Bảo trì dự phòng là tổng hợp các biện pháp tổ chức, kỹ thuật về bảo dưỡng, kiểm tra và sửa chữa, được tiến hành theo chu kì sửa chữa đã qui định và theo kế hoạch nhằm hạn chế sự hao mòn, ngăn ngừa sự cố máy móc thiết bị, đảm bảo thiết bị luôn hoạt động trong trạng thái bình thường.
Chương trình bảo trì dự phòng có những ưu điểm sau: - Giảm thời gian chết trong sản xuất.
- An toàn hơn cho công nhân
- Ít phải sửa chữa khối lượng lớn lặp đi lặp lại.
- Chi phí sửa chữa đơn giản trước khi hư hỏng nặng sẽ ít hơn, cần ít phụ tùng thay thế hơn, mức dự phòng thấp hơn.
- Tránh sản xuất ra tỉ lệ phế phẩm cao, nâng cao độ tin cậy của hệ thống sản xuất.
Cơ sở của chế độ bảo trì dự phòng là mức độ hao mòn của máy móc thiết bị tuân theo một quy luật nhất định phụ thuộc vào đặc điểm chế tạo, chế độ sử dụng và thời gian sử dụng.
Mức hao mòn khi tăng rất nhanh khi nó vượt qua điểm giới hạn. Việc sửa chữa dự phòng sẽ nhằm xác định thời điểm hợp lí cho việc khôi phục khả năng làm việc của thiết bị. Hơn nữa, trong qúa trình sử dụng khả năng xảy ra sự cố cũng khác nhau trong từng giai đoạn chu kì sống của thiết bị.
Trong giai đoạn đầu, khi mới láp đặt, mức độ xảy ra sự cố khá cao, điều này có thể giải thích bằng những sự cố chế tạo, hay do lắp đặt thiết bị máy móc.
Mặt khác, cũng có thể do chưa quen dùng. Các nhà cung cấp có thể cho một thời gian bảo hành để giảm rủi ro này.
Hình 4.1:Tỉ lệ sự cố trong các giai đoạn của chu kì sống
Tuy nhiên, trong công tác bảo trì giai đoạn này cần phải thực hiện các hoạt động đào tạo, hướng dẫn sử dụng. Trong giai đoạn 2, thiết bị hoạt động ổn định với tỉ lệ sự cố rất thấp.
Tuy nhiên, khi bước qua giai đoạn này, tỉ lệ sự cố tăng lên rất nhanh, đây chính là điểm mà chế độ bảo trì dự phòng phải xác định trước để có sửa chữa thích hợp, loại bỏ sự cố.
Ngày nay, việc bảo trì có tính dự phòng được áp dung rộng rãi. Một chương trình bảo trì dự phòng phải đảm bảo các tính chất sau:
- Lấy dự phòng làm chính, nghĩa là không thể để cho máy hỏng rồi mới sửa chữa mà phải tiến hành sữa chữa chủ động trước khi máy hỏng.
- Công việc sửa chữa phải tiến hành theo kế hoạch, tức là cứ đến ngày, tháng quy định là đưa máy ra sửa chữa.
- Xác định trước được nội dung sửa chữa.
Nội dung cơ bản của bảo trì dự phòng gồm:
- Bảo trì máy móc thiết bị, gồm công việc theo dõi tình hình máy móc thiết bị, kiểm tra việc thực hiện các quy định sử dụng, kịp thời điều chỉnh máy, loại bỏ các chướng ngại vật trong khi máy chạy, làm vệ sinh máy, thay dầu mỡ.
Công việc này thường do công nhân đứng máy và công nhân bảo dưỡng tiến hành khi máy chạy, trong giờ nghỉ hoặc trước khi giao ca nhận.
Sự cố tiêu chuẩn Sự cố do hao mòn Sự cố thiết bị đặt và mới sử dụng Tỉ lệ sự cố
- Kiểm tra định kì là xem xét máy theo tiến độ kế hoạch nhằm tìm ra các hiện tượng không bình thường của máy móc thiết bị, phát hiện các thiết bị và bộ phận máy sắp hỏng cần phải thay thế trong thời kì sửa chữa tới.
Nội dung cụ thể của công tác này là tháo một số chi tiết bộ phận gần đến kì sửa chữa những chi tiết có dấu hiệu hư hỏng để kiểm tra.
Nội dung kiểm tra là cơ sở rất quan trọng để lặp kế hoạch, dự trù ngân sách sửa chữa.
- Sửa chữa (nhỏ,vừa và lớn) máy móc thiết bị:
Sửa chữa nhỏ hay còn gọi là sửa chữa thường xuyên là loại công tác sửa chữa đơn giản nhất, không đòi hỏi phải tháo dời toàn bộ máy mà chỉ tháo các bộ phận đã được xác định trong kì kiểm tra và thay thế các chi tiết đã hao mòn, điều chỉnh các máy móc hoạt động bình thường.
Sửa chữa vừa là ngoài việc thay thế các chi tiết chóng mòn, vừa bao gồm công việc nhằm khôi phục độc hính xác và công suất của thiết bị. So với sửa chữa lớn thì sửa chữa vừa, người ta không tháo máy ra khỏi bệ máy.
Sửa chữa lớn là công việc sửa chữa toàn diện nhất và phức tạp nhất. Người ta phải tháo máy ra khỏi bệ máy, thay thế các bộ phận cơ sở nhất, sau khi sửa chữa lớn, máy có thể có chất lượng tương đương với máy mới.
Đôi khi trong sửa chữa lớn, người ta còn kết hợp cả việc cải tiến, nâng cao công suất, tăng cường các tính năng kĩ thuật phù hợp với các yêu cầu mới của hoạt động sản xuất. Công việc sửa chữa có thể tiến hành ở thời điểm cân nhắc hiệu quả giữa sửa chữa và thay thế mới.
Các nội dung sửa chữa có thể tiến hành theo một chu kì. Chu kì sửa chữa là khoảng thời gian cách quãng giữa hai lần sửa chữa lớn kế tiếp nhau. Chu kì sửa chữa có thể là 3 năm, 5 năm, 7 năm thậm chí còn dài hơn. Trong một chu kì sửa chữa, có một số lần sửa chữa vừa, sửa chữa nhỏ và kiểm tra.
Kết cấu chu kì sửa chữa vừa, nhỏ, kiểm tra trong chu kì, trình tự và thời gian cách quãng giữa các lần sửa chữa có thể hình thành bởi các thông số của quá trình chế tạo, hoặc bằng việc phân tích thời hạn sử dụng các bộ phận cơ sở các bộ phận chóng mòn.
Kết cấu chu kì sửa chữa nói chung phụ thuộc vào các nhân tố như:
- Đặc điểm,kết cấu máy móc thiết bị và chất lượng các chi tiết bộ phận máy. - Chế độ công tác.
- Mức đảm nhiệm của máy móc thiết bị. - Chất lượng công tác sửa chữa…