6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
3.3.1. Giải pháp hoàn thiện chính sách tài chính tín dụng cho làng nghề
- Hoàn thiện chính sách tín dụng ưu đãi hiệu quả, phù hợp với kinh tế thị trường và các cam kết trong hội nhập kinh tế thế giới.
Chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước cần hỗ trợ đúng đối tượng theo quan điểm thị trường hoá nguồn cung cấp vốn cho tất cả các dự án đầu tư trong nền kinh tế. Nhà nước chỉ hỗ trợ các đối tượng gặp khó khăn khi tiếp cận thị trường tín dụng chính thức. Đồng thời đưa ra chỉ tiêu về số người được hưởng lợi từ vốn vay tín dụng ưu đãi càng lớn thì càng được tạo điều kiện cho vay ưu dãi nhằm sử dụng đúng hướng nguồn vay theo chính sách ưu đãi. Theo đó chính sách tín dụng cần tập trung hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh chuyển đổi cơ cấu kinh doanh, các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng... và đặc biệt là các dự án SXKD ở các làng nghề theo đúng ngành nghề chính của làng nghề, các dự án về bảo vệ môi trường làng nghề, cơ sở hạ tầng làng nghề ... Nhà nước cần hoạch định chương trình tổng thể hỗ trợ phát triển các làng nghề trong đó có các doanh nghiệp vừa và nhỏ là chính, lấy tín dụng ưu đãi là công cụ hỗ trợ để từ đó có thể hình thành các quỹ tín dụng phục vụ riêng cho các làng nghề mang tính chuyên nghiệp và có một số chính sách đặc thù ưu đãi ngoài lãi suất như: ưu đãi phí dịch vụ, ưu đãi cung cấp ngoại tệ, ưu đãi theo uy tín của khách hàng, đơn giản hoá thủ tục và cung cấp miễn phí thông tin đến các đối tượng ưu tiên để họ có điều kiện hưởng thụ tín dụng ưu đãi.
- Tăng cường chính sách cải thiện chất lượng thị trường tín dụng để các nhà đầu tư ở các làng nghề có được lượng vốn cần thiết và chi phí thấp.
Hệ thống ngân hàng cần tiếp tục hiện đại hoá mạng lưới công nghệ thông tin nhằm tăng hiệu quả hoạt động, giảm thiểu tối đa các rủi ro, hạ thấp chi phí dịch vụ ngân hàng và lãi suất. Xây dựng hệ thống đăng ký thế chấp nội mạng toàn quốc để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, phòng chống hành vi lừa đảo, lạm dụng trong hoạt động thế chấp. Nhà nước cũng cần khuyến khích các hình thức cho vay có bảo đảm bằng cầm cố các giấy tờ có giá như trái phiếu, chứng chỉ tiến gửi... của các tổ chức tín dụng vì khi đó các tổ chức tín dụng sẽ tiết kiệm thời gian công sức quan tâm đến khả năng tài chính của khách hàng mà chỉ cần tập trung đánh giá tình hình tài chính của các đơn vị phát hành. Nhà nước cần khuyến khích các ngân hàng mở rộng hệ thống của mình ở các làng nghề, cho phép các ngân hàng được sử dụng hộ cá thể làm đại lý trong việc cho vay ở các làng nghề. Nhà nước cũng cần đa dạng hoá các loại hình hoạt động và tổ chức của hệ thống tín dụng, cho phép nhiều thành phần kinh tế
tham gia, đồng thời thể chế hoá các quy định về các loại hình kinh doanh tín dụng. Khuyến khích phát triển các loại quỹ tín dụng, hợp tác xã tín dụng... để đưa vốn về các làng nghề.
- Hoàn thiện chính sách hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn cho các hộ SXKD, doanh nghiệp trong các làng nghề
Do yếu thế về quy mô nên các cơ sở SXKD ở các làng nghề thường khó tiếp cận với vốn, chủ yếu là do không đủ tài sản thế chấp. Nhà nước cần sớm thành lập các quỹ đầu tư phát triển ở các địa phương từ nhiều nguồn vốn khác nhau để giải quyết cho vay đối với các dự án SXKD, đầu tư cơ sở hạ tầng làng nghề và các dự án thuộc các lĩnh vực ưu tiên phát triển theo định hướng của địa phương. Tỉnh Thái Bình cần khẩn trương kiện toàn và tăng cường năng lực, đặc biệt là vốn cho Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa: thông qua quỹ này các cơ sở SXKD ở các làng nghề có thể tiếp cận được các nguồn vốn tín dụng đồng thời cũng chia sẻ rủi ro cho các ngân hàng thương mại. Ngoài việc bảo lãnh tín dụng còn là nơi cung cấp thông tin, trung gian tổ chức đối thoại để các đối tác hiểu biết lẫn nhau... Bên cạnh đó, Nhà nước cần hoàn thiện thể chế nhằm xây dựng và mở rộng hoạt động của các quỹ đầu tư rủi ro, các công ty kinh doanh và khai thác nợ với các thành phần kinh tế được tham gia quản lý.