2 Bài học rút ra cho tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH hỗ TRỢ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO của TỈNH NGHỆ AN (Trang 31 - 33)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

6. Kết cấu khóa luận

1.4 Kinh nghiệm ban hành, thực thi chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp

1.4. 2 Bài học rút ra cho tỉnh Nghệ An

Từ những mô hình phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong nước và thế giới, ta có thể rút ra một số bài học trong phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh như sau:

Chính sách hỗ trợ vốn và tín dụng

+ Các dự án NNCNC đều có điểm chung là vốn đầu tư lớn, thời gian dự án dài, tài sản bảo đảm chủ yếu là tài sản trên đất nông nghiệp. Đây cũng là những “nút thắt” khiến các ngân hàng ngại đầu tư cho lĩnh vực này, dẫn tới doanh nghiệp và người dân muốn làm NNCNC khó tiếp cận nguồn vốn vay của các ngân hàng.

+ Các chính sách tín dụng cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu cho việc thực hiện sự phát triển nncnc, được đầu tư vào nhiều lĩnh vực cho sự phát triển. Trên cơ sở đó hỗ trợ tín dụng đã, đang và sẽ trở thành nguồn lực quan trọng trong công tác hỗ trợ phát triển NNCNC của tỉnh.

Để thực hiện hiệu quả bài học kinh nghiệm được tỉnh Nghệ An rút ra đó chính là: đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, tỉnh, về chương trình hỗ trợ ptrien nncnc, tăng cường công tác chỉ đạo tập trung, quyết liệt của cấp ủy, chính quyền các cấp, tạo được sự đồng thuận và tham gia tích cực của các cấp, các ngành, các địa phương, các tổ chức, doanh nghiệp, đồng thời phát huy được vai trò tích cực, sáng tạo của địa phương, , khơi dậy được mối quan hệ, tình đoàn kết, thương yêu nhau trong cộng đồng dân cư trong việc giúp nhau sản xuất và nâng cao vị thế.

Chính sách hỗ trợ chuyển giao khoa học, công nghệ

Những kết quả hoạt động chuyển giao và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất trong thời gian qua đạt được một số kết quả nhất định đó là nhờ sự quan tâm hỗ trợ đầu tư của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự chỉ đạo chặt chẽ, kỳ quyết của lãnh đạo Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sự phối kết hợp giữa các ban ngành liên quan, các nhà nghiên cứu, nhà khoa học và các chương trình dự án trong và ngoài nước. Qua đó, đã giúp bà con nông dân ứng dụng tốt các tiến bộ khoa học vào thực tiễn sản xuất, tạo thêm thu nhập, cải thiện đời sống góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương, xây dựng các vùng nông thôn ngày càng phát triển. Việc tập huấn,

chuyển giao công nghệ đã giúp nông dân định hướng sản xuất, ứng dụng các kỹ thuật mới vào sản xuất ngày càng hiệu quả hơn, góp phần tăng thu nhập, giảm thiểu những rủi ro. Từ đó ta có thể rút ra bài học và kinh nghiệm cho sự phát triển trong tương lai của tỉnh: Trước những mặt chúng ta đã đạt được, có thể thấy rõ cần sắp xếp củng cố lại bộ máy hoạt động một cách khoa học và hợp lí để tăng trưởng và phát triển mạnh. Cần hiểu được các sản phẩm chủ lực phục vụ trực tiếp, các tiến bộ kỹ thuật có khả năng bức phá và có sức lan tỏa mạnh, chuyển giao đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật.

Chính sách đào tạo nguồn nhân lực

Đào tạo nguồn nhân lực phải gắn liền với yêu cầu của sự phát triển kinh tế và ứng dụng vào nông nghiệp công nghệ cao, đào tạo nguồn nhân lực phải theo sát các mục tiêu phát triển.

Trong đào tạo nguồn nhân lực cần chú ý đến đào tạo kĩ năng và phẩm chất của người lao động, cần huy động sự tham gia của các nguồn lực trong và ngoài nước vào công tác đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.Tiến hành phân luồng định hướng và đảm bảo số lượng lao động tương ứng trong cơ cấu nguồn lao động

Việc ứng dụng các công nghệ cao trong nông nghiệp đòi hỏi lao động phải có trình độ kỹ thuật và khả năng tiếp thu những kiến thức mới cũng như tham gia lao động nông nghiệp thường xuyên. Do đó, khi xây dựng các vùng nông nghiệp UDCNC trên địa bản tinh , cần chú ý đến việc tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho người dân nhằm giúp người dẫn cập nhật kỹ thuật mới trong sản xuất. Ít nhất trong mỗi tổ chức hợp tác (Hợp tác xã , câu lạc bộ , tổ hợp tác) phải có từ 1-3 cán bộ chuyên trách về kỹ thuật tùy theo quy mô tổ chức hoặc trên 50 % số lao động đã qua đào tạo , tập huấn kỹ thuật .

Cần phải làm tốt khâu định hướng cho các em trong việc lựa chọn nghề nghiệp phù hợp và đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay. Một nhân tố cần phải chú ý là các nông dân, nông hộ trực tiếp tham gia vào sản xuất nông sản. Do đó, đào tạo nguồn nhân lực NNCNC cần gắn với thị trường lao động và đào tạo nghề. Và đào tạo nghề cho người dân là một hướng đi cần thiết, vì người nông dân vừa là người lao động nhưng cũng là những chuyên gia trên đồng ruộng.

Đồng thời cần có những giải pháp cụ thể để thu hút lực lượng lao động trẻ tham gia vào hoạt động sản xuất này , vì đó mới là lực lượng lao động có khả năng tiếp thu và phát huy tốt nhất trong việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH NGHỆ AN

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH hỗ TRỢ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO của TỈNH NGHỆ AN (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)