Chương 6 Bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu phanh tay

Một phần của tài liệu Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 49 - 52)

- Nhược điểm:

Chương 6 Bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu phanh tay

Mục tiêu

- Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ của cơ cấu phanh tay

- Giải thích được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cơ cấu phanh tay

- Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, bảo dưỡng sửa chữa được cơ cấu phanh tay đúng yêu cầu kỹ thuật

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô - Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

6.1 Cấu tạo chung.

* Ưu điểm: Kết cấu đơn giản, chăm sóc, sửa chữa dễ dàng.

* Nhược điểm: Mô men phanh nhỏ nên chỉ áp dụng cho ôtô du lịch, phanh

tay, cho máy kéo có vận tốc nhỏ.

Phanh tay được dùng để dừng xe (đỗ xe) trên đường dốc hoặc đường bằng. Nói chung hệ thống phanh này được sử dụng trong trường hợp ôtô đứng yên không di chuyển trên các loại đường khác nhau.

Về cấu tạo phanh tay cũng bao gồm hai bộ phận chính đó là cơ cấu phanh và dẫn động phanh.

- Cơ cấu phanh có thể bố trí kết hợp với cơ cấu phanh của các bánh xe phía sau hoặc bố trí trên trục ra của hộp số.

- Dẫn động phanh của hệ thống phanh tay hầu hết là dẫn động cơ khí được bố trí và hoạt động độc lập với dẫn động phanh chính và được điều khiển bằng tay, vì vậy mà gọi là phanh tay.

135

Hình 6.1. Cấu tạo chung của hệ thống phanh tay.

6.1.1 Phanh tay (phanh đỗ) bố trí trên trục ra của hộp số (Loại cần điều khiển trực tiếp trên hộp số). khiển trực tiếp trên hộp số).

a. Cấu tạo.

Trên vỏ của hộp số có bắt mâm phanh cố định 17 mà trên đó lắp chốt guốc phanh 7 và trục cam ép 16. Hai guốc phanh được lắp trên chốt cố định và được điều khiển bằng cam phanh. Trên mặt bích của trục thứ cấp hộp số có lắp trống phanh 2 (bích này được ghép với mặt bích của trục các đăng).

Phần dẫn động bao gồm cần phanh tay 29, cơ cấu hãm bao gồm tay điều khiển 30, thanh kéo 28 và cóc hãm 27. Cần phanh tay 29 được quay quanh một chốt bản lề cố định và đầu dưới liên kết với thanh kéo 19 và đòn quay 18. Một đầu của đòn quay 18 được lắp cố định với đầu trục cam ép 16.

b. Hoạt động.

* Khi kéo phanh:

Khi kéo cần phanh 29 về phía sau thông qua các khâu khớp dẫn động làm đòn quay 18 dẫn động cam ép quay một góc. Cam ép, ép lên hai đầu của hai guốc phanh làm hai guốc phanh bung ra ôm sát vào trống phanh, làm trống phanh cố định.

Do trống phanh lắp cố định với trục các đăng nên toàn bộ trục các đăng, truyền lực chính, bán trục và các bánh xe cũng được hãm cứng.

136

Hình 6.2. Cấu tạo phanh tay bố trí trên trục ra của hộp số. * Khi nhả phanh:

Bóp tay điều khiển 30 để nhả cóc hãm và đẩy cần phanh 29 trở về vị trí ban đầu, lúc đó cam ép trở về vị trí trung gian, các guốc phanh được lò xo co lại tạo khe hở giữa má phanh và trống phanh, trống phanh được quay tự do.

* Phanh tay bố trí trên trục ra của hộp số (điều kiển bằng dây cáp) - Cấu tạo và hoạt động :

137

Hình 6.3. Phanh tay bố trí trên trục ra của hộp số. 1. Lò xo hồi guốc 2. Lò xo hồi guốc 3. tấm đệm má phanh 4. Lò xo kéo 5. Lò xo điều chỉnh 6. Chốt giữ lò xo 7. Đế tựa lò xo 8. Chốt giữ lò xo 9. Đế tựa lò xo

Một phần của tài liệu Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)