Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH THĂNG LONG.DOC (Trang 41 - 43)

Ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn chi tiết cách thức tiến hành trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để đưa quỹ dự phòng rủi ro thực sự đi vào vận hành trong công tác phòng chống rủi ro tại các NHTM.

Không cho các doanh nghiệp mở tài khoản giao dịch và vay vốn tại Ngân hàng khác khi đang có nợ quá hạn tại một Ngân hàng để ngăn ngừa tình trạng chây ỳ trong quá trình hoàn trả nợ hay đáo nợ.

Đề nghị với NHNN VN khi ban hành văn bản nên cụ thể, chi tiết để các tổ chức tín dụng dễ thực hiện. Tránh tình trạng như ban hành quyết định số 493 vừa qua có quá nhiều nội dung chưa cụ thể, khó thực hiện, các địa phương phải hỏi nhiều.

3.4.3. Kiến nghị với Ngân hàng

Ngân hàngVPBank là một NHTM ngoài quốc doanh của Việt Nam. Để tạo điều kiện cho Ngân hàng thực hiện tốt công tác nhằm hạn chế rủi ro tín dụng thì

- Từng bước tiêu chuẩn hóa cán bộ Ngân hàng trước hết là cán bộ tín dụng và cán bộ lãnh đạo điều hành trực tiếp các chi nhánh.

- Cán bộ tín dụng và các cán bộ lãnh đạo cũng có tư duy mới, nâng cao năng lực của mình để điều hành Ngân hàng được tốt hơn.

- Thực hiện hoàn thiện qui chế quản lý rủi ro: Chú trọng việc phân tích nợ vay, nợ quá hạn, tài chính của khách hàng.

Nâng cao chất lượng của hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro gồm: Thu nhập đầy đủ thông tin pháp lý, dư nợ của toàn khách hàng, khai thác các nguồn tin về kinh tế, thương mại khác phục vụ cho công tác thẩm định dự án.

Xây dựng hệ thống đo lường rủi ro tín dụng của trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro.

- Ngân hàng cần qui định chính sách cụ thể đối với người vay trong trường hợp có biến động lãi xuất để hạn chế rủi ro.

Lãi suất biến động sẽ kéo theo sự biến động về nhu cầu vay vốn. Nếu lãi suất cho vay tăng thì nhu cầu vay vốn giảm và ngược lại. Do vậy Ngân hàng cần thiết phải có qui định chính sách cụ thể đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của người đi vay khi lãi suất có biến động

Đồng thời, Ngân hàng cần chủ động phối hợp với Học viện Ngân hàng, Đại học Kinh tế Quốc dân và các cơ quan nghiên cứu, đào tạo khác, lập chương trình kế hoạch và đầu tư thích đáng để tăng cường đào tạo một cách toàn diện cho đội ngũ cán bộ trong hệ thống. Ngoài ra, cần có chính sách đãi ngộ hợp lý đối với đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng như trang bị phương tiện làm việc, qui định phụ cấp trách nhiệm trong lương, chế độ công tác phí...

Thực hiện tốt những biện pháp trên, Ngân hàng VPBank sẽ xây dựng được đội ngũ cán bộ vững vàng về nghiệp vụ, tâm huyết với nghề nghiệp, tạo điều kiện nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh, tín dụng.

- Phải có kế hoạch giao chỉ tiêu và phân công cụ thể đến từng đơn vị cá nhân, kiên quyết thu hồi nợ sau khi xử lý rủi ro, vấn đề này phải được đưa vào kế hoạch hàng năm.

- Đối với những khoản nợ thuộc nguồn vốn dự án đã chuyển sang nợ vay bằng nguồn vốn kinh doanh thông thường thì quỹ rủi ro đã trích của dự án được bù trừ sau khi tính toán số rủi ro phải trích theo quy định đối với khoản vay thông thường.

KẾT LUẬN

Cùng với sự phát triển của đất nước hệ thống Ngân hàng Thương mại nói chung, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long cũng từng bước đổi mới nhằm thích nghi và đóng góp tích cực cho sự đổi mới của đất nước. Kết quả đó được thể hiện qua quy mô và mức độ tăng trưởng của Ngân hàng trong hoạt động kinh doanh ngày càng lớn mạnh và đa dạng.

Trong quá trình kinh doanh không tránh khỏi rủi ro, thất thoát, không tránh khỏi những yếu kém tồn tại. Việc nâng cao hiệu quả và chất lượng trong hoạt động kinh doanh tín dụng để phòng ngừa và hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro trong kinh doanh của NHTM là một đòi hỏi thực tế rất bức xúc, là một bài toán rất khó đặt ra cho các nhà quản trị kinh doanh Ngân hàng phải giải quyết. Nó càng cấp thiết hơn trong nền kinh tế đất nước ta đang từng bước đổi mới theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa.

Việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong kinh doanh tín dụng là nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài của NHTM. Muốn vậy đòi hỏi NHTM phải thực hiện đổi mới nhằm tăng cường năng lực hoạt động, tăng cường năng lực tài chính, phải có bước phát triển bền vững để đáp ứng và thích nghi với sự chuyển biến tích cực của nền kinh tế, nhằm hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới. Để ngành Ngân hàng đạt được những mục tiêu trên phải có sự quan tâm của Nhà nước bằng cơ chế chính sách, pháp luật, phải có sự phối hợp của các ngành, cơ quan hữu quan và cả sự thực hiện của Ngân hàng.

Tóm lại: Hoạt động của các NHTM có một vai trò quan trọng trong quá trình đổi mới, phát triển kinh tế xã hội đất nước nói chung và của thủ đô Hà Nội nói riêng.

Do điều kiện thời gian và trình độ lý luận cũng như thực tế có hạn nên bản luận văn của em không tránh khỏi những khiếm khuyết. Kính mong được thầy, cô giáo thông cảm, tạo điều kiện giúp đỡ.

Em xin chân thành cảm ơn!

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH THĂNG LONG.DOC (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w