Hiệu quả kinh tế xã hội:

Một phần của tài liệu dự án chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm quế hữu cơ (Trang 26 - 27)

18.1. Hiệu quả kinh tế - xã hội trực tiếp của dự án: Người nông dân trồng

quế tham gia vào dự án sản xuất quế hữu cơ tự bỏ vốn ra trồng quế.

18.1.1. Hiệu quả kinh tế:

Ước tính dự án mang lại những hiệu quả kinh tế thiết thực cho nông dân nói riêng và địa phương nói chung:

Gia tăng sản lượng:

- Trước dự án: Mỗi ha Quế ước tính cho thu hoạch 45.000kg với giá thành 18.000đ/kg. Diện tích 1.255 ha với chu kỳ khai thác 15 năm, mỗi năm thu được bình quân 3.765.000 kg

- Doanh thu 1 năm: 3.765.000 kg x 18.000đ/kg = 67.770.000.000 Đồng (1)

- Sau dự án giả sử năng suất không đổi:

Gia tăng giá trị kinh tế:

- Giá trị sản phẩm gia tăng thêm 20%:

- Giá 1 kg quế sẽ là 18.000 đ x 120% = 21.600 đ

- Doanh thu 1 năm: 3.765.000 kg x 21.600đ/kg = 81.324.000.000 Đồng (2)

- Hiệu quả kinh tế của dự án: (2) – (1) = 13.554.000.000 Đồng (3)

- Chênh lệch hiệu quả kinh tế: (3) – 5.230.000.000 = 8.324.000.000 Đồng

Thông qua dự án, 578 hộ nông dân (khoảng 2.312 lao động) tham gia chuỗi sản xuất Quế chứng nhận hữu cơ được tiếp cận với phương thức sản xuất tiên tiến góp phần xóa đói, giảm nghèo nhờ tăng thu nhập từ công việc sản xuất Quế; đồng thời được nâng cao dân trí về ứng dụng khoa học vào sản xuất, nâng cao nhận thức và kỹ năng trong lĩnh vực canh tác nông nghiệp, lâm nghiệp hữu cơ bền vững.

18.2 Đánh giá tác động đến môi trường của dự án:

Dự án tạo ra vùng nguyên liệu sạch, sử dụng công nghệ đảm bảo, thân thiện với môi trường, không gây ra tác động tiêu cực đến không khí, nguồn nước, đất đai và các yếu tố môi trường khác. Mô hình sản xuất hữu cơ này góp phần vào việc bảo vệ môi trường, hệ sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học và chống biến đổi khí hậu.

18.3. Khả năng mở rộng của dự án:

Với các hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường đã được phân tích ở các mục trên, dự án “Phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với

tiêu thụ sản phẩm quế hữu cơ Trấn Yên” hoàn toàn khả thi cho việc nhân rộng

mô hình sản xuất Quế hữu cơ ra các địa bàn khác của tỉnh Yên Bái góp phần chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và xóa đói giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

Một phần của tài liệu dự án chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm quế hữu cơ (Trang 26 - 27)