Vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH hỗ TRỢ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO của TỈNH NGHỆ AN (Trang 64 - 69)

6. Kết cấu khóa luận

3.5. Vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu

Đề tài "Chính sách hỗ trợ nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh Nghệ An" đã đưa ra những lý luận cơ bản về các chính sách hỗ trợ nông nghiệp công nghệ cao và phát triển mô hình này. Bên cạnh đó, đề tài cũng tập trung phân tích thực trạng Chính sách

hỗ trợ nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2018-2020 từ đó đóng

góp một số giải pháp nhằm hoàn thiện Chính sách hỗ trợ nông nghiệp công nghệ cao

của tỉnh Nghệ An để nâng cao hiểu quả trong sản xuất nông nghiệp, trong bối cảnh hội

nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của nước ta.

Tuy nhiên, đề tài cũng mới chỉ đáp ứng được một phần yêu cầu của thực tiễn đòi hỏi. Việc xây dựng và hoàn thiện Chính sách hỗ trợ nông nghiệp công nghệ cao của

tỉnh Nghệ An một cách nhanh chóng và bền vững còn là một quá trình sâu rộng và toàn

diện, đòi hỏi nhiều nỗ lực cùng các giải pháp đồng bộ trên nhiều mặt. Ngoài ra cũng còn phụ thuộc vào việc tổ chức thực hiện, ban hành các chính sách hướng dẫn, hỗ trợ của các cơ quan Chính phủ và trách nhiệm thực thi, hỗ trợ, quản lý của các bên liên quan.

Để “Chính sách hỗ trợ nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh Nghệ An” trong thời gian tới cần tiếp tục thảo luận, nghiên cứu thêm về các “chính sách hỗ trợ vốn và tín

dụng, chính sách hỗ trợ chuyển giao khoa học, công nghệ, chính sách đào tạo nguồn nhân lực” .

Với “chính sách hỗ trợ vốn và tín dụng” cần tiếp tục phát triển loại mô hình này, nghiên cứu một cách chi tiết về cách hoạt động, cách tổ chức bộ máy quản lý hiệu quả. Với “chính sách hỗ trợ chuyển giao khoa học, công nghệ” cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các chính sách hỗ trợ, tiếp nhận các chương trình khoa học công nghệ mới, thu hút quy tụ nông dân chuyển giao từ nông nghiệp đặc trưng sang nông nghiệp công nghệ cao.

Với “chính sách đào tạo nguồn nhân lực” cần xây dựng chiến lược dài hạn, tổng thể mang tầm quốc tế, đặc biệt là nghiên cứu giải pháp nâng cao trình độ đội ngũ nhân lực nông nghiệp công nghệ cao,…

Nhằm đưa ra các kiến nghị giải pháp về nhiều mặt giúp các cơ quan quản lý có cái nhìn bao quát hơn để đưa ra các chính sách hỗ trợ nông nghiệp công nghệ cao

một cách hiệu quả, nâng cao năng lực tổng thể của nông nghiệp công nghệ cao và khiến mô hình này phát triển bền vững, đem lại hiệu quả tương xứng với tiềm năng của nó, đóng góp nền nông nghiệp Tỉnh nhà cũng như sự phát triển chung của nền kinh tế.

KẾT LUẬN

Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là xu thế của hội nhập phát triển, là giải pháp công nghệ hiệu quả tạo ra những đột phá mới trong sản xuất nông nghiệp, tạo cơ sở chuyển nhanh nền nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong thời gian qua tỉnh nghệ an tập trung ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp và bước đầu gặt hái thành công. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn huyện vẫn còn những hạn chế, tồn tại. Do vậy, với mục tiêu khai thác hiệu quả nguồn lực đất đai, nâng cao giá trị sản xuất và thu nhập cho nông dân, tiếp tục phát huy lợi thế, đặc thù của địa bàn, khai thác hiệu quả nguồn lực đất đai và khoa học công nghệ. đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nên cần có những giải pháp phù hợp nhằm phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh đến năm 2025.

Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, đề tài khóa luận “Chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh Nghệ An” đã đạt được những kết quả như sau:

Một là, hệ thống hóa lý luận cơ bản và kinh nghiệm thực tiễn về Chính sách hỗ

trợ phát triển nông nghiệp công nghệ cao đã xác định phát triển nông nghiệp công

nghệ cao là yếu tố quyết định nâng cao đời sống của người dân trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn hiện nay.

Hai là, phân tích đánh giá thực trạng Chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp

công nghệ cao trên địa bàn trong thời gian 2018-2020. Qua đó, đánh giá những kết quả

đạt được cũng như những hạn chế tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh.

Ba là, đã đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện Chính sách hỗ trợ phát triển

nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh nghệ an đến năm 2025, cụ thể đã đề xuất các giải

pháp hoàn thiện 03 chính sách đó là: Chính sách hỗ trợ vốn và tín dụng cho phát triển

nông nghiệp công nghệ cao;Chính sách hỗ trợ chuyển giao khoa học, công nghệ cho nông nghiệp công nghệ cao; Chính sách hỗ trợ nguồn nhân lực cho nông nghiệp công nghệ cao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Nghị Quyết, Quyết định:

1. UBND tỉnh Nghệ An (2010),Quyết định số 3864/QĐ – UBND. NA ngày

31/8/2010 về việc phê duyệt đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh

2. UBND tỉnh Nghệ An (2013),Chương trình hành động thực hiện “Đề án tổng thể

tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh 2013-2020

3. UBND Nghệ An (2013), Quyết định số 6593/2013/QĐ-UBND về phê duyệt “Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Nghệ An theo hướng nâng cao giá trị

gia tăng và phát triển bền vững”

4. UBND tỉnh Nghệ An (2013), Quyết định số 02/2013/QĐ-UBND về phê duyệt “Quy định một số chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng mô hình “cánh đồng mẫu lớn” trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2013 - 2015, Nghệ An.

5. UBND tỉnh Nghệ An (2013), Quyết định số 448/QĐ-UBND về quy hoạch

vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất lạc tại Nghệ An, Nghệ An.

6. UBND tỉnh Nghệ An (2014), Quyết định số 87/2014 về một số chính sách hỗ

trợ

đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

7. UBND tỉnh Nghệ An (2014), Quyết định số 3079/2014/QĐ-UBND, về việc phê duyệt “Đề án cây con chủ yếu, gắn với cơ chế đất đai, tạo vùng nguyên liệu chế biến phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu trên địa bàn Nghệ An đến năm 2020”.

8. UBND tỉnh Nghệ An (2015), Quyết định 10/2015/QĐ-UBND ngày 27/01/2015 về phê duyệt “Phát triển khoa học và công nghệ tỉnh giai đoạn 2015-

2020 tầm nhìn 2030”

9. HĐND tỉnh Nghệ An (2015), Nghị quyết số 125/2014/NQ-HĐND (16/7/2014)

về “một số chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An”.

10. Sở NN&PTNT tỉnh Nghệ An (2018, 2019, 2020), Báo cáo kết quả sản xuất

nông nghiệp tỉnh Nghệ An.

12.Thủ Tướng Chính Phủ(2016) Nghị định 98/2018/NĐ-CP ngày 05/07/2018 phê duyệt “chính sách khuyến khích phát triển hợp tác”

II.Luận văn

1) Sở NN&PTNT Nghệ An (2013), “Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp

tỉnh Nghệ An theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2013-2020”, Nghệ An.

2) Nguyễn Văn Hiệp (2016), “Phát triển nông nghiệp tỉnh Hà Nam theo

hướng bền vững”, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế Chính trị.

3) Nguyễn Mạnh Hổ (2018), “Phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở

Việt Nam: Một số kết quả và đề xuất”, Hà Nội.

4) Vũ Trọng Khải (2009), “Thực trạng chính sách phát triển nông thôn”, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, ngày 20/7/2009.

5) Phạm Quý Long (2009), “Bàn luận về vấn đề bảo hộ nông nghiệp ở

Nhật Bản: Đánh giá từ góc độ kinh tế”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á.

6) Trần Thị Ái Liên (2018), “Một số kiến nghị thúc đẩy hoạt động đầu tư

phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở tỉnh Hà Nam”, Kỷ yếu hội thảo quốc

gia: Đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo hướng công nghiệp hóa, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

7) Nguyễn Văn Mão (2015). “Mấy vấn đề về phát triển nguồn nhân lực

nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Lâm Đồng”, Báo điện tử tỉnh Lâm Đồng.

8) Nguyễn Thị Miền (2019). “Phát triển nông nghiệp công nghệ cao:

Những rào càn và giải pháp khắc phục”, Tạp chí Lý luận Chính trị.

9) Phạm Đức Nghiệm (2012). “Ứng dụng, chuyển giao thành tựu khoa

học - công nghệ trong nông, lâm nghiệp trên địa bàn Tây Nguyên”,.

10) Phạm Hữu Nhượng (2008). “Khu NNCNC thành phố Hồ Chí Minh: kết quả và

những kiến nghị”, Kỷ yếu hội thảo phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam, Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

11) Đinh Anh Tuấn (2018), “Xây dựng các tiêu chí đánh giá phát triển nông nghiệp sáng tạo ứng dụng công nghệ cao – nhìn từ góc độ cơ sở lý thuyết mô hình”, 12) Nguyễn Thị Hải Yến (2018), “Phát triển nông nghiệp Nghệ An theo hướng

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH hỗ TRỢ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO của TỈNH NGHỆ AN (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w