TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN CUỐI KỲ Đề tài CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH LÀM TỪ THIỆN CỦA NGƯỜI DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 41 - 64)

Ai Cập 33 9 SEM Thái độ (-) Tôn giáo (+) Giới tính (-) Định mức chủ quan (+) Kiểm soát hành vi được nhận thức (+) 8 Mittelm an và Rojas- Méndez (2018) Canada 2 0 2

Hồi quy bội phân

cấp Thái độđối với sự đóng góp(+) Thái độ đối với việc giúp đỡ người khác (+) Thái độ đối với các tổ chức từ thiện(-) Định mức chủ quan(-) Chuẩn mực đạo đức (+) Hành vi trong quá khứ (+) Kiểm soát hành

vi nhận thức(+)T 9 Konrath và Handy (2017) Hoa Kỳ 75 3 EFA CFA Đồng cảm và các hành vi vì xã hội (+) Động cơ tình nguyện và động cơ quyên góp (+) 10 Wang và cộng sự (2019) China 6 3 2 CFA Quy định nội bộ (+) Quy định tích hợp (+) Ảnh hưởng theo ngữ cảnh (-) Kích thước mạng tham chiếu (+) Sự tương tác xã hội (+) Nghĩa vụ đạo đức (+) Nhà tài trợ được công nhận hiệu quả (+) Đối mặt

với mối quan tâm (-) Ý nghĩa của giá trị bản thân (+)

Bảng 1: Bảng tóm tắt các nghiên cứu có liên quan

Nguồn: Nhóm tổng hợp

Theo như bảng tóm tắt, nhóm nhận thấy được các yếu tố ảnh hưởng đến ý định làm từ thiện có phần giống nhau giữa các nghiên cứu. Một vài các yếu tố xuất hiện nhiều lần như Thái độ, định mức chủ quan, Chuẩn mực đạo đức và các yếu tố nhân khẩu học như tuổi tác, giới tính, thu nhập,….Hầu hết các nghiên cứu đều sử dụng mô hình nghiên lý thuyết hânhf vi có kế hoạch làm cơ sở cho nghiên cứu của mình và thực hiện nghiên cứu với cỡ mẫu không quá lớn nhưng các cỡ mẫu đều trên 200 người. Dựa vào sự phổ biến của lý thuyết hành vi có kế hoạch trong nghiên cứu ý định của con người và dựa vào số lượng cỡ mẫu có thể tin tưởng nên nhóm lựa chọn những nghiên cứu này để làm tài liệu cho bài nghiên cứu “Nghiên cứu những yếu tố tác động đến ý định làm từ thiện của người dân Thành phố Hồ Chí Minh”.

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu của đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp bao gồm phương pháp định tính và phương pháp định lượng.

Quy trình nghiên cứu thể hiện như sau:

Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu

Nguồn: Nhóm đề xuất

Nghiên cứu này được thực hiện qua hai giai đoạn: nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp định tính, nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng.

2.2. Nghiên cứu định tính (nghiên cứu sơ bộ)

Nghiên cứu định tính là tiến hành thu thập, lấy số liệu về các biến thông qua việc phỏng vấn sâu trực tiếp với các chuyên gia có uy tín nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng nào ảnh hưởng và ảnh hưởng như thế nào đến ý định từ thiện của người dân thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể là chia thành các bước sau:

Bước 1: Thực hiện phỏng vấn đối với các đối tượng là những người có nhiều năm làm từ thiện ở thành phố Hồ Chí Minh

Buổi thảo luận được diễn ra với những câu hỏi thảo luận đã được phân theo một dàn bài từ trước, các câu hỏi đều mang tính chất chung là câu hỏi mở để gợi ý, dẫn dắt mà không mất đi ý chính để khai thác góc nhìn từ các chuyên gia khi họ đã phân tích, khái quát, thảo luận ở những góc nhìn khác nhau từ đó đưa ra được những nhận định về các yếu tố và các yếu tố đó đã tác động như thế nào đến ý định làm từ thiện của người dân thành phố Hồ Chí Minh.

Bước 2: Thống nhất mô hình đề xuất

Tác giả sẽ tiến hành khảo sát ý kiến từng thành viên nhóm thảo luận để xác định lại 6 yếu tố đưa ra và từng yếu tố có ảnh hưởng đến ý định làm từ thiện của người dân thành phố Hồ Chí Minh như thế nào. Cần điều chỉnh, bổ sung hay loại bỏ yếu tố nào không để có tỉ lệ đánh giá chính xác xảy ra cao nhất về ý định làm từ thiện của người dân thành phố Hồ Chí Minh. Từ các ý kiến thăm dò tác giả sẽ tiến hành tổng hợp, phân tích, nếu thấy cần thiết sẽ thực hiện thay đổi, bổ sung sau đó thống nhất lại tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến ý định làm từ thiện, hình thành lại mô hình nghiên cứu của đề tài.

Bước 3: Thảo luận thống nhất thang đo

Khi đã hoàn chỉnh được mô hình đề xuất, tác giả tiếp tục thu thập phân tích thông tin để xây dựng thang đo phù hợp với hoàn cảnh sau khi đã đưa ra những gợi ý để phân tích tổng hợp điều chỉnh từ các nhóm. Dựa theo kết quả thảo luận nhóm, tác giả tiếp tục thực hiện điều chỉnh đánh giá các yếu tố phù hợp, tiến hành tổng hợp hoàn chỉnh tất cả các yếu tố hợp lý xây dựng thang đo.

Kết quả nghiên cứu định tính

Kết quả quá trình thảo luận với những người làm từ thiện nhiều năm ở thành phố Hồ Chí Minh cho thấy được tính thống nhất về mô hình nghiên cứu khá cao, với thang đo gồm sáu yếu tố tác động đến ý định làm từ thiện của người dân thành phố Hồ Chí Minh.

Qua quá trình nghiên cứu định tính đã xem xét và thống nhất tác giả thấy không khác gì với mô hình nghiên cứu lý thuyết đã đề ra từ ban đầu, gồm 6 yếu tố gây ảnh hưởng đến

ý định làm từ thiện của người dân thành phố Hồ Chí Minh, từ đó hiệu chỉnh được thang đo như sau:

Thang đo Ý định làm từ thiện

Mã hóa Thang đo Nguồn gốc

PT1 Nâng cao hình ảnh và danh tiếng của mình Chuyên gia

PT2 Có dư khả năng về tài chính

PT3 Lòng nhân ái muốn giúp đỡ mọi người

PT4 Cảm thấy hạnh phúc khi giúp đỡ được người khác

PT5 Từ thiện theo số đông

PT6 Để mọi người đánh giá mình là người tốt

Thang đo Hình ảnh và danh tiếng

hóa Thang đo Nguồngốc

HD1 Bạn quyên góp từ thiện để được nhiều người biết đến. Chuyên gia

HD2 Bạn quyên góp từ thiện để thể hiện mình giàu có.

HD3 Bạn quyên góp từ thiện để thể hiện mình là người có lòng nhân ái.

HD4 Bạn quyên góp từ thiện để nhận được sự ca ngợi từ mọi người.

Thang đo Thu nhập

hóa Thang đo gốc Thang đo điềuchỉnh Nguồn gốc

MD1 Tình hình kinh tế gia đình bạn ổn

định. Jennifer và cộng sự (2011)

của mình lớn hơn chi tiêu.

MD3 Bạn có tiền để dành.

Thang đo Thái độ

hóa Thang đo gốc Thang đo điều chỉnh Nguồn gốc

TD1 Mọi người sẵn sàng giúp đỡ những người kém may mắn hơn Bạn sẵn sàng giúp đỡ những người kém may mắn hơn Mittelman & Rojas-Méndez (2018) Phỏng vấn chuyên gia

TD2 Mọi người nên quan tâm hơn đến những người khó khăn trong xã hội

Bạn muốn giúp đỡ nhiều người gặp khó khăn hơn

TD3 Số tiền quyên góp cho các tổ chức được sử dụng cho mục đích tốt

Các tổ chức từ thiện sử dụng tiền quyên góp đúng

mục đích Jenifer và các cộng sự (2011)

Phỏng vấn chuyên gia

TD4 Hoạt động từ thiện được sắp xếp hợp lý với mục đích rõ ràng khiến bạn tin tưởng và nhận được sự hỗ trợ của bạn

Hoạt động từ thiện có mục đích rõ ràng khiến bạn tin tưởng thì sẽ nhận được sự đóng góp của bạn

TD5 Bạn quyên góp hoặc tình nguyện đề cập đến đối tượng phục vụ của hoạt động từ thiện

Bạn quan tâm đến đối tượng phục vụ của hoạt động từ thiện

Phỏng vấn chuyên gia

Thang đo Chuẩn mực đạo đức

DT1 Bạn cho rằng từ thiện là một hoạt động đầy ý nghĩa để giúp đỡ những người gặp khó khăn.

Bạn cho rằng từ thiện là một hoạt động đầy ý nghĩa để giúp đỡ những người gặp khó khăn. Jennifer và các cộng sự (2011) Phỏng vấn chuyên gia

DT2 Bạn cho rằng hoạt động từ thiện hữu ích để giảm bớt một số vấn đề xã hội (ví dụ: chăm sóc sức khỏe và giáo dục)

Bạn cho rằng hoạt động từ thiện hữu ích để giảm bớt một số vấn đề xã hội (ví dụ: chăm sóc sức khỏe và giáo dục)

DT3 Bạn cho rằng hoạt động từ thiện đóng một vai trò quan trọng đối với phúc lợi công cộng.

Bạn cho rằng hoạt động từ thiện đóng một vai trò quan trọng đối với phúc lợi công cộng.

DT4 Bạn nghĩ rằng quyên góp hoặc tình nguyện giúp bạn giúp đỡ những người cần.

Bạn nghĩ rằng quyên góp hoặc tình nguyện giúp đỡ những người cần.

DT5 Đóng góp hoặc tham gia vào các hoạt động tình nguyện làm cho bạn cảm thấy xã hội ấm áp tình người.

Đóng góp hoặc tham gia vào các hoạt động tình nguyện làm cho bạn cảm thấy xã hội ấm áp tình người.

Thang đo Lợi ích tâm lí

hóa Thang đo gốc Thang đo điều chỉnh Nguồngốc

AD1 Bạn cảm thấy vui vẻ khi

giúp đỡ người khác. Bạn cảm thấy hạnh phúc khi giúp đỡ người khác. Chuyêngia

AD2 Bạn cảm thấy có lỗi nếu không giúp đỡ những cần sự giúp đỡ

Bạn cảm thấy có lỗi nếu không giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.

AD3 Bạn giúp đỡ người khác vì

tin rằng “cho đi là nhận lại” Bạn tin rằng “cho đi là nhận lại”

hóa Thang đo gốc Thang đo điều chỉnh Nguồngốc

ND1 Bạn quyên góp hoặc tham gia vào các hoạt động tình nguyện vì bạn tìm thấy đồng nghiệp của mình và bạn bè cũng quyên góp hoặc tham gia các hoạt động tình nguyện và bạn không thể từ chối lời mời

Bạn quyên góp hoặc tham gia vào các hoạt động tình nguyện vì bạn nhìn thấy đồng nghiệp của mình và bạn bè cũng quyên góp hoặc tham gia các hoạt động tình nguyện và bạn không thể từ chối lời mời.

Jennifer và các cộng sự (2011) Phỏng vấn chuyên gia ND2 Bạn quyên góp vì bạn thấy có nhiều tiền trong thùng quyên góp.

Bạn quyên góp vì bạn thấy có nhiều tiền trong thùng quyên góp.

ND3 Khi đồng nghiệp và bạn bè của bạn tham gia vào các hoạt động từ thiện, nếu bạn không tham gia, bạn nghĩ rằng bạn có thể được coi là một người lạnh lùng

Khi đồng nghiệp và bạn bè của bạn tham gia vào các hoạt động từ thiện, nếu bạn không tham gia, bạn nghĩ rằng bạn có thể được coi là một người lạnh lùng

ND4 Là một người nổi tiếng trong xã hội hoặc là một đại sứ từ thiện, nên bạn cảm thấy mình phải tham gia hoạt động từ thiện.

Là một người nổi tiếng trong xã hội hoặc là một đại sứ từ thiện, nên bạn cảm thấy mình phải tham gia hoạt động từ thiện.

2.3. Nghiên cứu định lượng (nghiên cứu chính thức)

Sau khi các thang đo đã được hiệu chỉnh từ việc thực hiện nghiên cứu sơ bộ thì nghiên cứu sẽ chính thức được thực hiện theo phương pháp nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định lượng này khảo sát người dân ở thành phố Hồ Chí Minh thông qua phiếu điều tra về xác định tính logic, tương quan của các nhân tố với nhau. Mục tiêu nhằm kiểm định lại các thang đo trong mô hình nghiên cứu, và từ đó đưa ra kết quả cụ thể về đề tài nghiên cứu.

Quy trình khảo sát Bước 1: Thiết kế phiếu khảo sát

Bước 2: Xác định số lượng mẫu cần thiết và thang đo cho việc khảo sát Bước 3: Xây dựng phương thức chọn mẫu khảo sát

Bước 4: Khảo sát thử và hoàn thiện phiếu khảo sát Bước 5: Khảo sát thực tế

Bước 6: Xử lý dữ liệu thông qua việc sử dụng phần mềm.

Tổng thể mẫu

Khung chọn mẫu của đề tài là người dân TP Hồ Chí Minh, từ độ tuổi 18 - 60. Chúng tôi đặt ra một số yêu cầu dành cho đối tượng được khảo sát nhằm đảm bảo các đối tượng trả lời bằng câu hỏi một cách chính xác là: họ có sự quan tâm đến các yếu tố tác động đến ý định làm từ thiện không và có sẵn sàng hợp tác khi phỏng vấn.

Kỹ thuật lấy mẫu

Dữ liệu được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp với công cụ là các mẫu câu hỏi định lượng. Việc lấy mẫu được thực hiện theo phương pháp thuận tiện. Phương pháp chọn mẫu thuận tiện là phương pháp chọn mẫu phi xác suất trong đó nhà nghiên cứu tiếp cận với phần tử mẫu bằng phương pháp thuận tiện. Ưu điểm của phương pháp này là

dễ tiếp cận đối tượng nghiên cứu và thường sử dụng khi bị giới hạn về chi phí và thời gian.

Cỡ mẫu

Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) đã phân tích rằng nhân tố khám phá (EFA) cần ít nhất 5 mẫu và 1 biến quan sát. Trong nghiên cứu này có 30 biến quan sát, vậy cỡ mẫu cần thiết cho phân tích nhân tố khám phá ít nhất là n>=150 (30x5).

Trường hợp sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA), theo Hair (được trích dẫn bởi Marko, 2019) cho rằng kích thước mẫu tối thiểu là 50, tốt hơn hết là 100 và tỉ lệ số quan sát/biến đo lường 5/1, nghĩa là cứ mỗi biến cần tối thiểu 1 quan sát.

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi quy bội. Vì thế nếu tính theo quy tắc 5 mẫu/biến quan sát thì cỡ mẫu tối thiểu là 300. Về nguyên tắc kích thước mẫu càng lớn càng tốt, đồng thời đối tượng khảo sát là nhân viên văn phòng nên việc thu thập dữ liệu khá dễ dàng.

Thu thập dữ liệu

Nhóm tiến hành nghiên cứu định lượng thông qua thu thập số liệu kết hợp với nghiên cứu định tính thông qua phỏng vấn, khảo sát và quan sát nhằm đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất công việc.

* Cách tiếp cận dữ liệu

- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

- Số liệu sơ cấp: phương pháp phỏng vấn sâu và khảo sát * Nguồn dữ liệu

Dữ liệu thứ cấp: thu thập thông tin từ các bài nghiên cứu về các yếu tố tác động đến ý định từ thiện đã được thực hiện trước đó. Nguồn dữ liệu thứ cấp này được sử dụng:

- Xây dựng luận cứ lý thuyết cho nghiên cứu

- Xác định các yếu tố tác động đến ý định làm từ thiện

Dữ liệu sơ cấp: thu thập số liệu sơ cấp nhằm xác định trọng số của các yếu tố tác động đến hiệu suất công việc. Số liệu này là số liệu phỏng vấn những người dân thành phố Hồ Chí Minh mà họ là những người có sự quan tâm về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định làm từ thiện nên sẵn sàng hợp tác khi được phỏng vấn. Các số liệu này được đo lường của các yếu tố ảnh hưởng đến ý định làm từ thiện của người dân thành phố Hồ Chí Minh .

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

Vũ Hồng Phong, Hoàng Anh Dũng, Lê Quang Bình, Phạm Thanh Trà, 2015. Nhận thức của người dân về hoạt động từ thiện và khả năng gây quỹ của các tổ chức phi chính phủ.

Viện nghiên cứu xã hội kinh tế và môi trường.

Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS.

Tiếng Anh

Jennifer C. Y. Ng, Kin Keung Lai, Yanhui Chen, 2011. Individual’s Charity Intention in Hong Kong: An Empirical Study on Charitable Behavior. 2011 Fourth International Joint Conference on Computational Sciences and Optimization, 436-440.

Konrath S., Handy F., 2017. Running head: motived: Motives to donate. The Development and Validation of the Motives to Donate Scale, Nonprofit and Voluntary Sector Quarterly. 2-26.

Linder S., 2011. Charitable Intent: A Moral or Social Construct? A Revised Theory of Planned Behavior Model. Curr Psychol (2011), 30, 355–374.

Madiha and Mostafa, 2015. Predictors of Egyptian University Students’ Charitable Intentions: Application of the Theory of Planned Behavior. International Journal of Business and Social Science Vol, 6, No. 8, 204-215.

Mittelman and Rojas-Méndez, 2018. Why Canadians give to charity: an extended theory of planned behavior model. International Journal of Publicity and Nonprofit Marketing.

Muhammad K., Syamsulang S., Azizah H., 2015. Charity donation: intentions and behavior. Marketing Intelligence & Planning, 90-102.

Noor A. H. B. M., Nurul A. M. I., Hamidah M. I., Hasan B. B., Arifin B. M. S., Abdul R.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN CUỐI KỲ Đề tài CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH LÀM TỪ THIỆN CỦA NGƯỜI DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 41 - 64)