Công cụ giải quyết vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH của CÔNG TY cổ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU hóa CHẤT và THIẾT bị KIM NGƯU (Trang 25)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

1.4.2. Công cụ giải quyết vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh

1.4.2.1. Công cụ pháp luật

Nhà nước quản lý nền kinh tế bằng công cụ luật pháp. Một hệ thống pháp luật đồng bộ, tiến bộ và tiên tiến sẽ giống như công cụ hữu hiệu thực hiện các mục tiêu đã đặt ra trước đó. Không một cá nhân hay tổ chức nào có thể hành động theo cảm tính mà gây ảnh hưởng đến lợi ích chung của quốc gia. Ngoài việc tạo lập một “sân chơi” bình đẳng cho các thành phần kinh tế, pháp luật còn là công cụ để điều chỉnh, hạn chế những mặt trái của kinh tế thị trường, bảo đảm sự phát triển hài hòa, cân đối của nền kinh tế quốc dân, gắn phát triển kinh tế với các vấn đề xã hội.

Việc áp dụng công cụ pháp luật để nâng cao hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, luật pháp đã tạo ra một hành lang pháp lý cho các chủ thể kinh tế hoạt động trong an toàn và trật tự. Trước hết, doanh nghiệp cần tuân thủ và làm theo pháp luật để có thể tồn tại lâu dài. Hiện nay, không ít doanh nghiệp lợi dụng sự thiếu hiểu biết về pháp luật của người lao động mà có những hành vi chi trả lương, thưởng, tăng ca, chế độ nghỉ ngơi không đúng với quy định của pháp luật. Hoặc một số trường hợp khác chủ doanh nghiệp không biết được các quyền lợi và nghĩa vụ

18

được hưởng của doanh nghiệp, từ đó không phát triển được những giá trị của bản thân, cống hiến hết mình cho doanh nghiệp. Nhiều trường hợp chủ doanh nghiệp rơi vào trạng thái vi phạm pháp luật mà không hề hay biết, ảnh hướng đến quá trình kinh doanh và hoạt động kinh doanh. Sau khi đảm bảo thực hiện theo pháp luật, để có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh thì các doanh nghiệp cần tận dụng chính sự tác động của công cụ pháp luật để có thể tính toán chặt chẽ những điều kiện khách quan và hiệu quả kinh tế, tận dụng những lợi thế mà công cụ này tạo ra để xây dựng được mục tiêu phát triển cho doanh nghiệp mình. Ngoài ra thì việc kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật trong doanh nghiệp là vô cùng quan trọng để tránh mắc phải những sai lầm không thể sửa chữa, ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

1.4.2.2. Công cụ kế hoạch

Kế hoạch hóa là công cụ chủ yếu trong quản lý kinh tế. Kế hoạch hoá chủ yếu là những thông tin và chỉ tiêu hướng dẫn để các doanh nghiệp có một cách nhìn dài hạn về nền kinh tế. Kế hoạch hoá thúc đẩy nhanh chóng quá trình phân công lao động, tạo điều kiện vật chất cho sự vận động của thị trường, tạo điều kiện để cung cầu gặp nhau. Vậy nên, việc áp dụng công cụ kế hoạch hóa sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Trong nền kinh tế thị trường cần phân biệt hai kế hoạch: Kế hoạch kinh tế – xã hội (vĩ mô) và kế hoạch kinh doanh (vi mô). Trong phạm vi doanh nghiệp, kế hoạch sản xuất kinh doanh được áp dụng phổ biến nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Cụ thể, kế hoạch sản xuất kinh doanh là kế hoạch hành động, kế hoạch làm ăn, mua bán do các doanh nghiệp xây dựng và quyết định dựa theo kế hoạch Nhà nước và thị trường. Kế hoạch này phải đạt mục tiêu vừa thoả mãn nhu cầu xã hội vừa thu lợi nhuận tối đa.

Để công cụ kế hoạch tạo ra hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp thì các nhà quản trị cần xây dựng những kế hoạch sản xuất kinh doanh gắn chặt với thị trường, coi thị trường là mệnh lệnh đối tượng của kế hoạch.Mối quan hệ giữa kế hoạch và thị trường là mối liên hệ giữa chủ quan và khách quan. Vì vậy kế hoạch chỉ phù hợp với hiện thực phát triển kinh tế khi vận dụng đúng đắn tổng hợp các quy luật khách quan trong quá trình xây dựng chúng.

1.4.2.3. Chính sách tài chính

Chính sách tài chính chủ yếu thể hiện ở hai nội dung thu và chi tiêu của Chính phủ, từ đó tác động vào tổng cung và tổng cầu, sản lượng, giá cả và việc làm.

Khi Nhà nước tăng các khoản đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cấp phát cho sự nghiệp hoạt động kinh tế, chi cho các hoạt động thông tin dự báo, tạo môi trường hoạt động thuận lợi cho các doanh nghiệp, đẩy mạnh sản xuất hàng hoá công cộng, tăng đơn đặt hàng

19

mua và những khoản chi khác. Như vậy sẽ làm tăng tổng cầu, qua đó tác động kích thích làm tăng tổng cung, do đó giải quyết được vấn đề suy thoái và thất nghiệp, từ đó giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Về vấn đề đầu tư và thuế, trong điều kiện hiện nay, khi việc giao lưu kinh tế ngày càng mở rộng trên phạm vi toàn thế giới thì phương hướng chung để sửa đổi hoàn thiện chính sách thuế là mở rộng diện tích đánh thuế và hạ bớt mức thuế, thu hẹp độ chênh lệch giữa các mức thuế. Việc làm này sẽ kích thích tiêu dùng và khuyến khích các doanh nghiệp phát triển sản xuất và kinh doanh sản phẩm, hàng hoá dịch vụ thiết yếu nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Đồng thời, động viên các doanh nghiệp đầu tư vốn vào các dự án để mở rộng và phát triển sản xuất, động viên các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh cả ở những vùng có điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội không thuận lợi. Như vậy sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển, tạo điều kiện giải quyết việc làm trong nước. Qua việc giảm thuế, lợi nhuận doanh nghiệp tăng dẫn đến hiệu quả kinh doanh tăng.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CP XNK HÓA CHẤT VÀ THIẾT BỊ KIM NGƯU

2.1. Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Hóa chất và Thiết bị Kim Ngưu Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Hóa chất và Thiết bị Kim Ngưu

2.1.1. Tổng quan tình hình hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Hóa chất và Thiết bị Kim Ngưu giai đoạn 2018 – 6 tháng đầu năm 2021 khẩu Hóa chất và Thiết bị Kim Ngưu giai đoạn 2018 – 6 tháng đầu năm 2021

Mỗi một doanh nghiệp khi kinh doanh trên thị trường đều có những chiến lược và chính sách riêng nhằm phù hợp với quy mô, điều kiện phát triển của từng ngành nghề. Để xây dựng chiến lược kinh doanh một cách có hiệu quả, doanh nghiệp dựa vào các chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh để đưa ra các chính sách kinh doanh đúng đắn. Dưới đây là kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Hóa chất và Thiết bị Kim Ngưu giai đoạn 2018 đến 6 tháng đầu năm 2021.

20

Bảng 2.1. Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Hóa chất và Thiết bị Kim Ngưu qua giai đoạn 2018 –2021

Đơn vị: Triệu đồng

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán

Về doanh thu:

Doanh thu bán hàng của Công ty Cổ phần XNK Hóa chất và Thiết bị Kim Ngưu có xu hướng tăng trong giai đoạn 2018 – 2020. Năm 2019 tăng 110.182 triệu đồng, tương ứng tăng 17,6% so với năm 2018. Đến năm 2020, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng lên 36.466 triệu đồng, tương ứng tăng lên 4,9% so với năm 2019. Có thể thấy, trong 3 năm này, doanh thu của công ty tăng lên khá nhanh và đều, nhất là năm 2019 tăng đến 110.182 triệu đồng là một mức tăng trưởng khá mạnh và ấn tượng, cho thấy công ty đang trong giai đoạn mở rộng quy mô phát triển. Sang đến năm 2020, con số này không tăng quá nhiều nhưng cũng đạt mức doanh thu có hiệu quả, cho thấy hoạt động bán hàng của Công ty dần trở nên ổn định và đi vào khuôn khổ, các biện pháp cho quản trị bán hàng vẫn đạt hiệu quả sử dụng. Tuy nhiên, nếu muốn đột phá trong doanh thu, Kim Ngưu cần phải cố gắng hơn nữa để tạo điểm mới, đột phá trong hoạt động bán hàng để tránh bị thay thế hay đứng yên tại chỗ. Nhình vào doanh thu trong 3 năm 2018 – 2020, có thể thấy công ty đã lỗ lực thay

Chỉ tiêu Thực hiện Năm 6T/2021 2020 2019 2018 Doanh thu 278.826 771.130 734.664 624.482 Giá vốn 235.725 672.032 637.466 533.987 Tổng chi phí 36.196 94.026 93.775 77.788 Lợi nhuận 283 3.087 3.010 2.131

21

đổi hình thức cũng như cách thức bán hàng sao cho phù hợp, kinh doanh có hiệu quả, tối đa hóa doanh thu.

Tuy nhiên, sang đến 6 tháng đầu năm 2021, tình hình doanh thu đạt kết quả không khả quan, giảm sút đáng kể so với 6 tháng đầu năm 2020. Cụ thể, doanh thu 6 tháng đầu năm 2021 chỉ đạt 278.826 triệu đồng, giảm 86.936 triệu đồng so với 6 tháng năm 2020, tương ứng giảm 23,8% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chính dẫn đến doanh thu giảm mạnh như vậy là do tình hình dịch Covid 19 diễn biến căng thẳng, giãn cách xã hội làm ngưng trệ nhiều hoạt động kinh doanh gặp, giảm sút doanh thu là tình trạng chung của nhiều doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi công ty phải có những biện pháp tăng thu, tiết giảm chi phí kịp thời để điều chỉnh tình hình doanh thu cho 6 tháng cuối năm 2021.

Về lợi nhuận:

Ngoài doanh thu, lợi nhuận cũng là chỉ tiêu đánh giá mức độ hiệu quả của hoạt động bán hàng và là mục đích cuối cùng của công ty. Trên thực tế, nhìn vào kết quả kinh doanh của Công ty Kim Ngưu, ta thấy lợi nhuận trong giai đoạn 2018 – 2020 có xu hướng tăng. Đối với lợi nhuận gộp về bán hàng, cung cấp dịch vụ và lợi nhuận thuần thuần từ hoạt động kinh doanh đều tăng Tuy nhiên thì con số đó chưa đủ để tăng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Cụ thể, năm 2019 là một năm khá thành công khi Kim Ngưu làm cho lợi nhuận sau thuế của Công ty tăng lên 879 triệu đồng, tăng tương ứng 41,2% so với năm 2018. Chỉ tiêu lợi nhuận 2019 đạt được là khá cao so với kế hoạch đề ra là tăng lợi nhuận 10% - 15%/năm. Tuy nhiên, sang đến năm 2020 thì lợi nhuận sau thuế chỉ tăng hơn 77 triệu VND, tương đương tăng 2,5% so với năm 2019. Mức lợi nhuận này được đánh giá là khá thấp so với kế hoạch đề ra là tăng lợi nhuận 10% đến 15% mỗi năm. Vấn đề này đòi hỏi công ty cần phải tăng cường nhiều biện pháp quản trị bán hàng để tăng doanh thu, giảm chi phí liên quan đến hoạt động bán hàng và một vài chi phí khác nữa để đạt được lợi nhuận cao hơn.

Lợi nhuận của Kim Ngưu lại tiếp tục giảm vào 6 tháng đầu năm 2021 thậm chí có xu hướng giảm mạnh. Lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2021 của công ty giảm 1.430 triệu đồng, tương ứng giảm 83,5% so với 6 tháng đầu năm 2020. Sở dĩ lợi nhuận giảm mạnh như vậy là do doanh thu giảm vì tình hình dịch bệnh Covid kéo dài, công ty còn gặp khó khăn trong công tác duy trì hoạt động kinh doanh, vận hành doanh nghiệp trong giai đoạn này.

Theo góc độ cá nhân thì em thấy rằng: Trong những năm gần đây, hoạt động của Công ty CP XNK Hóa chất và Thiết bị Kim Ngưu làm ăn luôn có lãi. Tuy nhiên thì chi phí bỏ ra cho vốn bán hàng mỗi năm là rất lớn dẫn tới lợi nhuận thu về ít ỏi mặc dù doanh thu công ty rất khả quan. Hơn nữa tình hình dịch bệnh khó khăn làm cho doanh thu lợi nhuận giảm

22

đi đáng kể. Thậm chí nếu không có biện pháp kịp thời, công ty có thể rơi vào hoàn cảnh làm ăn thua lỗ, không thể tồn tại trong giai đoạn này. Vấn đề này đòi hỏi công ty cần phải tăng cường nhiều biện pháp quản trị bán hàng để tăng doanh thu, giảm chi phí liên quan đến hoạt động bán hàng và một vài chi phí khác nữa để đạt được lợi nhuận, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Hóa chất và Thiết bị Kim Ngưu nhập khẩu Hóa chất và Thiết bị Kim Ngưu

Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Hóa chất và Thiết bị Kim Ngưu chịu nhiều các nhân tố ảnh hưởng nói chung nhưng chịu ảnh hưởng nhiều nhất là các nhân tố bên trong doanh nghiệp và bên ngoài doanh nghiệp.

2.1.2.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

- Bộ máy quản trị của Công ty

Bộ máy quản trị của Công ty CP XNK Hóa chất và Thiết bị Kim Ngưu đã và đang thực hiện các nhiệm vụ cụ thể như: Xây dựng chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp, xây dựng các kế hoạch kinh doanh, các phương án kinh doanh và kế hoạch hóa các hoạt động của doanh nghiệp. Nhìn chung thì bộ máy quản trị của công ty đang vận hành khá tốt, có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả kinh doanh của công ty.

- Nguồn nhân lực của Công ty

Lao động là một trong các yếu tố đầu vào quan trọng, nó tham gia vào mọi hoạt động, mọi giai đoạn, mọi quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trình độ, năng lực và tinh thần trách nghiệm của người lao động tác động trực tiếp đến tất cả các giai đoạn, các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả kinh doanh nói riêng, tác động trực tiếp đến năng suất, chất lượng sản phẩm, tác động tới tốc độ tiêu thụ sản phẩm do đó nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Lực lượng lao động của công ty giao động khoảng từ 400 – 408 nhân viên trong giai đoạn 2018 – 2020. Số lượng lao động thực hiện hoạt động kinh doanh trong công ty là khá nhiều. Tuy nhiên, sang năm 2021, do tình hình dịch bệnh phức tạp nên công ty đã có những biện pháp để cắt giảm bớt nhân sự nhằm tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Tổng số nhân sự của công ty với hơn 80 cử nhân kinh tế, hơn 80 kỹ sư sinh hóa môi trường, hơn 15 cử nhân điện, điện tử, 120 đội vận tải và sản xuất, hơn 45 nhân viên hành chính và 68 nhân viên hỗ trợ. Đây là đội ngũ nhân sự hùng mạnh, đều là thạc sĩ, kỹ sư và cử nhân từ các trường đại học lớn trên cả nước như Đại học Ngoại Thương, Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Kinh tế quốc dân với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hóa chất và thiết bị.

23

Nhìn chung thì số lượng và chất lượng lao động của Kim Ngưu khá tốt, có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển và hiệu quả kinh doanh của công ty.

- Tình hình tài chính của Công ty

Khả năng tài chính của doanh nghiệp là yếu tố hàng đầu đảm bảo cho các hoạt động kinh doanh diễn ra một cách liên tục. Khả năng tài chính của công ty vững mạnh thì công ty có thể chủ động hơn trong các hoạt động sản xuất, quảng bá sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh với các đối thủ. Tài sản ngắn hạn của công ty ngoài tiền và các khoản tương đương tiền thì phần lớn phải phân bổ ở các khoản phải thu ngắn hạn như: phải thu khách hàng, trả trước cho người bán ngắn hạn và dự phòng khoản thu khó đòi. Ngoài ra thì chi phí cho hàng tồn kho và dự phòng giảm giá hàng tồn kho cũng chiếm khoảng 40% - 50% tổng tài sản ngắn hạn. Hàng tồn kho chiếm phần lớn và còn không ngừng tăng lên phản ánh doanh nghiệp chưa sử dụng phương thức quản trị bán hàng phù hợp.

Các khoản phải thu tăng trong giai đoạn 2018 – 2020 cho thấy phương thức thanh toán của doanh nghiệp là chưa hợp lý. Điều này tác động tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh của công ty. Với mục đích tiêu thụ hàng hóa trong điều kiện cạnh tranh gay gắt thì công ty

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH của CÔNG TY cổ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU hóa CHẤT và THIẾT bị KIM NGƯU (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)