DỰ KIẾN HIỆU QUẢ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA LIÊN KẾT 1 Hiệu quả của dự án liên kết

Một phần của tài liệu dự án sản xuất gắn với tiêu thụ lợn thương phẩm theo quy mô trang trại trên địa bàn huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (Trang 35 - 39)

1. Hiệu quả của dự án liên kết

a) Về kinh tế

Hiệu quả kinh tế của dự án được tổng hợp theo bảng sau:

ĐVT: nghìn đồng

TT Nội dung ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền

I Phần chi 3.001.000

1 Con giống Con 500 2.500 1.250.000

2 Thức ăn Kg 75.250 20 1.505.000 3 Thuốc thú ý Con 500 180 90.000 4 Cán bộ kỹ thuật (01 người x 4 tháng) Tháng 4 5.000 20.000 5 Công nhân (02 người x 4 tháng) Tháng 8 3.000 24.000 6 Điện, nước Tháng 4 3.000 12.000 7 Hạ tầng chuồng trại, vật tư khác 100.000 II Phần thu 3.360.000 1 Lợn thương phẩm (500x0,96 tỷ lệ sống = 480 con; 100kg/con) Kg 48.000 70.000 3.360.000

b) Về xã hội:

- Dự án liên kết góp phần tạo việc làm ổn định và phát triển chăn nuôi gà thịt theo hướng bền vững, nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất chăn nuôi, góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

- Cung cấp sản phẩm lợn thịt đảm bảo chất lượng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đáp ứng nhu cầu thực phẩm của người tiêu dùng.

- Dự án liên kết sẽ góp phần nâng cao nhận thức, nâng cao trình độ kỹ thuật chăn nuôi, phát huy được tiềm năng sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế theo hướng tập trung, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động. c) Về môi trường

Trang trại tham gia liên kết được thiết kế, xây dựng đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và vệ sinh môi trường, cụ thể như sau:

- Chất thải rắn được thu gom hàng ngày, chuyển đến nơi tập trung và xử lý theo quy định hiện hành, bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường.

- Vị trí tập trung chất thải để xử lý để cuối trại, xa khu chuồng nuôi, xa nơi cấp nước, tránh tràn. Có quy trình xử lý chất thải trong trại chăn nuôi.

- Chất thải lỏng được thu theo đường riêng vào khu xử lý chất thải và xử lý theo quy định của Nhà nước bảo đảm an toàn trước khi thải ra môi trường.

Chủ trang trại cũng đã cam kết và thực hiện đúng các yêu cầu, quy trình kỹ thuật chăn nuôi của các cơ quan chức năng, đặc biệt là cam kết không vi phạm môi trường. Do đó, mô hình dự án không gây ảnh hưởng cũng như tác động xấu tới môi trường xung quanh.

2. Tác động của dự án liên kết (các rủi ro về thị trường, tổ chức thực hiện,

các rủi ro khác và giải pháp khắc phục)

Dự án đi vào hoạt động sẽ từng bước hình thành được các vùng chăn nuôi lợn thương phẩm có tính chất tập trung, hàng hoá qua đó tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân. Việc xây dựng được mô hình chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm giúp cho các cơ sở chăn nuôi sản xuất theo phương thức mới, ổn định và phát triển một cách bền vững. Bên cạnh đó, dự án sẽ đối mặt với một vài rủi ra trong quá trình triển khai, cụ thể như sau:

- Rủi ro về thị trường: Thịt lợn là thực phẩm thiết yếu được người dân quan tâm, sử dụng hàng ngày nên nhu cầu tiêu thụ là rất lớn, mức độ ảnh hưởng của thị trường tiêu thụ đối với sản phẩm của dự án sẽ không đáng kể. Tuy nhiên,

chủ liên kết cần bám sát biến động tổng đàn lợn trong tỉnh và các tỉnh lân cận để có những điều chỉnh tăng giảm đàn phù hợp, hạn chế ít nhất rủi ro về giá thành sản phẩm cho các cơ sở chăn nuôi.

- Rủi ro về dịch bệnh: Trong quá trình chăn nuôi theo quy mô lớn, vấn đề dịch bệnh thường rất phức tạp do có nhiều chủng mới, bệnh mới chưa có vacxin, không có phác đồ điều trị nên rủi ro về dịch bệnh là rất cao. Để hạn chế tối đa rủi ro, giải pháp khắc phục là phải thực hiện nghiêm túc quy trình chăn nuôi an toàn sinh học (quản lý từ vật tư đầu vào: con giống, thức ăn, thuốc thú y, quy trình khử trùng tiêu độc, quy trình người ra vào khu vực chăn nuôi…). Đồng thời thực hiện các quy định của cơ quan chuyên môn về khai báo tăng đàn và dấu hiệu dịch bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời.

PHẦN THỨ BA.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ KIẾN NGHỊI. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN I. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN

- Tiêu chí lựa chọn địa điểm triển khai liên kết

+ Là các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái; có kinh nghiệm chăn nuôi lợn thương phẩm; đã có hạ tầng, chuồng trại chăn nuôi.

+ Các khu chăn nuôi có đủ diện tích đảm bảo các yêu cầu vệ sinh thú y. + Có nhu cầu chăn nuôi lợn thương phẩm theo hướng phát triển bền vững. + Các cơ sở chăn nuôi phải cam kết thực hiện các yêu cầu kỹ thuật của mô hình đề ra và chịu trách nhiệm pháp lý khi thực hiện sai cam kết.

+ Cam kết kinh phí đối ứng xây dựng chuồng trại, các chi phí đầu vào cho quá trình chăn nuôi và phải có đơn xin tham gia dự án.

- Khảo sát, lựa chọn hộ tham gia liên kết

+ Rà soát, thống kê số hộ, cơ sở chăn nuôi lợn, thị trường tiêu thụ để đánh giá tình hình phát triển chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn.

+ Căn cứ tiêu chí lựa chọn hộ, quy mô triển khai dự án liên kết để trao đổi, phổ biến thống nhất các nội dung triển khai, quyền lợi và trách nhiệm của các bên trong liên kết.

2. Tổ chức sản xuất, chăn nuôi

- Quy mô: Tổng số lượng lợn giống cung cấp cho cơ sở chăn nuôi tham gia dự án liên kết là 500 con.

- Chuồng trại: Bảo đảm thông thoáng, phòng, chống cháy, nổ, dễ dàng vệ sinh, bảo đảm an toàn sinh học (ATSH), bố trí riêng biệt các khu chuồng, kho thức ăn, thuốc thú y, vật tư, công trình cấp nước và khu xử lý chất thải. Trại có tường rào bao quanh để kiểm soát được người, động vật và phương tiện ra, vào trại. Tại cổng ra, vào và các khu chuồng nuôi bố trí hố khử trùng. Chuồng nuôi lợn được thiết kế phù hợp với từng lứa tuổi của lợn và mục đích sản xuất. Máng ăn, uống dùng cho chăn nuôi lợn bảo đảm không gây độc và dễ vệ sinh, tẩy rửa. Các thiết bị, dụng cụ sử dụng trong quá trình chăn nuôi lợn bảo đảm an toàn và dễ vệ sinh, tẩy rửa.

- Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng:

+ Chuẩn bị chuồng trại: Trước khi nhập lợn giống vào nuôi, chuồng đã được để trống từ 10-15 ngày, được quét dọn sạch sẽ bên trong và bên ngoài. Phun thuốc sát trùng để diệt mầm bệnh.

+ Lợn giống : Quy cách lợn giống là lợn lai 2 máu, trọng lượng từ 15kg trở lên. Có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và chứng nhận kiểm dịch.

+ Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng: Được áp dụng theo các quy định, quy trình của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

3. Xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm

- Đơn vị tư vấn phối hợp với các doanh nghiệp và chủ trì liên kết tiến hành thực hiện khảo sát phân tích thị trường phù hợp với giống lợn nuôi của dự án. Trong đó các kênh tiêu thụ lớn vẫn là các doanh nghiệp sản xuất, chế biến thịt lợn trên địa bàn trong và ngoài tỉnh.

- HTX ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam nên vấn đề đầu ra đã được giải quyết. Các cơ sở chăn nuôi có thể yên tâm tổ chức sản xuất theo kế hoạch.

- Trong quá trình triển khai dự án, đơn vị tư vấn và chủ trì liên kết sẽ tiếp tục lựa chọn, ký hợp đồng với các doanh nghiệp khác nếu cần thiết.

4. Kế hoạch tài chính (chi tiết theo phụ biểu đính kèm)

- Tổng kinh phí thực hiện dự án liên kết: 3.071.000.000 đồng

(Ba tỷ, bảy mươi mốt triệu đồng)

Trong đó: + NSNN: 320.000.000 đồng (Ba trăm hai mươi triệu đồng)

+ Đối ứng của cơ sở chăn nuôi: 2.751.000.000 đồng

(Hai tỷ bảy trăm năm mươi mốt triệu đồng)

5. Kế hoạch kiểm tra, giám sát

Mục đích của việc kiểm tra, giám sát nhằm đánh giá đúng tình hình, kết quả hoạt động, tiến độ thực hiện dự án và những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án để có biện pháp điều chỉnh thích hợp; phát hiện và ngăn chặn kịp thời những sai phạm và tiêu cực gây thất thoát, lãng phí vốn trong quá trình thực hiện dự án.

Một phần của tài liệu dự án sản xuất gắn với tiêu thụ lợn thương phẩm theo quy mô trang trại trên địa bàn huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w