vì ít và hiếm cá tươi sống nên cá chim hiện có giá cao nhất 250.000 đồng/kg.

Theo anh Khang, một bè nuôi cá biển với 7-8 vèo lưới tiêu tốn thức ăn khoảng 3 triệu đồng/ngày. Thức ăn của phần nhiều các loài cá biển chủ yếu là các loại cá con, cá tạp đánh bắt ngoài thiên nhiên. Đây là điểm khó và là trở ngại lớn nhất trong việc duy trì bảo vệ nguồn lợi hải sản ven bờ.

Trước đây các loại cá con nhỏ như cá cơm ở vùng biển Kiên Giang bán về các nhà thùng làm nước mắm, nay sản lượng giảm trong khi nhu cầu của các làng bè nuôi cá biển ngày càng lớn. Lấy cá con tươi sống để nuôi cá biển sẽ làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản tự nhiên đã được cảnh báo. (Báo Cần Thơ/ Dân Việt 24/9, Hữu Đức) đầu trang

Nông dân Long An thả nuôi thủy sản mùa lũ

Đến hẹn lại lên, cứ mỗi mùa nước nổi, người dân sống ven kênh rạch ở các huyện đầu nguồn khu vực Đồng Tháp Mười lại dựng vèo, thả nuôi thủy sản mà chủ yếu là cá lóc để góp phần tăng thêm thu nhập lúc nông nhàn.

Mô hình thả cá trong vèo có thể nuôi quanh năm nhưng đa phần người dân thường chọn nuôi vào mùa nước nổi vì lúc này, thức ăn cho thủy sản nuôi rất phong phú. Đặc biệt, cá lóc lại là loài ăn tạp nên người dân có thể tận dụng “cá mồi” tức các loại cá vụn, cá nhỏ vốn sinh sôi mạnh khi lũ về để làm thức ăn cho chúng.

Anh so sánh, biển Quảng Bình ở miền Trung có lợi điểm nước sâu xanh rờn, nhưng sóng lớn và lo sợ giông bão. Trong khi vùng Nam Du biển êm và lặng, ít khi sóng to gió lớn nên phù hợp neo đậu hay dịch chuyển nhà bè nuôi cá khi gió chuyển mùa.

29

Tận dụng nguồn cá tạp đánh bắt, mùa lũ về bà con xã Vĩnh Đại nuôi cá lóc trong vèo

Vào mùa lũ do nguồn nước nuôi ở kênh rạch thích hợp tốt, có dòng chảy mạnh đủ ô xy, cộng với thức ăn thiên nhiên nên cá khỏe mạnh, ít dịch bệnh, phát triển tốt, thời gian thu hoạch rút ngắn hơn so với nuôi thông thường từ 15 đến 20 ngày.

Chị Nguyễn Thị Nhuyễn, một trong những người nuôi cá lóc số lượng lớn ở Vĩnh Đại

Mùa này, nhiều hộ nuôi quy mô thường thả số lượng lớn, lên đến vài chục ngàn con cá giống, còn những hộ nuôi nhỏ lẻ thì cũng vài ngàn con. Trung bình nuôi 1 ngàn con cá giống, sau thời gian ba tháng, trừ chi phí, nông dân thu lãi từ 5 – 6 triệu đồng. Tuy nhiên, năm nay, đầu tháng 7 âm lịch, một số hộ dân đã bắt đầu thả cá nhưng lũ về trễ gần 2 tháng; lúc ấy nguồn thức ăn thiên nhiên không có buộc người dân phải mua thức ăn công nghiệp nên giá thành đầu tư cao, khó có lãi nhiều. Chị Nguyễn Thị Nhuyễn, xã Vĩnh Đại, huyện Tân Hưng là một trong những người nuôi cá lóc gặp phải tình trạng như vậy, chị cho biết : “Năm nay nước về trễ, cá mồi không có nhiều, mình phải mua thêm thức ăn công nghiệp. Tính ra năm nay nuôi cá coi chừng lổ …”

Tuy hiện tại, lũ đã đổ về nhưng mực nước thấp hơn cùng kỳ rất nhiều, theo đó, lượng thủy sản cũng ít nên giá cá mồi tăng gấp đôi. Vì thế nhiều hộ dân đánh bắt không đủ lượng cá mồi phải bắt óc bưu làm thức ăn thêm cho cá lóc để đảm bảo lợi nhuận.

30

Bà Nguyễn Thị Khéo phải bắt óc bươu vàng làm thức ăn thêm cho cá lóc

Theo Bà Nguyễn Thị Khéo – xã Vĩnh Đại, huyện Tân Hưng thì: năm rồi cá mồi rẻ, 3 – 4ngàn đồng/kg, nay nước nhỏ không có nhiều cá mồi nên cá mắc tới 10 ngàn/kg, giờ.thả nuôi rồi phải bắt ốc thêm cho cá ăn mới đở chi phí, có lời…

Tuy có 1 ít khó khăn nhưng nhìn chung nuôi thủy sản mùa lũ là mô hình khá đơn giản, chi phí đầu tư thấp, giúp nông dân có thêm thu nhập lúc nông nhàn và hơn nữa, nó đã trở thành đặc trưng mỗi mùa nước nổi ở vùng rốn lũ Đồng Tháp Mười, Long An. (Đài Phát Thanh Và Truyền Hình Long An 24/9, Duy Huệ - Võ Huy)đầu trang

Hải Phòng: Mô hình nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng bằng công nghệ Biofloc - Hiệu quả cao, cần nhân rộng

Được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông quốc gia, năm 2019, thành phố Hải Phòng là 1 trong những địa phương triển khai Dự án “Xây dựng mô hình nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng hai giai đoạn bằng công nghệ Biofloc gắn tiêu thu sản phẩm tại các tỉnh phía Bắc”.

Mô hình do Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng chủ trì, thực hiện tại huyện Tiên Lãng và quận Dương Kinh, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao, giảm chi phí sản xuất, dịch bệnh, hạn chế ô nhiễm môi trường. Đây là hướng đi mới trong phát triển nuôi trồng thủy sản của Hải Phòng, cần được nhân rộng trong thời gian tới.

31

Người dân xã Tiên Hưng (huyện Tiên Lãng) thu hoạch tôm thẻ chân trắng hai giai đoạn được nuôi bằng công nghệ biofloc.

Mô hình nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng hai giai đoạn theo công nghệ Biofloc gắn với tiêu thụ sản phẩm được triển khai từ tháng 3-2019 tại thành phố Hải Phòng và tỉnh Nam Định. Trong đó, tại Hải Phòng, 5 hộ dân trên địa bàn xã Tiên Hưng (huyện Tiên Lãng) và phường Tân Thành (quận Dương Kinh) thực hiện với tổng diện tích 1,5 ha. Theo mô hình này, sau khi được hướng dẫn kỹ thuật, các hộ đưa hơn 3,4 triệu con giống vào nuôi thả theo hai giai đoạn có sự giám sát chặt chẽ, hỗ trợ kỹ thuật liên tục trong chu trình nuôi. Đến nay, một số hộ đã có sản phẩm cho thu hoạch.

Theo quy trình, tôm nuôi được thực hiện 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu ương nuôi 20-25 ngày, sau đó chuyển tôm sang ao nuôi mới đã được xử lý và gây biofloc. Theo đánh giá của các hộ áp dụng theo mô hình này, tôm phát triển tốt, mang lại nhiều lợi ích cho người nuôi. Ông Bùi Đức Thái, một trong 3 hộ dân ở xã Tiên Hưng được hỗ trợ triển khai mô hình thông tin: Tính đến thời điểm hiện tại các chỉ tiêu của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh bằng công nghệ biofloc gia đình đang thực hiện đều đạt và vượt mức yêu cầu đề ra. Trong đó, tỷ lệ tôm sống đạt 76,5%, năng suất nuôi đạt 19,1 tấn/ha. Mô hình này cần được nhân rộng tới nhiều hộ nuôi trồng thủy sản trong thành phố.

Ông Vũ Văn Tin, xã Tiên Hưng (huyện Tiên Lãng), một trong những hộ được chọn thí điểm mô hình này, phấn khởi cho biết, gia đình vừa thu hoạch 11,5 tấn tôm thẻ chân trắng, với giá bán trung bình 220.000 đồng/kg, lãi hơn 1,6 tỷ đồng. Những năm trước

32 đây, gia đình thường nuôi tôm thẻ chân trắng theo phương pháp truyền thống nên hiệu quả kinh tế không cao bởi tôm thường hay bị dịch bệnh”. Từ khi Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng hướng dẫn nuôi tôm thẻ chân trắng hai giai đoạn bằng công nghệ biofloc, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong đó, giảm lượng tôm chết sớm trong giai đoạn 20 ngày đầu khi thả giống; không sử dụng hóa chất trong quá trình nuôi, thời gian nuôi ngắn nên giảm chi phí từ 10-20% so với các mô hình nuôi khác. Quy trình nuôi dễ thực hiện, phù hợp với quy mô vừa và nhỏ.

Theo Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Đinh Công Toản, thời gian qua, người nuôi tôm thẻ chân trắng của thành phố đứng trước nhiều khó khăn và phải đối mặt với nhiều rủi ro như diễn biến thời tiết bất thường, cơ sở hạ tầng kỹ thuật các vùng nuôi chưa đáp ứng điều kiện áp dụng quy trình an toàn thực phẩm. Việc chưa có hệ thống thủy lợi riêng cho các vùng nuôi tập trung, nguồn nước nuôi thường bị ô nhiễm do hoạt động sản xuất của công nghiệp, nông nghiệp và nước thải sinh hoạt… gây ô nhiễm môi trường vùng nuôi; dịch bệnh ở một số địa phương bùng phát, khó kiểm soát có nguy cơ xảy ra trên diện rộng. Đặc biệt, do yếu tố chủ quan, phần lớn người nuôi chưa tiếp cận được quy trình kỹ thuật công nghệ cao, công nghệ sinh học theo hướng nuôi bền vững, vì thế nghề nuôi trồng thủy sản của thành phố nói chung và nuôi tôm thẻ chân trắng nói riêng còn gặp nhiều rủi ro, chi phí đầu vào sản xuất tăng, hiệu quả nuôi thâm canh thấp.

Thành công bước đầu trong triển khai dự án là cơ hội lớn cho bà con nông dân, chủ các trang trại nuôi tôm công nghiệp của thành phố Hải Phòng tiếp cận, học tập để từng bước phát triển ngành nuôi tôm theo hướng bền vững. Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng Nguyễn Ngọc Đam cho biết, năm đầu triển khai mô hình cho thành công ngoài sự mong đợi. Theo đó, những hộ tham gia mô hình nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng hai giai đoạn bằng công nghệ biofloc vụ này vừa được mùa, được giá, có hộ thu lãi hơn 1 tỷ đồng. Trong năm 2020 và những năm tiếp theo, Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng đề nghị Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tiếp tục hỗ trợ Hải Phòng thực hiện nhiều dự án khác phù hợp với địa phương. Sở Nông nghiệp và PNTN cùng chính quyền các cấp, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT có cơ chế, chính sách hỗ trợ, cho người nuôi trồng thủy sản; tạo điều kiện cho người nuôi được vay vốn ưu đãi để ở rộng sản xuất.

Kết quả ban đầu cho thấy, mô hình góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, thu nhập cho người nuôi. Trong đó, tỷ lệ tôm sống đạt 76%, năng suất bình quân đạt hơn 18,5 tấn/ha, lãi bình quân đạt hơn 1 tỷ đồng/ha, giảm 15% thức ăn so với phương pháp nuôi truyền thống. (Báo Hải Phòng/ Cổng Thông Tin Điện Tử Tp. Hải Phòng 24/9, Tiến Đạt) đầu trang

33

Quảng Ngãi: Nuôi thủy sản lồng bè trong mùa mưa - Nhiều rủi ro

Một phần của tài liệu 25_9_2019 Ban tin Thuy san - Full (Trang 25 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)