Các chiến lược cạnh tranh của Coca-Cola dựa trên năng lực Marketing:

Một phần của tài liệu xác định thị trường mục tiêu và phân tích thực trạng hoạt động marketing có tính chiến lược của công ty coca cola trong đáp ứng điều kiện bên trong và bên ngoài hãy phân tích các chiến lược cạnh tranh sản phẩm của công ty (Trang 30 - 32)

b. Phân tích chiến lược marketing của Coca-cola gắn liền 4P:

2.1. Các chiến lược cạnh tranh của Coca-Cola dựa trên năng lực Marketing:

Coca-Cola theo đuổi chiến lược dẫn đạo thị trường. Trải qua hơn 100 năm trên thị trường kinh doanh khốc liệt, Coca Cola vẫn là thương hiệu với vị thế dẫn đầu trong ngành Food and Beverage. Bất chấp những cạnh tranh khốc liệt, Coca- Cola vẫn giữ được tầm ảnh hưởng của một thương hiệu lớn đã có nhiều năm trinh

chiến. Bí quyết để duy trì vị thế số một của thương hiệu chính là Coca Cola liên tục tạo ra thương hiệu mới trên thị trường.

Đằng sau thành công vang dội này của Coca-Cola, là nỗ lực bền bỉ của hãng trong việc thực hiện các chiến lược kinh doanh, marketing hiệu quả cũng như định hướng sáng tạo để xây dựng nên những thương hiệu mới. Các Marketer của hãng này đã liên tục đổi mới chiến lược marketing mix phù hợp với từng dòng sản phẩm khác nhau.

Nhằm duy trì sự tăng trưởng trong doanh thu lẫn danh tiếng, Coca-Cola hiện tập trung phát triển các thương hiệu mới. Hãng nước uống nổi tiếng thế giới này đang không ngừng cải tiến để cho ra mắt những sản phẩm mới mang dấu ấn Coca- Cola và luôn chấp nhận thử nghiệm để khám phá thị trường đang ngày một thay đổi.

Theo dòng lịch sử của công ty Coca-Cola, lúc mới bắt đầu là quan niệm marketing của Coca-Cola là nỗ lực thương mại. Giờ đây quan niệm marketing hiện tại là đạo đức xã hội.

Coca-Cola luôn cố gắng điều hướng sản phẩm của mình tới tất cả các phân khúc của thị trường. Nhưng song song đó vẫn có sự khác biệt giữa các phân đoạn. Cách thức hiện rõ ở sự đa dạng hóa các sản phẩm của Coca-Cola.

Coca-Cola cũng đã chính thức tuyên bố: thương hiệu Coca-Cola của hãng là thuật ngữ được hiểu nhiều thứ hai trên thế giới chỉ sau từ “ok”.

Ngay từ khi thành lập, Coca-Cola có mục tiêu là chiếm lĩnh những thị trường lớn nhất chứ không phải dài trải thị trường của mình trên toàn thế giới. Nếu những hãng nước ngọt trên thế giới luôn tìm cách mở rộng thị trường của mình đến bất cứ chỗ nào có thể. Ngược lại, Coca-Cola luôn kiên định với thị trường truyền thống rộng lớn đã. Sau đó mở rộng thị trường nhỏ hơn cũng chưa muộn. Nhờ vậy, tại

những thị trường lớn như Mỹ, Trung Quốc, Châu Âu,… biểu tượng của Coca-Cola luôn vững như bàn thạch.

Các tên sản phẩm dễ đọc, dễ nhận dạng, đặc biệt dễ nhớ tạo ấn tượng và đa dạng hóa danh mục sản phẩm giúp khách hàng liên tưởng đến bọt gas trắng đặc trưng. Điểm này khác biệt với các sản phẩm như Pepsi hoặc các thương hiệu nước ngọt khác. Ngoài ra, Coca-Cola cũng không ngừng nâng cao uy tín nhãn hiệu. Thông qua việc nâng cao chất lượng sản phẩm, bao bì đẹp và giá thành phù hợp.

Hãng Coca-Cola ở Việt Nam thường xuyên tổ chức các hoạt động bổ ích, đầy ý nghĩa với khách hàng. Đặc biệt là các chương trình dành cho giới trẻ. Các hoạt động này tạo cho Coca-Cola một hình ảnh đổi mới, sáng tạo và đầy năng động. Mang theo tinh thần lạc quan, hạnh phúc và cuốn hút. Các hoạt động này tạo sự thân thuộc, gần gũi hơn giữa Coca-Cola và người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu xác định thị trường mục tiêu và phân tích thực trạng hoạt động marketing có tính chiến lược của công ty coca cola trong đáp ứng điều kiện bên trong và bên ngoài hãy phân tích các chiến lược cạnh tranh sản phẩm của công ty (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(35 trang)
w